Đồng Nai: Ngày trở về “bố thí - giữ giới – thiền định”- Hành trình tu học thiền vipassana chánh niệm tỉnh giác

Ngày trở về “bố thí – giữ giới – thiền định” là chương trình thiền của Làng Thiền - Thiền viện Phước Sơn. Đây là chương trình được thực hiện thường xuyên và cũng là một trong những chương trình được Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên thư ký HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Trụ trì Thiền viện Phước Sơn, trực tiếp hướng dẫn.

Sáng ngày 15/12/2024, tại thiền đường Đá Lộ Thiên – Thiền viện Phước Sơn (số 358, đường Bắc Sơn – Long Thành, phường Phước Tân, TP. Biên Hòa, tình Đồng Nai) trang nghiêm diễn ra khóa thiền: Ngày trở về”bố thí – giữ giới – thiền định” hành trình tu học thiền vipassana chánh niệm tỉnh giác. Chủ trì buổi lễ có Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Trụ trì thiền viện Phước Sơn; cùng dự có Đại đức Phước Toàn – Ủy viên Thường trực, Phó Thư ký Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai; Thượng tọa Phước Tấn – Tăng chúng Thiền viện Phước Sơn; cùng chư Tôn đức Tăng, Tu nữ và Phật tử tham dự khóa thiền đồng tham dự.

Lần này, chương trình sẽ có chủ đề "ngày trở về bố thí – giữ giới – thiền định", đi sâu vào Khái niệm bố thí, giữ giới và thiền định.

Bố thí nguyên nghĩa trong Sankrit và Pàli ngữ là dāna, người Hán phiên âm là đàn na. Kết hợp cả cách phiên âm Phạn - Hán và dịch nghĩa Hán gọi là đàn thí  hoặc đàn tín. Hán dịch mới và quen dùng là bố thí.

Ý nghĩa ban đầu của bố thí là dùng bốn thứ cúng dường (vật thực, quần áo, sàng tọa, dược liệu) để dâng cúng các bậc có đức hạnh cao cả hoặc để tặng cho những người nghèo có cơm ăn, áo mặc và những đồ cần thiết để thụ dụng. Chính vì có tâm phân biệt với hai đối tượng khác nhau này nên người ta thường dùng hai từ khác nhau để chỉ cho cùng một hành động: cúng dàng (cho bậc đức hạnh) và bố thí (cho người nghèo đói). Thực ra, chỉ có một nguyên nghĩa từ kinh điển Phật giáo Nguyên thủy đó là dāna, là bố thí. Việc cho tặng vật phẩm, tiền bạc, các hoạt động từ thiện về bản chất là thực hành bố thí.

Giới là hàng rào ngăn ngừa, ngăn giữ những hành động và nói năng xấu ác của thân và khẩu để cho mình được tốt hơn, hiền thiện hơn, cao đẹp hơn. Giới của Phật giáo không có tính bắt buộc, không áp đặt người khác tin và thực hành theo như giới điều, tín điều của một số tôn giáo khác. Trước khi tin để thực hành theo những giới này, người Phật tử có quyền hoài nghi, suy luận, nhận thức - rằng là điều nào thật sự đem đến lợi ích thiết thực cho mình và mọi người xung quanh; rằng là điều nào giúp mình tiến bộ tinh thần và rời xa những quả báo đau khổ trong mai hậu. Như vậy, giới của Phật giáo có tính cách tự do: Tự do trong nhận thức và tự do trong sự phát nguyện.

Thiền định là một phương pháp thực hành tinh thần hướng đến việc tập trung tâm trí nhanh chóng để phát triển thể chất và tinh thần. Theo khoa học, phương pháp thiền định cũng mang lại rất nhiều những lợi ích cho sức khỏe đã được chứng minh.

Chia sẻ với các thiền sinh trong khóa thiền, Hòa thượng Bửu Chánh – cho biết: “khi ta được sinh ra và lớn lên, sống trong đời sống xã hội thì đương nhiên phải có nhiều mối quan hệ, vấn đề ở đây là cần có sự cân bằng giữa mối quan hệ và sự tương giao, nghĩa là có sự tương trợ là bố thí, tương tác là giữ giới và tương thân là thiền định để đạt được sự hanh phúc tự thân. Nhưng sự hạnh phúc không phải là trời yên biển lặng, mà là chúng ta trải qua bao sống gió cuộc đời nhưng vẫn đủ trầm tĩnh sáng suốt để chèo chóng bình an nơi thân tâm thì đó chính là ta đã trở về, về với chính mình thực hành bố thí giữ giới và thiền định”

“Sự bình an trong cuộc đời hoàn toàn không có mà chỉ có bình an trong tâm hồn, đứng trước bao sóng gió để nhận được sự bình an trong tâm hồn khi chúng ta biết sống trọn vẹn với chính mình, với những gì chúng ta đang có thì lúc đó chúng ta đạt được sự chánh niệm tỉnh giác”

“Do mỗi chúng ta đều có một nghiệp duyên khác nhau để học một bài học của chính mình, chúng ta đừng nghĩ quá nhiều và lo lắng xung quanh quá nhiều, mà hãy tập trung trở về với chính mình với nghiệp duyên của mình mà tu học thiền vipassana một cách tinh tấn, trọn vẹn rõ biết, học bố thí – giữ giới và thiền định, từ đó mà chính chúng ta bước qua song gió cuộc đời một cách bình thản và an nhiên. Hãy để mọi người tự khám phá và tự học bài học của chính họ, nơi mà pháp của họ đang tuôn chảy trong tâm họ, chúng ta chỉ nhìn rõ chính mình, ổn định chính mình thì lúc đó ai ai cũng ổn định chính bản thân mình thì xung quanh chúng ta chợt hiện ra tâm hạnh phúc, hạnh phúc nơi chính hiện tại thế gian này”.

Cũng trong dịp này, Thiền viện Phước Sơn khánh thành thêm trường thiền Đá Lộ Thiên và Tưởng niệm cố Tu nữ Tịnh Hỷ lần thứ 11, được biết Thiền đường Đá Lộ Thiên với diện tích hơn 5000 mét vuông được thiết trí các bệ đá dung để hành thiền giũa rừng cây tự nhiên, trung tâm của khu hành thiền thiết trí Kim thân Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni bằng đá  Thạch anh cao 5 mét nặng 1000 kg do Thượng tọa Phước Tấn – Tăng chúng Thiền viện Phước Sơn hỷ cúng. Buổi lễ kết thúc viên mãn sau nghi thức đặt bát 300 chư Tôn đức Tăng và Tu nữ.

Ban TT.TT Phật giáo Đồng Nai.

 

Download Android Download iOS
TP.HCM: Công an Thành phố thăm và chúc Tết Ban Thường trực HĐTS và Văn phòng 2 TƯGH

PSO - Sáng ngày 17/1/2025 (nhằm ngày 18 tháng Chạp năm Giáp Thìn), phái đoàn Công an TP.HCM do ông Nguyễn Mai Chương làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (TƯGH) tại Thiền viện Quảng Đức (294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3).

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online