Đồng Nai: Lễ tưởng niệm ngày cố Trưởng lão Hòa thượng Giác Chánh viên tịch

Người Thầy được xem như một người cha thứ hai trong cuộc sống của chúng ta qua hai từ ghép “sư phụ” vô cùng thiêng liêng mà chúng ta thường được nghe nhắc đến khi gọi một người thầy trong đạo Phật. Sư phụ, sư là thầy, phụ là cha theo từ ngữ Hán Việt. 

Sáng ngày 23/2/2024 (tức ngày 14 tháng giếng năm Giáp Thìn), tại chùa Bửu Đức (C61A, đường Huỳnh Văn Nghệ, khu phố 5, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) trang nghiêm diễn ra buổi lễ tưởng niệm ngày cố Trưởng lão Hòa thượng Giác Chánh viên tịch. đến dự có Hòa thương Giác Giới – Giám đốc Trung tâm Pali Việt, Trụ trì chùa Viên Giác; Thượng tọa Quang Minh - Trụ trì chùa Phật Bảo; Thượng tọa Tuệ Quyền - Trưởng ban Phật giáo Quốc tế tỉnh, Phó trụ trì chùa Bửu Đức, Trưởng ban tổ chức; Thượng tọa Minh Đức – Phó ban Từ thiện Phật giáo TpHCM; Thượng tọa Pháp Đăng – Phó ban Thường trực ban Trị sự Phật giáo huyện Định Quán; Cùng dự có chư Tôn đức Tăng, Tu nữ và đồng bào Phật tử TpHCM, Vĩnh Long, Đồng Nai tham dự.

Hòa thượng Giác Giới – Giám đốc Trung tâm Pali Viện nghiên cứu Phật học TpHCM, trụ trì chùa Viên Giác, chia sẻ thời pháp thoại trong buổi lễ với chủ đề: “năm vị Thiên sứ” “nếu chúng ta không tu, học và hành  thiền vipassana thì chúng ta sẽ không tránh khỏi sanh tử luân hồi

Sau thời khóa lễ bái Tam bảo, thọ trì tam quy ngũ giới, Hòa thượng Giác Giới – Giám đốc Trung tâm Pali Viện nghiên cứu Phật học TpHCM, trụ trì chùa Viên Giác, chia sẻ thời pháp thoại trong buổi lễ với chủ đề: “năm vị Thiên sứ” “nếu chúng ta không tu, học và hành  thiền vipassana thì chúng ta sẽ không tránh khỏi sanh tử luân hồi, sanh được làm người đã khó, mà gặp được chánh pháp, gặp được các thiên sứ mà tu, học và thực hành  thiền vipassana, học theo sự tinh tấn của các vị thiên sứ, để chúng ta thoát khỏi sự luân hồi, do đó chúng ta sống và tu học thật tốt để giữ tâm luôn an lạc, không phải xầu khổ vì già, tâm luôn chánh niệm tỉnh giác để khi lâm chung trong sự an tỉnh đến cảnh giới tốt đẹp.”

Tiếp theo, chư Tôn đức Tăng hướng dẫn Phật tử trùng tụng Tam tạng Pali tại chánh điện, hồi hướng công đức phước báu này kính dâng đến cố Trưởng lão Hòa thượng Giác Chánh.

Thượng tọa Minh Đức – Phó ban Từ thiện Phật giáo TpHCM, cung tuyên tiểu sử cố Trưởng lão Hòa thượng  Giác Chánh

Hình ảnh Trưởng lão Hòa thượng chính là tấm lòng cũng như tình thương vô bờ vô bến của một người thầy, một người cha mà chúng ta thường gọi là sư phụ, trong giờ phút trang nghiêm, thanh tịnh này Thượng tọa Minh Đức – Phó ban Từ thiện Phật giáo TpHCM, cung tuyên tiểu sử cố Trưởng lão Hòa thượng  Giác Chánh. Ngài sinh năm 1947 tại Vĩnh Long, thế danh là Phạm Văn Chánh. Thân phụ ngài là cụ ông Phạm Văn Trị (1904-1996), thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hai (1910-1966). Thời tuổi trẻ ngài sống chung với cha mẹ. Năm 1967, ngài xuất gia với Hòa thượng Tịnh Sự ở chùa Viên Giác (Long Hồ, Vĩnh Long) và theo chân thầy học đạo, đặc biệt chuyên tâm tạng A-Tỳ-Đàm suốt 5 năm.

Năm 1970, ngài tháp tùng Hòa thượng bổn sư tìm ra Hòn Nghệ nằm ngoài khơi biển Kiên Giang để tu tập thiền định trong hoàn cảnh một thầy một trò. Năm 1971, ngài xin phép thầy ra chùa Tam Bảo (Vũng Tàu) học thiền Tứ Niệm Xứ với Hòa thượng Giới Nghiêm trong một năm. Năm 1973, ngài vào học ở Phật Học Viện Phật Bảo do Hòa thượng Giới Nghiêm sáng lập.

Trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1975, ngài là một giảng sư ở Sài Gòn và các tỉnh ( Vũng Tàu, Mỹ Tho, Vĩnh Long) và đã dành nhiều thời gian biên soạn, ấn hành các đầu sách như Pháp Âm (2 tập), Pháp Thừa (2 tập), Chánh Đạo Ngâm Khúc (Thi hóa nội dung kinh Cát Tường – Mangalasutta), Đạo Trường Siêu Thanh (không xuất bản), Vi Diệu Pháp Nhập Môn (in sau 1975).

Năm 1976, ngài đã cùng Hòa thượng Thiện Pháp vào rừng Bình Sơn (liền dãy với An Diễn, Suối Trầu, Cẩm Đường bây giờ) để xây dựng ngôi chùa Thiền Quang mái tranh vách đất và nuôi dạy gần 20 sa di cùng giới tử. Đây chính là chỗ xuất thân của một thế hệ vàng gồm nhiều vị tăng thành tựu đạo nghiệp sau này như ngài Giác Giới – viện chủ tổ đình Viên Giác hôm nay, ngài Bửu Chánh – trụ trì thiền viện Phước Sơn, ngài Giác Đẳng – viện chủ chùa Pháp Luân (Hoa Kỳ), ngài Giác Trí – viện chủ chùa Hộ Pháp (Vũng Tàu), ngài Chánh Minh – viện chủ chùa Bồ Đề (Vũng Tàu).

Điều đáng nói là trong thời điểm 1977-1980 điều kiện sinh hoạt cực kỳ khó khăn, nhưng các lớp học A-Tỳ-Đàm vẫn đều đặn. Đặc biệt với số lượng vừa vặn 12 vị tăng trẻ, ngài Giác Chánh và Hòa thường Thiện Pháp (nay là viện chủ chùa Thiền Quang I) đã thành lập Ban Hoằng Pháp với các tiểu ban Pháp Chế, Giảng Sư, Giám Luật…

Đầu năm 1983, ngài Giác Chánh phát động phong trào học thuộc Tam Tạng Pāli bằng cách giao cho mỗi vị một bộ kinh để học thuộc lòng, đều bằng tiếng Pāli, và mỗi 3 tháng lại có một cuộc thi trùng tụng.

Đến đầu năm 1987, ngài Giác Chánh lại tiếp tục phát động phong trào phiên dịch kinh điển từ các nguồn tiếng Anh và tiếng Thái. Phần tiếng Thái là do cư sĩ Ngô Văn Kỷ đứng ra hướng dẫn tiếng Thái cho chư tăng. Các sách tiếng Thái được đặt mua từ Thái Lan do cư sĩ Trần Bá Thế mang về. Chính nhờ phong trào này mà toàn bộ giáo trình A-Tỳ-Đàm của đại học Rakhang của Thái được dịch toàn bộ sang tiếng Việt và phổ biến rộng rãi trong chư Tăng.

Từ năm 1989, ngài rời khỏi Long Thành và về xây dựng chùa Bửu Đức ở Biên Hòa trên ngôi chùa cũ được gia đình sư Pháp Bửu hiến cúng. Tại đây mỗi chủ nhật chùa đều có một buổi giảng pháp cho Phật tử địa phương do chính ngài hoặc chư Tăng trong chùa đảm nhiệm.

Năm 2005, ngài đã dành trọn thời gian để san định hai bộ Thanh Tịnh Đạo và Vô Ngại Giải Đạo. Tiếc là mãi cho đến lúc viên tịch, công trình này dầu đã hoàn tất, vẫn chưa được ấn hành.

Sinh thời, ngài là giảng sư nổi tiếng tại Sài Gòn, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Vĩnh Long; dành thời gian biên soạn, ấn tống các sách Phật giáo Pháp Âm (2 tập), Pháp Thừa (2 tập), Chính Đạo Ngâm Khúc (thi hóa nội dung kinh Cát tường - Mangalasutta), Đạo trường siêu thanh (không xuất bản), Vi Diệu Pháp nhập môn (in sau năm 1975).

Mối quan tâm lớn nhất của ngài không phải là kiến tạo chùa, mà lại nhằm vào hai việc khác là đào tạo các thế hệ Tăng tài và truyền bá giáo pháp, đặc biệt giáo lý A Tỳ Đàm và pháp môn Tứ Niệm Xứ. Ngài đã để lại những người học trò có thể ít nhiều tiếp nối được lý tưởng của ngài và một số ngôi chùa do ngài khai sơn hoặc tiếp nhận mà mục đích vẫn là để hoằng truyền Phật Pháp. Có thể kể ra đây một số ngôi chùa do ngài trực tiếp hoặc gián tiếp xây dựng như Thiền Quang II (Thượng tọa Chí Tâm trụ trì), chùa Nguyên Thủy (Cát Lái, Hoà thượng Pháp Chất trụ trì), chùa Quảng Nghiêm (Thượng tọa Tuệ Quyền trụ trì), chùa Cồ Đàm (Thượng tọa Chơn Thiện trụ trì), chùa Siêu Lý (Vĩnh Long), chùa Ngọc Đạt Phước Tân (Hòa thượng Trí Đức trụ trì)….chưa kể những ngôi chùa có quan hệ đặc biệt như Thiền Quang I, Siêu Lý (Phú Định, Thượng tọa Pháp Nhiên trụ trì), Viên Giác (Vĩnh Long), Tứ Phương Tăng (Cần Thơ).

Trưởng lão Hòa thượng Giác Chánh là vị giáo phẩm Phật giáo Nam truyền, giáo thọ sư A-tỳ-đàm, có công đức trong xây dựng tự viện, nuôi dạy đồ chúng, hoằng pháp, viện chủ chùa Bửu Đức - TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hòa thượng đã viên tịch vào lúc 17g45 ngày 7-2-2020 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Canh Tý), trụ thế 74 năm.Trưởng lão Hòa thượng ra đi đã để lại niềm kính tiếc cho Giáo hội cũng như Phật tử Nam tông Kinh.

Phân ban TTTT Phật giáo Nam tông Kinh T.Ư GHPGVN

Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự PG cùng các Ban, Ngành Quận 3 và Công an Quận 10 chúc Tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội

PSO - Sáng ngày 20/1 năm 2025 (nhằm ngày 21/12 năm Giáp Thìn), tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra một buổi gặp gỡ chúc Tết giữa chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng các phái đoàn của Ban Trị sự Phật giáo Quận 3, Quận ủy, UBND, MTTQ Quận 3

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online