Bình Dương: HT.Thích Lệ Trang thuyết giảng về “Nghi lễ thiền môn” tại hạ trường Tổ đình Hội Khánh

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 05/7/2024 (nhằm ngày 30/5 năm Giáp Thìn), Hòa thượng Thích Lệ Trang - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã có thời thuyết giảng về "Nghi lễ thiền môn" đến chư hành giả an cư tại hạ trường Tổ đình Hội Khánh – Trung tâm Văn hóa tượng Phật Niết-bàn (P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). 

Quang lâm buổi thuyết giảng có sự hiện diện của: HT. Thích Nhuận Kiên, HT. Thích Chí Thiện; HT. Thích Thường Quang - đồng Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương; Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Pháp chế Trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Bình Dương, Trưởng ban Tổ chức Khóa Bồi dưỡng Trụ trì; HT. Thích Thiện Duyên – Ủy viên HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh; TT. Thích Chơn Phát - Uỷ viên HĐTS, Phó BTS kiêm Trưởng ban Giáo dục Phật giáo tỉnh; TT. Thích Minh Vũ – Phó BTS, Trưởng ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh; TT. Thích Minh Lực – Phó ban Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN tỉnh; ĐĐ. Thích Thiện Hưng - Phó ban Trị sự, Trưởng ban Thông tin Truyền thông PG tỉnh; Ni trưởng Thích nữ Pháp Như – Phó ban Trị sự, Trưởng Phân ban Ni giới GHPGVN tỉnh; Ni sư Thích nữ Từ Thảo – Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Phân ban kiêm Trưởng ban Pháp chế Phân ban Ni giới TƯ, Phó BTS kiêm Trưởng ban Kinh tế Tài chánh GHPGVN tỉnh; TT. Thích Huệ Tín – Chánh Thư ký Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; ĐĐ. Thích Huệ Nghiêm – Phó Thư ký kiêm Phó Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; cùng chư Tôn đức Tăng Ni Thường trực BTS, các ban chuyên trách, chư Tôn đức Tăng Ni 09 huyện, thị, thành phố, chư Tăng Ni trụ trì 210 cơ sở tự viện và 04 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Dương đồng trở về tham dự. Về phía các cấp lãnh đạo chính quyền  có sự tham dự của: Ông Trần Đức Thịnh - Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương. 

Tại hội trường, Hòa thượng đã chia sẻ khái niệm về tầm quan trọng, nội hàm của Nghi lễ Phật giáo trong đời sống thiền môn.

Chuyên đề buổi thuyết giảng, Hòa thượng chia sẻ về nghi lễ là thể hiện đạo đức của dân tộc, lịch sử nước Việt hơn bốn ngàn năm văn hiến, đều nêu rõ tầm quan trong trong nghi lễ, đặc biệt là nghi lễ Phật giáo, cần phát huy, duy trì những tinh hoa của nghi lễ mà ông cha ta gầy dựng. Trong đó quan trọng chính của một vị tu sĩ, cần am hiểu về lễ nghĩa và lễ bái, nhận diện được pháp phục khi dùng nơi đâu, chỗ nào, pháp khí phục vụ cho sự kiện gì, điểm chuông chỗ nào, thức chuông khi nào, chuông trống Bát Nhã đánh thế nào cần phải học, đó là lễ nghĩa. Lễ bái thế nào, chỗ nào quỳ, chỗ nào ngồi, những oai nghi và chấp tay ra sao từ các lễ lớn. Cho nên vị Trụ trì cần có những kỹ năng trong vấn đề nghi lễ. 

Hòa thượng chia sẻ, một là nghi lễ truyền thống, hai là nghi lễ đại chúng. Nghi lễ Phật giáo bao hàm cả uy nghi, phép tắc, hành vi, thái độ, tín ngưỡng, văn hóa..., nó là phương tiện trợ duyên hữu hiệu cho hành giả tu tập và hoằng pháp lợi sinh. Học nghi lễ không chỉ học về cách tán tụng, lễ bái…, mà còn học về uy nghi, phép tắc, quy củ của Thiền gia.

Hòa thượng Thích Lệ Trang - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM thuyết giảng về "Nghi lễ thiền môn" 

Đạo Phật chủ yếu nhấn mạnh tới giá trị tu tập, giác ngộ và giải thoát, nghi lễ là phương tiện trợ duyên cho việc tu tập và hoằng pháp lợi sinh. Tuy là phương tiện nhưng đây là “phương tiện quan trọng”, nếu chúng ta biết ứng dụng nghi lễ phù hợp. Nghi lễ Phật giáo được thể hiện qua hai phần “nội tại” và “ngọa tại”. Phần “nội tại”, chủ yếu nhấn mạnh đến sự tu tập, giữ gìn uy nghi, phép tắc, quy củ Thiền gia…; phần “ngoại tại”, là các hình thức, nghi thức lễ bái, tụng niệm hoặc ứng phó đàn tràng… Nếu hai phần “nội tại” và “ngoại tại” được kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn, uyển chuyển, chắc chắn nghi lễ sẽ trở thành phương tiện hữu hiệu, quan trọng trong công tác hoằng pháp lợi sinh, tạo cơ duyên tốt để thu hút quần chúng đến với đạo. Như lời trong kinh Kim Cương: “Tất cả các pháp, đều là Phật pháp”, (Nhất thiết pháp, giai thị Phật pháp).

Bài giảng về Nghi lễ Phật giáo được Hòa thượng thuyết giảng làm cho hội chúng nắm rõ hơn những căn bản và những việc cần thực hiện nghi lễ trong Phật giáo.

Tiếp nối chương trình, Hòa thượng Thích Minh Thông - Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM đã có thời thuyết giảng đến hành giả nhân mùa An cư Kiết hạ PL.2568 - DL.2024 cũng như khóa Bồi dưỡng Hành chánh Trụ trì. 

Hòa thượng đã khái quát về tầm quan trọng của Giới luật do Phật chế định và những tiếp biến qua các nền văn hóa. Hòa thượng luôn đi sâu vào nội dung, phân tích cặn kẽ các quy tắc giới luật; đồng thời nêu ra những ví dụ thực tế để giúp các hành giả dễ dàng hiểu và áp dụng. Nói đến giới luật là nói đến hệ thống các quy định về chuẩn mực trong đời sống phạm hạnh, quy tắc ứng xử, cũng như các hoạt động mang tính nội bộ, đặc thù của Tăng sĩ Phật giáo nói riêng và Tăng đoàn nói chung. Giới luật ấy chia làm hai phần, gồm giới và luật. Hai phần này có quan hệ khắng khít, mật thiết với nhau trong quá trình hành và trì giới luật của các vị thọ Đại giới: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni.

Cho nên bổn phận hôm nay của chúng ta cũng như các vị Giới Sư, cũng vì mục đích duy nhất là đem Giáo Pháp của Phật truyền lại cho những người kế thừa mình để cho Chánh Pháp của Phật mãi mãi lưu truyền ở thế gian. Ý thức được giá trị lớn lao của Chánh pháp đối với cuộc đời ngũ trượt ác thế, nên từ các vị Thánh đệ tử, cho đến chư vị Tổ sư qua nhiều thế hệ… đều tìm cách để bảo tồn, duy trì và xiển dương Chánh pháp. Các sự kiện kết tập kinh điển diễn ra trong lịch sử Phật giáo cũng không ngoài mục đích gạn lọc tà giáo, những hiểu biết sai lầm, những hành trì lệch lạc, đồng thời bảo tồn giá trị nguyên bản của lời Phật dạy.

HT. Thích Minh Thông - Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM nhấn mạnh: “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật diệt thì Phật pháp diệt ".

Hòa thượng nhấn mạnh: “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật diệt thì Phật pháp diệt.” Lời tuyên bố này không chủ đích thể hiện sự khinh trọng giữa kinh và luật, mà nhấn mạnh đến sự hành trì. Khi nào người đệ tử Phật còn ứng dụng hành trì theo lời Phật dạy thì Phật pháp còn tồn tại. Tinh thần này thật rõ ràng và xuyên suốt trong mọi truyền thống Phật giáo.

Theo Hòa thượng, Giới luật là nền tảng đạo đức cho người tu hành, giúp họ sống thanh tịnh, xa lìa mọi điều ác, hướng đến giác ngộ giải thoát. Nhờ những lời giảng dạy ân cần và đầy trí tuệ của Hòa thượng, mà các hành giả đã có được sự hiểu biết sâu sắc về giới luật Phật giáo, khơi dậy lòng nhiệt huyết và tinh thần tu tập, đồng thời được củng cố niềm tin vào con đường tu tập hướng đến sự giác ngộ và giải thoát, từ đó có thể thực hành tốt hơn trong đời sống tu hành trong mùa An cư kiết hạ PL.2568 - DL.2024.

HT. Thích Huệ Thông – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Pháp chế Trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Bình Dương, Trưởng ban Tổ chức Khóa Bồi dưỡng Trụ trì báo cáo về số lượng hành giả ACKH cũng như những sinh hoạt, Phật sự tạo tỉnh nhà

Ban TT-TT PG Bình Dương

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Khởi công xây dựng 3 nhà tình thương cho hộ nghèo xã Tam Giang

Sáng nay, ngày 26/12/2024, tại xã Tam Giang huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau, ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh phối hợp cùng sở Tư pháp tổ chức khởi công xây dựng 3 căn nhà tình thương, trị giá gần 200 triệu cho hộ nghèo.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online