Đà Nẵng: Khai mạc Khoá bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm do Ban Giáo dục Phật giáo TƯ tổ chức

Nghe đọc bài:

 

PSO - Có thể nói, trong 13 Ban ngành viện TƯ của GHPGVN, Ban Giáo dục Phật giáo là một trong những Ban quan trọng nhất. Bởi Ban Giáo dục Phật giáo nhận lãnh trách nhiệm cao cả là đào tạo giáo dục Tăng tài xây dựng và phát triển GHPGVN. Bởi lẽ đó, vào sáng ngày 15/04/2023 (nhằm ngày 07/03 năm Giáp Thìn), Ban Giáo dục Phật giáo TƯ đã long trọng tổ chức lễ khai mạc Khoá bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm cho Giáo thọ, Giảng viên các Trường Phật học trên toàn quốc tại Sandy Beach Resort (21 Hoàng Sa, phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Tp.Đà Nẵng).

Quang cảnh khóa bồi dưỡng

Quang lâm chứng minh và tham dự có: Trưởng lão HT. Thích Huệ Thường, Trưởng lão HT. Thích Trí Viên đồng Thành viên HĐCM GHPGVN; HT. Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban HDPT TƯ; HT. Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo (GDPG) TƯ; HT. Thích Thanh Đạt, TT. Thích Phước Đạt, đồng Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực ban GDPG TƯ; TT. Thích Phước Nghiêm, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Chánh Văn phòng 2 TƯGH; HT. Thích Từ Nghiêm, Ủy viên HĐTS, Trưởng ban BTS GHPGVN TP. Đà Nẵng; TT. Thích Quảng Tiến, Ủy viên HĐTS, Phó Chánh Văn phòng 2 TƯGH; TT. Thích Thông Đạo, Ủy viên HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực BTS Phật giáo TP. Đà Nẵng; NT. Thích Nữ Diệu Cảnh, Trưởng PBNG Phật giáo TP. Đà Nẵng; chư Tôn đức Thường trực ban GDPG TƯ, Thường trực BTS Phật giáo TP. Đà Nẵng, chư Tôn đức Giáo thọ, Giảng viên cùng 350 học viên các tỉnh thành và đông đảo Phật tử đồng tham dự.

Về phía chính quyền có: Ông Nguyễn Cao Cường, Trưởng ban Tôn giáo TP. Đà Nẵng; ông Tán Kim Thủy, Phó trưởng phòng An ninh Nội địa Công an TP; ông Tạ Tự Bình, Phó Chủ tịch UBND Q. Ngũ Hành Sơn; ông Vũ Đình Quân, Phó Tổng Giám đốc Công ty Bến Thành, Chủ tịch HĐQT công ty Bến Thành - Non Nước; ông Nguyễn Ngọc Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Bến Thành - Non Nước, đại diện lãnh đạo các ban ngành Thành phố và địa phương sở tại cùng tham dự. 

Hòa thượng Thích Thanh Quyết phát biểu khai mạc 

Phát biểu khai mạc tại khoá bồi dưỡng, HT. Thích Thanh Quyết đã trích lời Trưởng lão HT. Thích Minh Châu từng nói “Sự nghiệp giáo dục chỉ có thể thành công chừng nào sự nghiệp ấy trở thành ý thức và trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Thiếu mất ý thức và trách nhiệm này, chúng ta không thể nói đến giáo dục hay xây dựng một môi trường tốt đẹp cho con người”. Vì vậy, để làm một thầy giáo tốt, mỗi người cần phải nghiêm túc thực hiện những gì chúng ta muốn dạy người khác như Đức Phật đã làm. Giáo dục Phật giáo không chỉ chú trọng việc nói hay, giảng giỏi mà quan trọng là phần thực hành (tri hành hợp nhất). Tuy nhiên, muốn sống đúng, thực hành đúng chúng ta cần phải có sự hiểu biết đúng (chánh kiến), tư duy đúng (chánh tư duy). Vì vậy, Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương mong mỏi quý vị giáo thọ, giáo viên của các trường Trung Cấp, Cao đẳng Phật học trong cả nước sẽ nỗ lực hết mình, tinh tấn học tập và trau dồi đức hạnh trong suốt cuộc đời và sự nghiệp giảng dạy. Những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và đạo tình được gặt hái được trong khóa bồi dưỡng lần này sẽ là hành trang quý giá cho sự nghiệp trồng người. "Một người thầy giáo tốt như một ngọn nến, ngọn nến cháy để soi đường cho người khác". Rất mong mỗi giáo thọ sư, mỗi giáo viên Phật học sẽ là ngọn đuốc soi sáng cho cuộc đời mình và tha nhân. 

Hòa thượng Thích Từ Nghiêm phát biểu chào mừng

Phát biểu chào mừng, HT. Thích Từ Nghiêm bày tỏ niềm hoan hỷ khi được Ban tổ chức chọn Thành phố Đà Nẵng làm nơi đăng cai tổ chức khóa bồi dưỡng, đây là niềm vinh dự cho thường trực BTS TP. Đà Nẵng, Hòa thượng thay mặt BTS phát nguyện hỗ trợ hết mình để khóa bồi dưỡng được thành công tốt đẹp.

Thượng tọa Thích Viên Trí báo cáo công tác tổ chức khóa bồi dưỡng

Theo báo cáo công tác tổ chức của Thượng tọa Thích Viên Trí trình bày tại lễ khai mạc, Khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm sẽ diễn ra trong 7 ngày (từ 15-21/4/2024) tại Sandy Beach Resort (21 Trường Sa, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) với sự tham gia của 350 học viên là Giáo thọ, Giảng viên của 34 trường TCPH trên toàn quốc. 

Khóa bồi dưỡng gồm 4 phần; Phần 1 liên quan đến giáo dục Phật giáo gồm 3 chuyên đề; phần 2 liên quan đến nghiệp vụ sư phạm gồm 6 môn học mỗi môn 8 tiết; phần 3 tọa đàm, chuyên đề về an ninh mạng và an ninh tôn giáo; phần 4 hoạt động thuyết giảng, khóa lễ cầu nguyện và thắp đèn tuệ giác.

Ông Nguyễn Cao Cường phát biểu

Đại diện cho chính quyền các cấp phát biểu chúc mừng, ông Nguyễn Cao Cường hoan hỷ khi được tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Ban GDPG TƯ tổ chức tại Đà Nẵng, ông cho biết giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò vô cùng quan trọng, trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, dân tộc. Cùng chung với nhận thức về vai trò, vị trí của giáo dục, đào tạo, Chư vị tiền bối Phật giáo ngay từ sớm đã rất quan tâm đến Phật sự Giáo dục Tăng Ni, xem đó là yếu tố quan trọng làm nên sự hưng thịnh của Phật giáo, là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của tổ chức Phật giáo, dù ở bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào. Thực tế đã chứng minh, giai đoạn nào Tăng Ni được đào tạo tốt, thực học và thực tu, thì giai đoạn đó Phật giáo hưng thịnh.

Ông nhấn mạnh, tuy nhiên dù cho trường, lớp có quy mô đến đâu, cơ sở vật chất tốt đến đâu và mọi tài liệu, giáo trình dù có đủ đầy, nếu không có người thầy hướng dẫn thì không phát huy hết tác dụng; trong bất kỳ trường, lớp nào thì người thầy là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động giáo dục. 

 

Ông hy vọng thông qua khóa học này các Giáo thọ, Giảng viên của các Trường Trung cấp Phật học trong cả nước sẽ dược bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới, từ đó có sự kế thừa mạng mạch của Phật giáo, lan tỏa tư tưởng nhân văn của Phật giáo, đào tạo được nhiều Tăng Ni, Phật tử tài đức trở thành rường cột cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sống có trách nhiệm chung đối với dân tộc, với sự phát triển.

TT. Thích Phước Nghiêm tuyên đọc Quyết định trao tặng bằng tuyên dương công đức của HĐTS

Nhân dịp này, TT. Thích Phước Nghiêm đã tuyên đọc quyết định trao tặng bằng tuyên dương công đức của HĐTS, và cung thỉnh HT. Thích Khế Chơn trao bằng tuyên dương công đức cho tập thể ban giám hiệu trường TCPH TP. Đà Nẵng và Tập thể Ban GDPG TƯ.

Phát biểu đóng góp ý kiến, HT. Thích Thanh Đạt cho biết “việc tổ chức khóa bồi dưỡng đông đảo như thế này nhằm để chia sẻ những việc chúng ta đang làm, những thành tựu chúng ta có được. Mong rằng Ban giáo dục thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng như thế này để nâng cao việc trau dồi dạy và học. Bên cạnh đó các trường TCPH, cao đẳng cần có kế hoạch cụ thể để phân bổ lượng sinh viên cũng như giáo thọ để ổn định tại các trường học. Đồng thời, cần có chương trình đào tạo, phải có sách giáo khoa, tài liệu cụ thể cho học viên học tập được thông thạo, tập trung thực hiện ứng dụng giáo trình giáo khoa để đồng bộ trong quá trình dạy và học. Về cơ sở vật chất, đề nghị lãnh đạo BTS trợ duyên cho các trường trung cấp có nơi nội trú cho học viên vì ngoài việc học kiến thức chúng ta còn phải hoà nhập theo tinh thần lục hoà cộng trụ như lời đức Phật dạy”.

HT. Thích Khế Chơn trao bằng tuyên dương công đức cho tập thể ban giám hiệu trường TCPH TP. Đà Nẵng và Tập thể Ban GDPG TƯ
HT. Thích Thanh Đạt phát biểu đóng góp ý kiến

Ban đạo từ tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Khế Chơn đã thay mặt chư Tôn đức chứng minh, tán thán Ban giáo dục Phật giáo TW, dưới sự chỉ đạo của chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo GHPGVN, cùng sự giúp đỡ tận tình của chính quyền các cấp và sự trợ duyên của quý Phật tử đã tạo nên khóa tập huấn vô cùng trang nghiêm, thành tựu. 

Hòa thượng Thích Khế Chơn ban đạo từ

Trong lời đạo từ, Hòa thượng đã nhấn mạnh mục đích mà Đức Phật thị hiện nơi đời, đó là nhằm giúp chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến. Chính vì vậy, trọng tâm và trách nhiệm của đạo Phật đó là giáo hóa chúng sinh bỏ mê khai ngộ, bỏ ác làm lành, từ phàm phu trở thành Thánh giả. 

Trong suốt chiều dài lịch sử, kể từ khi có mặt trên đất nước Việt Nam, Phật giáo đã luôn đồng hành cùng dân tộc qua từng giai đoạn thịnh suy, trong đó có thể thấy nền văn hóa Phật giáo có nhiều điểm chung với văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, vì vậy đã có những đóng góp thiết thực cho dân tộc, được lịch sử công nhận. Từ nghìn xưa, văn hóa và giáo dục Phật giáo luôn luôn gắn liền với văn hóa Phật giáo dân tộc, từ các triều Đinh – Lê – Lý - Trần, với những vị Cao Tăng lỗi lạc như Quốc sư Vạn Hạnh, Thiền sư Khuông Việt… đã hiến trọn cuộc đời mình góp sức vào vấn đề giáo dục Phật giáo. 

Trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam từ năm 1932, Hội An Nam Phật Học ra đời; cho đến năm 1935 thì đã thành lập được ba Phật Học Viện từ sơ đẳng, Trung Đẳng cho đến Cao đẳng Phật học và do Đại lão Hòa thượng Thích Phước Huệ - chùa Thập Tháp Bình Định, Pháp sư Mật Khế - chùa Trúc Lâm Huế, Đại sư Trí Độ - Tùng lâm Quán Sứ Hà Nội và cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám tổ chức và giảng huấn. Chính những Phật Học viện này đã đào tạo nên biết bao nhiêu vị cao tăng thạc đức, đống lương của Phật pháp thạch trụ chốn Tùng Lâm, sau này đã trở thành những vị lãnh đạo cao cấp của Giáo hội qua các thời kỳ lịch sử như Cố Đại lão Hòa thượng Thiện Hòa, Cố Đại lão Hòa thượng Thiện Hoa, cố Đại lão Hòa thượng Trí Thủ, Cố Đại lão Hòa thượng Mật Hiển, Cố Đại lão Hòa thượng Trí Tịnh, Cố Đại lão Hòa thượng Mật Nguyện, cố Đại lão Hòa thượng Trí Quang, cố Đại lão Hòa thượng Thiện Siêu, v..v..

Hòa thượng chia sẻ: “Ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đặt vấn đề giáo dục lên hàng đầu, trở nên vô cùng quan trọng. Vì vậy, ngay trong hệ thống tổ chức của Giáo hội từ cấp Trung ương với 13 ban viện, cấp các tỉnh thành với 12 ban ngành thì Ban Tăng sự và Ban giáo dục Phật giáo đã gắn liền với nhau như bóng theo hình. Từ đó, các cơ sở từ sơ cấp, trung cấp cho đến cao cấp sau này trở thành đại học Phật giáo đã được hình thành và phát triển, với những đội ngũ giáo thọ sư phong phú, những giáo án chương trình giảng dạy hết sức xúc tích.

 

Kế thừa truyền thống giáo dục đó, nay Ban giáo dục Phật giáo Trung ương đã để tâm lo lắng về việc đào tạo tăng tài, xây dựng các cơ sở giáo dục, nhất là chú tâm đến việc đào tạo đội ngũ kế thừa với đầy đủ khả năng, nhất là phẩm hạnh đạo đức để hoàn thành sứ mệnh, xứng đáng đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc”.

 

Hòa thượng cũng nhấn mạnh “Thông qua khóa học bồi dưỡng tập huấn sư phạm này, chúng ta càng cố gắng kiện toàn tổ chức, thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục, đặc biệt là tích cực thảo luận biểu quyết các đề tài được chia sẻ trong khóa học. Đồng thời, phát huy những ưu điểm đã đạt được, sửa đổi những khuyết điểm đã vấp phải trong quá khứ để từ đó đúc kết những kinh nghiệm quý báu xây dựng cho truyền thống giáo dục sư phạm có một tính cách quy mô nề nếp và tiến bộ hơn”.

Hòa thượng tin tưởng rằng sự hiện diện đông đảo của toàn thể chư Tôn đức trong khóa tập huấn lần này chính là một minh chứng hùng hồn, chứng minh rằng giáo dục Phật giáo sẽ vươn lên và ngày càng lớn mạnh, xứng tầm với các nền giáo dục quốc tế. 

Thượng tọa Thích Phước Đạt phát biểu cảm tạ

Lời phát biểu cảm tạ của Thượng tọa Thích Phước Đạt đã khép lại buổi lễ khai mạc thành tựu viên mãn. 

Thực hiện: Tường Huy - Được Huỳnh

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online