08/10/2019 07:10

BR-VT: Ngày tu thứ 6 khóa tu truyền thống Khất sĩ 29; HT.Giác Pháp – Con đường tiến hóa của chúng sinh theo quan điểm của Tổ sư Minh Đăng Quang

PSO - Ngày 7/10/2019 (nhằm ngày 9/9 năm Kỷ Hợi), HT. Giác Pháp – Ủy viên HĐTS GHPGVN, Giáo phẩm kiêm Chánh Thư ký Hệ phái, Phó ban Tổ chức Khóa tu truyền thống lần thứ 29 đã có bài pháp với chủ đề “Con đường tiến hóa của chúng sinh theo quan điểm của Tổ sư Minh Đăng Quang” đến các hành giả của Khóa tu.

Theo Hòa thượng, đức Tổ sư Minh Đăng Quang sau khi thành đạo, Ngài không nghĩ sẽ lập ra một giáo hội hay một tông phái khác biệt so với các đạo thời bấy giờ để làm Tổ sư. Ngài chỉ mong muốn giúp cho những người có duyên với Phật tại Việt Nam thực hành đúng với con đường “Nối truyền Thích ca chánh pháp” – nghĩa là hồi xưa đức Phật làm sao thì chư Tăng bây giờ thực hành và tu học như vậy.

Tuy nhiên, Hòa thượng cũng cho rằng, Tổ sư tuy đặt ra như vậy nhưng Ngài cũng có những uyển chuyển để cho phù hợp với căn cơ của con người Việt, những ai có duyên với đạo Phật để dễ đưa họ vào con đường tu học, tìm cầu sự giải thoát một cách đúng đắn. Từ đó Hòa thượng cho rằng Tổ sư đi ra lập đạo có kế hoạch rõ ràng, không phải ngẫu nhiên, tự phát, không phải do hoàn cảnh.

Để lý giải cho nhận định của mình, Hòa thượng cho rằng: Tổ sư để lại bộ Chơn lý, bài đầu tiên của bộ này là Chơn lý Võ Trụ Quan. Ai cũng nghĩ bài này Tổ thuyết đầu tiên nên để là bài số 1 trong bộ Chơn lý, nhưng ít có người suy nghĩ sâu vì sao như vậy. Chúng ta phải biết rằng, hoàn cảnh khi Tổ sư còn hiện tiền không giống như bây giờ, không có nhà đàng hoàng, không có điện, không có âm thanh… chỉ có cái lán, nhà tạm hay ngồi ở dưới gốc cây mà giảng cho Phật tử nghe giáo lý. Bên cạnh đó, đối tượng nghe pháp không phải là người dân thành thị mà lúc đó là những người dân ở vùng quê. Họ là những nông dân, buôn bán, làm mướn… nhiều người không biết chữ. Qua đó cho thấy hoàn cảnh khi Tổ sư mới đi ra hoằng pháp không có điều kiện tốt như bây giờ, người nghe thì không có trình độ, nhưng vì sao Tổ sư lại đem vấn đề cao siêu như vậy để giảng?…

Khi lật bộ Chơn lý ra chúng ta thấy có nhiều bài dễ hiểu hơn, nhưng vì sao Tổ lại không giảng trước? Đây là câu hỏi sẽ khiến nhiều người thắc mắc… Để lý giải điều này theo Hòa thượng, ấy là vì Tổ sư Minh Đăng Quang đã có một kế hoạch cụ thể khi ra truyền đạo. Tổ sư đã vạch ra một con đường, con đường này dành cho những người có duyên, những người có căn với nhà Phật để có thể đạt đến quả Phật, thành Phật, như Phật, chứ không phải chỉ để cho người theo học làm phước, để được lên cõi thiên. Chính vì thế, Tổ sư phải nói vấn đề đầu tiên là khởi thủy của chúng sinh. Căn nguyên của chúng sinh đến từ đâu và sẽ đi về đâu.

Trình bày về khởi thủy của chúng sinh, Tổ sư đã chỉ ra bước tiến hóa của chúng sinh từ tứ đại (đất nước gió lửa), lên cỏ cây, qua thú, thành người, rồi tiến tới trời, Phật. Phật chính là đích đến cuối cùng mà mỗi người cần phải hướng tới. Cách bố trí các bài giảng trong Bộ Chơn lý của Tổ sư kế sau bài Chơn Lý Võ Trụ Quan cũng trình bày nhất quán theo trình tự như vậy.

Vì thế, chúng ta thấy Võ Trụ Quan chỉ là đề tài Tổ mượn nhằm làm chổ xuất phát điểm để chỉ dạy quan điểm tiến hóa của loài người, từ đó bác bỏ thuyết thượng đế sinh ra loài người mà các ngoại đạo đang rao giảng thời bấy giờ. Qua đó, Tổ khẳng định con người không phải do một vị nào đó sinh ra, mà do sự tiến hóa từ tứ đại lên cây cỏ, thú, người, rồi mới tiến hơn lên thành trời, Phật.

Theo Hòa thượng, đứng ở vị trí một nhà nghiên cứu thì từ trước tới nay chưa có ai nghiên cứu và khẳng định được xuất phát điểm của con người sinh ra từ đâu. Còn Tổ sư khi giảng cho các Phật tử ít trình độ thì đã nói về không gian vũ trụ mênh mông cùng các hành tinh, ngài đã ví dụ các hành tinh đó như những hạt lựu trong quả lựu để cho họ dễ hiểu. “VÕ TRỤ là cái thể rộng lớn, tối đen, tự nhiên vắng lặng, đứng vững mãi mãi; tựa như vỏ trái lựu cực to, trong ấy có những quả địa cầu lơ lửng như hột lựu nhỏ.” (Chơn lý Võ Trụ Quan)

Ngày nay, các nhà khoa học với các công trình nghiên cứu họ đã thấy được Võ trụ với thái dương hệ, cùng những hành tinh trong đó. Vì thế con người ngày nay trình độ ngày càng cao nên nhắc vê thái dương hệ ai cũng biết. Nhưng thời của Tổ sư phải dùng những ví dụ đơn giản như vậy để cho người nghe dễ hiểu. Qua đó, Tổ mong muốn chúng sinh hiểu được quá trình tiến hóa của con người từ đâu.

Ngoài ra, bản thân nhiều người không học giáo lý nhà Phật thì cho rằng, trên con người chỉ có chư thiên là hết, nhưng Tổ sư đã chỉ ra con người tiến lên trời chỉ là bước đệm để tiến tới thành Phật. Đây là điểm đến cuối cùng của mỗi chúng sinh trong quá trình tiến hóa. Qua đó, Tổ chỉ ra bản thân con người với vạn vật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng ta sinh ra trước, tiến hóa thành người trước, còn những loài thú sinh ra sau. Vì thế Tổ khẳng định con người và vạn vật có mối quan hệ liên kết, chứ không thể sống tách rời được.

“Võ trụ ví như bà mẹ, chúng ta những kẻ sống chung, chúng sanh tất cả con chung của võ trụ. Ta được thân người, có được thức trí, đối với muôn loại, như kẻ đàn anh, sanh trước đi trên, nếu ỷ mạnh hiếp yếu, làm sao cho phải lẻ? Vì cái tham sống cho ta, mà muôn loài chết thảm, nghĩ lại thật là bất nhơn, vô nhơn, phi nhơn. Ai sanh trước hiền hơn, sáng hơn, trẻ em sanh sau dữ hơn, ngu hơn: Ta lẽ nào lấy cái hung, cái gian mà làm lớn?” (Chơn lý Võ Trụ Quan). Qua đoàn Chơn lý này, Tổ mong muốn gián tiếp con người đừng có sát sanh những loài sanh mạng khác.

Từ đó, Hòa thượng cho rằng Tổ sư chỉ ra khi đã làm con người thì phải tiến hóa hơn nữa chứ không phải tới đây rồi dừng, không phải con người là tối thượng, là hết. Mà con người chỉ là nấc thang giữa, để lên đến trời, Phật. Người giác ngộ chân lý này thì mới biết đường đí, chúng sanh tiến hóa từ thấp đến cao, từ ác đến thiện. Người giác ngộ được thì Tổ mới gọi là người giác ngộ chơn lý, mới biết đường đi, đi đến cảnh giới cao siêu tốt đẹp.

Theo Hòa thượng, đây chính là lộ trình tất yếu mà Tổ sư đã chỉ dạy cho mỗi chúng sinh, ai cũng phải trải qua điều này, chỉ trừ những người cố chấp, không chịu hiểu để rồi cứ luẩn quẩn trong lục đạo (cõi trời, cõi người, cõi Atula, cõi súc sinh, cõi quỷ đói, cõi địa ngục) không thể thoát ra.

Các bài Chơn lý kế tiếp như Ngũ Uẩn, Lục Căn… theo Hòa thượng cũng được Tổ sư trình bày theo một lộ trình như vậy. Hòa thượng đã chỉ ra trong Chơn lý Ngũ Uẩn, Tổ đã cũng trình bày: 5 uẩn đó là tổng thể trong một con người theo giáo lý nhà Phật, nhưng trong Chơn lý Tổ gọi đó là 5 pháp hình thành nên vũ trụ. Từ đó Tổ sư Minh Đăng Quang đã dẫn ra quá trình phát triển của chúng sinh từ thấp đến cao, chỉ rõ con đường tiến hóa của chúng sinh, từ tứ đại, ngũ uẩn lên trời, Phật. Qua đó Hòa thượng khẳng định, Tổ sư cho rằng con người phải theo tiến trình như vậy, làm người rồi thì phải tiến lên thành trời, Phật.

Sau đó Hòa thượng phân tích tiếp Chơn lý Lục Căn, với sự phân chia cũng theo các yếu tố như vậy. Ví dụ: Tổ chỉ ra trong Chơn lý này có thể lập thành 1 bảng có 4 cột, gồm: loại, trần, thức, căn. Trong đó cột loại gồm: nước, đất, gió, lửa, cỏ cây, thú, trời và cuối cùng là Phật; Còn trong cột trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, huệ, chơn; Qua cột thức: thấy, nghe, ngửi, nếm, rờ, tưởng, hiểu, biết. Và cuối cùng cột căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, trí, tánh. Mỗi cột đều có 8 yếu tố, qua đó cho thấy Tổ sư đã trình bày trong bài giảng theo một tiến trình ngay từ khi bắt đầu giảng từ bài đầu tiên. Không chỉ có các bài đầu, mà ngày bài Chơn lý Bát chánh đạo, Tổ sư cũng trình bày theo trình tự như vậy.

Để giải thích điều này, Hòa thượng lấy ví dụ một hồ sen, dưới đáy hồ là sình đất, đó có thể xem là những cá nhân, gia đình: vì chấp cái ta nên chỉ đứng yên 1 chỗ, lên trên là nước tượng trưng cho trời: được xem là lớp người cao hơn vì họ dám hy sinh cá nhân, gia đình… để lo cho thiên hạ. Còn những sình đất (cá nhân, gia đình) thì chỉ muốn nằm yên, không muốn vì ai cả, còn nước có thể luân lưu – đó là những người có tâm biết hy sinh, phụng sự. Vì thế Tổ sư gọi họ là trời.

Muốn làm Phật thì phải làm trời, có nghĩa người đó phải biết lo cho chúng sinh, cho cộng đồng. Vì thế hòa thượng cho rằng ở bên ngoài nhiều cư sĩ đi làm từ thiện, giúp ích cho cộng đồng. Đây chính là những người trên con người là như thế. Trong cuộc sống mỗi người phải có tâm rộng ra, biết hy sinh bản thân, gia đình đó là đã vượt lên trên cõi người.

Về phía những người phát nguyện xuất gia, Tổ sư cũng chỉ dạy phải làm trời trước, phải hy sinh những tập quán, những thói quen bên ngoài… thì mới có thể làm Phật được. Theo Hòa thượng, Tổ sư dạy muốn làm Phật thì phải qua giai đoạn thứ hai, đó là sau khi làm trời rồi thì làm Khất sĩ. Trong chơn Lý Khất Sĩ, Tổ sư có chỉ ra, Khất sĩ có 3 hạng: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát.

Ở đây, Hòa thượng cho rằng không bàn đến 2 dạng khất sĩ phía sau, vì họ đã là các bậc thánh. Còn ở phía Khất sĩ Thanh Văn, Hòa thượng cho biết: Tổ sư cũng đã đặt ra 1 tiêu chuẩn nếu không làm được thì không phải là khất sĩ, chứ không phải cứ cạo đầu, mặc y áo, đi khất thực là khất sĩ. Theo đó, một Khất sĩ Thanh Văn: là người đi xin bằng tâm, hy sinh xác thân vật chất, xã hội, gia đình, thanh bần đơn giản chỉ để mục đích tu học, vì chúng sinh mà tế độ, không nghi não, không nghi mộ cùng kiếng, không tham dục, không tham sắc, không tham vô sắc, không sân hận, không tự cao, không vô minh…

Bằng những ví dụ đơn giản và thiết thưc Hòa thượng đã cho hội chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của một vị Khất sĩ Thanh Văn cần phải có để tiến lên trên con đường đạo. Ở đây vị khất sĩ không còn như cõi trời là phụng sự xã hội, người khất sĩ là bỏ luôn xã hội chỉ chuyên lo tu học. VD: việc làm từ thiện thì các Phật tử cư gia họ làm tốt hơn là người xuất gia. Và muốn làm một vị khất sĩ thì phải không tham dục, không tham sắc, không tham vô sắc, không sân hận, không tự cao, không vô minh…Qua đó, Hòa thượng khẳng định làm một người khất sĩ không đơn giản nếu không nỗ lực tu học.

Qua bài giảng, Hòa thượng cho thấy quan điểm tiến hóa của Tổ sư Minh Đăng Quang được chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu từ tứ đại (đất, nước, gió, lửa), rồi lên cỏ cây, thú, người. Qua giai đoan 2 từ người mà tiến lên trời, Phật. Ở giai đoạn 2 này theo Hòa thượng Giác Pháp, ở đây Tổ sư cho rằng giai đoạn này do con người quyết định. Muốn thoát khỏi khổ đau thì phải tu học tiến lên, còn không cứ mãi loanh quanh trong lục đạo khổ đau hoài. Vì thế từ con người, phải tu lên thành trời, rồi thành Phật.

Muốn làm Phật thì phải chuyển từ phàm phu thành Phật, những phiền não phải chuyển hết, phải thấy con người này không thật, thấy 5 uẩn bên trong và 5 uẩn bên ngoài không thật. Từ đó phá được tam giới ra khỏi 3 cõi. Con đường này đức Phật đã đi, Tổ sư đã đi và chúng ta đang đi. Đặc biệt, Hòa thượng nhấn mạnh không làm tăng thì không thể thành Phật.

Khoảng thời gian cuối của buổi chìa sẻ giáo lý, Hòa thượng đã cùng với các hành giả chia sẻ về các vấn đề được giảng giải cả ngày tu học hôm nay. Cuối buổi giảng, Hòa thượng mong muốn các hành giả cố gắng nỗ lực tu học, thấy được giá trị của một vị Khất sĩ và phải mở rộng tâm của mình ra để tiến hóa trên con đường cầu đạo chánh giác.

Khóa tu sẽ bế mạc vào ngày 9/10/2019 (Nhằm ngày 11 tháng 09 năm Kỷ Hợi), Buổi sáng 7h Tăng đoàn sẽ khất thực hóa duyên, ngoài phố sau đó bế mạc hoàn mãn khóa tu.

 

Giác Minh Chương (trích theo bài giảng) Ban Văn hóa – TTTT Hệ phái Khất sĩ

                                The post BR-VT: Ngày tu thứ 6 khóa tu truyền thống Khất sĩ 29; HT.Giác Pháp – Con đường tiến hóa của chúng sinh theo quan điểm của Tổ sư Minh Đăng Quang appeared first on Phật Sự Online Miền Tây.
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online