Đà Nẵng: TS.Nguyễn Thị Nhân Ái chia sẻ chuyên đề - Giao tiếp và ứng xử sư phạm (tiết 2)

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng ngày 20/04/2024 (nhằm ngày 12/03 năm Giáp Thìn), Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhân Ái - Tiến sĩ Tâm lý Đại học sư phạm Hà Nội tiếp tục chia sẻ chuyên đề về Giao tiếp và ứng dụng tại Khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm năm 2024 do Ban GDPG TƯ phối hợp cùng Trường TCPH TP. Đà Nẵng tổ chức tại Sandy Beach Resort (21 Trường Sa, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng).

Trong tiết học thứ 2 này, Tiến sĩ đã ôn lại với đại chúng về những kiến thức cơ bản vừa học của ngày hôm trước. Đồng thời, Tiến sĩ cũng chia sẻ về nguyên tắc giao tiếp sư phạm là hệ thống những quan điểm chỉ đạo, định hướng (thái độ và hành vi ứng xử, lựa chọn biện pháp, phương pháp giao tiếp, nguyên tắc giao tiếp có tính ổn định, nhất quán. Theo Tiến sĩ, có 4 nguyên tắc chính: Đảm bảo tính mô phạm (nêu gương); tôn trọng nhân cách người học; có niềm tin đối với người học và đồng cảm trong giao tiếp.

Tiếp theo, Tiến sĩ giảng viên sơ lược về một vài kỹ năng để gây ấn tượng trong giao tiếp. Ấn tượng giao tiếp là hình ảnh tâm lý tổng thể về các đặc điểm diện mạo, lời nói cử chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ của một cá nhân nào đó.

 

Việc gây ấn tượng ban đầu trong giao tiếp có vai trò rất quan trọng. Là cửa ngõ của quá trình giao tiếp. Ảnh hưởng đến tâm thế của người trong cuộc với đối phương. Tạo mối quan hệ và hiệu quả trong giao tiếp, xây dựng hình ảnh bản thân với đối phương giao tiếp, định hướng cho quá trình giao tiếp,…

Một số biểu hiện của kỹ năng gây ấn tượng ban đầu trong giao tiếp như: Chủ thể biết sử dụng trang phục, ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp; nét mặt, ánh mắt nên vui tươi, niềm nở, khéo léo trong quá trình giao tiếp; khéo léo sử dụng kết hợp ngôn ngữ, cử chỉ và điệu bộ; thể hiện thái độ bình tĩnh, tự tin. Bên cạnh đó cũng cần cố gắng ghi nhớ tên tuổi của đối tượng giao tiếp, có ý thức nhắc tên họ trong quá trình giao tiếp, tránh đề cập đến các vấn đề tế nhị, tránh khoa trương sự hiểu biết, tránh ngắt lời của đối phương khi họ đang giới thiệu, tránh nhận xét vội vàng về họ,…

Đồng thời Tiến sĩ cũng chia sẻ thêm về các kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp mà chư Tôn đức học viên cần lưu ý: “NÊN” nhìn người nói, có ngôn ngữ và cử chỉ hợp lý, lắng nghe bằng trái tim, lặp lại đôi chút về những điều của người nói.“KHÔNG NÊN” khoanh tay, đưa nhiều lời khuyên, khiển trách, ngắt lời, ngáp hay tỏ ra thái độ thờ ơ.

 

Bài chia sẻ ý nghĩa và bổ ích của Tiến sĩ đã khép lại trong sự hoan hỷ của toàn thể hội chúng.

Thực hiện: Tường Huy – Được Huỳnh

Download Android Download iOS
Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử TƯ rà soát công tác tổ chức Hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo lần thứ 15: Tự hào dân tộc - Tri Ân – Báo Ân

PSO – Tối ngày 14/7/2025 (nhằm ngày 20/6 năm Ất Tỵ), Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử Trung ương GHPGVN, trực thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, đã tổ chức phiên họp trực tuyến nhằm rà soát và cập nhật tiến độ công tác tổ chức Hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo lần thứ 15 với chủ đề: "Tự hào dân tộc - Tri Ân – Báo Ân”.

Trung ương Giáo hội thành kính tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên

Chiều ngày 12/7/2025 (18/6 năm Ất Tỵ), tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.HCM), Giáo đoàn IV thuộc Hệ phái Khất sĩ đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên – bậc Trưởng lão mô phạm, vị Pháp sư uyên thâm của Hệ phái.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online