Đồng Nai: Thiền sư Ottamathara thăm, hướng dẫn thiền tại thiền viện Phước Sơn

Thiền Sư Ottamathara và Tăng đoàn từ Myanmar, trong dịp đầu xuân Giáp Thìn năm 2024 đã có 10 ngày thăm và hướng dẫn thiền tại trường thiền Quốc tế thiền viện Phước Sơn (phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) từ ngày 25 - 6/3/2024, Ngài đã chia sẻ pháp thoại, hướng dẫn cách thực hành thiền Vipassana, trả lời các câu hỏi vướng mắc trong nhận thức về giáo lý cũng như khi hành thiền đến Phật tử hữu duyên trong buổi khai mạc tại chánh điện thiền viện Phước Sơn.

Trong buổi khai mạc sáng ngày 25-2-2024, tại chánh điện Thiền viện Phước Sơn, đến dự có Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trụ trì thiền viện Phước Sơn, trưởng ban tổ chức, cùng dự có chư Tôn đức Tăng, Tu nữ và đồng bào Phật tử

Chia sẻ bài Pháp thoại ngắn với chủ đề: “hành thiền trong thời điểm hợp thời với tâm hoàn toàn trong sáng rõ ràng, sẽ nhận được kết quả mỹ mãn”,  Ngài Thiền Sư Ottamathara giảng trực tiếp bằng tiếng Anh và được dịch ra tiếng Việt. Trong pháp thoại, Ngài khuyến tấn hành giả không nên vướng mắc, nên xả ly chánh niệm hiện tại, trong sáng rõ ràng; khuyến khích thực hành thiền vào những thời điểm hợp thời, ở bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào phù hợp không nhất thiết, để đạt được sự chứng đắc rõ ràng và an lạc thời điểm hiện tại, song song đó Phật tử chúng ta cũng nên tham gia phụng hiến xã hội.... các giáo lý đều được Ngài giảng rõ một cách dễ hiểu với các thuật ngữ gần gũi mọi căn cơ, lấy vô ngã từ bi làm nền tảng, phong thái nhẹ nhàng, chậm rãi, bình yên tự tại, pháp hành thuần thục định tĩnh.

Thiền Sư Ottamathara sinh ngày 26 tháng 10 năm 1969 tại bang Sagaing, Bắc Myanmar.

Năm 1986, Ngài tốt nghiệp cử nhân với tấm bằng xuất sắc. Không lâu sau khi hoàn thành bằng cử nhân (Tiếng Anh) tại trường Đại học Yangon.

Sau năm 1999, Ngài bắt đầu tìm hiểu và thực hành thiền Vipassana tại Trung tâm Thiền Mogok. Khi đó, Ngài đã lần đầu tiên tiếp cận với giáo pháp của Đức Phật và lý thuyết về Vô ngã.

Sau đó, Ngài tham gia các khóa thiền tập tại Trung Tâm Thiền Quốc tế (International Meditation Centre – Thiền Sư U Ba Khin) và Trung Tâm Thiền Dhamma Joti (Dhamma Joti Meditation Centre – Thiền Sư SN Goenkaji) ở Yangon.

Với mong muốn giúp đỡ mọi người tiếp cận được với Sự Thật Tuyệt Đối, năm 2002, Ngài đã thành lập Tổ chức Wisdom Sharing với tên gọi “Từ Vô Minh đến Minh”.

Tổ chức này nhanh chóng trở thành một trong những nguồn cung cấp tư liệu về Vipassana quan trọng bậc nhất Myanmar và Ngài trở nên nổi tiếng trong cộng đồng Phật tử cũng như cộng đồng các tôn giáo khác tại Myanmar.

Năm 2002, dưới sự chỉ định của Thiền Sư U Nayyasagara, Ngài bắt đầu dạy thiền Vipassana.

Năm 2007, Thiền Sư thành lập 2 trung tâm Thabarwa: Trung tâm Thiền Phố 45 (45th street Meditation Centre) tại nội thành Yangon và Trung tâm Thanlyin ở ngoại thành thủ đô Yangoon.

Ngày nay, Thiền Sư giảng Pháp và hướng dẫn thiền Vipassana tại nhiều viện nghiên cứu, trường học, bệnh viện và tư gia trong và ngoài nước. Đặc biệt, Ngài không ngại khó khăn, sẵn lòng tìm tới thuyết pháp cho nhiều bệnh nhân hiểm nghèo ngay cả khi họ ở rất xa . Qua những lời dạy của Ngài, rất nhiều người, dù già hay trẻ, đau yếu hay khỏe mạnh, có thể tiếp cận được với việc thực hành để chuyển hóa “Từ Vô Minh đến Minh”, “Từ Tham Ái đến Từ Bi”, “Từ Sân Hận đến Buông Bỏ” và “Từ Ngã đến Vô Ngã’.

Với phong cách giảng dạy đặc biệt sâu sắc, trí tuệ tuyệt vời và tâm từ rộng lớn, Thiền Sư U Ottamathara ngày càng trở nên nổi tiếng trong nước và quốc tế. Hàng năm Ngài phải thu xếp thời gian, công việc bận rộn trong nước để đi thuyết pháp, giảng thiền tại Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ và một số nước Châu Âu.

Hiện Ngài có khoảng hơn 100 trung tâm thiền tại Myanmar và trên thế giới. Hàng năm Ngài thường giảng pháp tại Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ và một số nước Châu Âu. Trong các trung tâm thiền của Ngài, tất cả mọi người đều có cơ hội được học và nghe giáo Pháp, cùng thực hành các việc phước thiện, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Pháp thiền Vipassana của Ngài không phân biệt tuổi tác, quốc gia, địa vị, sức khỏe,...; kể cả người già, người có hoàn cảnh khó khăn, người mắc bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS… đều có thể tham gia và Ngài cùng đệ tử giúp đỡ tận tình, không kì thị.

Thiền sư Sayadaw U Ottamasara là nhà hoạt động xã hội mang hạnh nguyện bồ-tát “phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”. Ngài và Tăng đoàn của Ngài luôn tích cực hoạt động từ thiện: giúp đỡ người cơ nhỡ, người già, bệnh; chăm sóc các loài động vật bị bỏ rơi, bảo vệ môi trường, tái chế rác thải, cưu mang nhiều cảnh đời bất hạnh,.. giúp giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Việc một số năm qua hữu duyên Ngài đặt chân đến Việt Nam như sứ giả hòa bình, hành Như Lai sự, phổ biến thiền Vipassana, khuyến khích động viên Phật tử tu tập theo lời dạy chân truyền của đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni để đem lại những giá trị tốt đẹp cho bản thân và nhân quần.

Phật giáo Việt Nam trong thời hiện đại thật may mắn khi mở rộng giao lưu đón tiếp để học hỏi và đoàn kết Tôn giáo rộng lớn trong mục tiêu vì hòa bình, vì sự trường tồn của Pháp bảo theo đúng tinh thần mà Diễn đàn Phật giáo châu Á vì hòa bình (ABCP) được thành lập ngày 14/7/1969 tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ đã kí kết với sự tham dự của 12 nước thành viên trong đó có Việt Nam.

cuối buổi lễ là các Phật tử đặt bát cúng dường lên chư Tôn đức Tăng

Phân ban TTTT phật giáo Nam tông kinh T.Ư GHPGVN.

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online