Đồng Nai: Thiền viện Phước Sơn khai mạc khóa tu xuất gia gieo duyên lần thứ 17 “chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Xuất gia gieo duyên là truyền thống của các nước Phật giáo nguyên thủy như Thái Lan, Myanmar, Lào, Việt Nam….

Xuất gia đi tu là nguyện suốt đời sống với giáo lý đạo Phật, mang trái tim từ bi sưởi ấm cho chúng sanh, có ý chí kiên cường, tâm nguyện vững chắc.

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm ngày chiến thắng Xuân Lộc (21/4/1975 – 21/4/2024), Kính mừng đại lễ Phật đản Pl.2568 - Dl.2024 năm Giáp Thìn, Tối ngày 25/4/2024, tại chánh điện Thiền viện Phước Sơn đã trang nghiêm diễn ra buổi lễ khai mạc khóa tu xuẩt gia gieo duyên lần 17 năm 2024 "chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Chủ trì buổi lễ có Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trụ trì Thiền viện Phước Sơn; cùng chư Tôn đức Tăng, Tu nữ là giáo thọ sư khóa tu xuất gia gieo duyên “chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí” và 117 giới tử đồng tham dự.

Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trụ trì Thiền viện Phước Sơn

Phát biểu trong buổi lễ khai mạc khóa tu xuất gia gieo duyên, Hòa thượng Bửu Chánh – chia sẻ:  “chữ "Gia" trong chữ xuất gia không chỉ có nghĩa là gia đình thân bằng quyến thuộc mà còn một nghĩa khác đó là Gia trong xuất gia tam giới”

“Tâm tạo tác, tâm sanh diệt, vọng niệm, vọng tâm, vọng thức là thân bằng quyến thuộc có từ lâu trong tâm của mình. Xa lìa mọi nhiễm ô, mọi chấp trước, xa rời nhị tướng khởi trần lao là sự phân biệt, xa lìa vọng niệm, không chấp không bám vào vọng tâm bởi những bóng dáng hư ảo của trần thế thì đó mới là xuất gia” Hòa thượng nhấn mạnh.

“Trở thành nhà sư, dù chỉ trong một thời gian ngắn, được coi là một cách báo hiếu”

“Những người xuất gia phải chuyển đến ở trong cốc của thiền viện, xuống tóc và đi chân trần qua đường phố vào lúc bình minh ló dạng để nhận thức ăn từ người dân trong cộng đồng địa phương”

“Phật giáo thuộc hệ phái Theravada, tức Nam tông theo cách gọi của người Việt, quan niệm rằng nhà sư không thể tự nấu ăn, chỉ có thể ăn thức ăn đã được dâng tặng”

“Đó chỉ là một trong hơn 227 giới luật nghiêm ngặt làm nên đời sống của một nhà sư. Những giới luật khác bao gồm tuyệt đối không quan hệ tình dục và không mưu cầu tiền bạc”

“Những người đã xuất gia đã rèn luyện bản thân về thể chất và tinh thần, họ có tinh thần tự giác, trách nhiệm và ý thức tốt hơn những người chưa xuất gia,” 

Đi tu để “chánh niệm hơi thở làm mới tâm trí”

Anh Nguyễn Văn Kính – doanh nghiệp tư nhân đến từ thôn Tư Sản, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội “chia sẻ câu chuyện đến với thiền viện Phước Sơn của mình, chàng thanh niên đất Hà thành thừa nhận rằng thời gian làm tu sĩ ở độ tuổi 25 của anh chủ yếu dành để tập trung vào việc học giáo lý Phật giáo nguyên thủy, trong thời gian xuất gia gieo duyên, tuy tôi phải sống xa gia đình, tạm gác công việc, sự nghiệp, cha mẹ, vợ chồng, con cái, dứt đường ái ân, không còn thiết tha lưu luyến thế tục vào ở hẳn trong thiền viện Phước Sơn suốt khóa tu học, hằng ngày tu học thiền vipassana, tụng kinh, học kinh Pháp Cú, lên thư viện đọc sách về Phật giáo, để thanh lọc tâm ý”

Xuất gia là một chí nguyện, như người lập chí cho sự nghiệp của mình mà ra sức và tập trung học hỏi trau dồi tu học kinh Tứ niệm xứ, Tam tạng Thánh điển Pali....và thực hành thiền vipassana. Việc xuất gia mang ý nghĩa tiếp tục gánh vác trọng trách của đức Phật, nối tiếp các bậc tiền nhân Hòa thượng Giới Nghiêm, Hòa thượng Giác Chánh... duy trì tuệ mạng, Mục đích của giới xuất gia là cầu đắc đạo Niết bàn giải thoát sinh tử. Ba đời chư Phật ở tại nhân gian thành Phật đều là hiện tướng xuất gia, không có Đức Phật nào không xuất gia mà thành Phật, vì thế Sa di giới lại là cơ sở của đạo Giải thoát.

Được biết, khóa tu xuất gia gieo duyên tại Thiền viện Phước Sơn, lần 17 năm Giáp Thìn, được diễn ra từ ngày 24/4 đến 1/5/2024 với 117 giới tử tham dự trong đó có 69 sa di Tăng và 48 Tu nữ.

Phân ban TT.TT Phật giáo Nam tông kinh T.Ư GHPGVN

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online