HT. Thích Huệ Thông thuyết giảng chủ đề: “Quản trị hành chánh Giáo hội thời đại 4.0” buổi học ngày thứ 2 của khóa tập huấn

Chiều ngày 14/7/2021 (nhằm ngày 05/6 năm Tân Sửu), các học viên của khoá 1 - Tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0 do Ban Hoằng pháp Trung ương và Phật sự Online phối hợp tổ chức đã được nghe  HT. Thích Huệ Thông - Phó Tổng Thư ký, Chánh Văn phòng 2 TƯGH thuyết giảng nội dung về “Quản trị hành chánh Giáo hội thời đại 4.0”.
HT Thích Huệ Thông, Phó Tổng thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Quý Tăng Ni tham dự khóa tập huấn qua hệ thống Online
Vào ngay nội dung chính của buổi học, Hoà thượng nhấn mạnh: Hiến chương Giáo hội được hình thành ngay từ  ngàyđầu thành lập GHPGVN 07/11/1981 cùng với nội quy Ban Tăng sự TƯ. Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức; đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống Hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng Chính pháp. Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời là sự kết tinh trí tuệ, là nguyện vọng chân chính của Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử, các tổ chức Hội, và các Hệ phái Phật giáo trong cả nước, là chủ thể kế thừa lịch sử hàng ngàn năm của Phật giáo Việt Nam. Lý tưởng giác ngộ chân lý, hòa hợp chúng, hòa bình và công bằng xã hội của giáo lý Phật Đà, nhằm phục vụ Dân tộc, Tổ quốc và nhân loại chúng sinh, là tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”, trên cơ sở kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế và tuân thủ Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Là nhà Hoằng pháp, chúng ta phải tuân thủ Hiến chương của Giáo hội, đặc biệt là sự đoàn kết, hoà hợp trong các tổ chức tôn giáo bởi ngành hoằng pháp là tiếng nói tuyên truyền cho Giáo hội. Các giảng sư phải tuyên truyền đúng chủ trương, đường lối của Giáo hội đồng hành cùng Dân tộc với tinh thần "Đoàn kết - Hòa hợp - Trưởng dưỡng đạo tâm - Trang nghiêm Giáo hội". Phật giáo trong hơn hai ngàn năm hiện diện trên đất nước Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc, Đạo Phật đã trở thành tôn giáo của dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày nay, Phật giáo Việt Nam luôn luôn là thành viên tin cậy và vững mạnh trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sau khi chia sẻ những quy tắc hành chính, Hoà thượng cũng chia sẻ với lớp học về những kinh nghiệm cá nhân trong quá trình hoằng pháp của mình. Hoà thượng nhấn mạnh mỗi một Sứ giả Như Lai khi đến xứ sở, vùng đất nào chúng ta cũng phải tuyệt đối không được phỉ báng, chỉ trích và chê bai gây mất đoàn kết. Đặc biệt là phải nắm vững những quy tắc hành chính của Giáo hội, khi hoằng pháp chúng ta bám sát vào những giáo pháp của Đức Phật đã dạy để thuyết giảng. Các hoằng pháp viên dùng phương tiện huyền xảo sẽ mang lại lợi ích lớn cho chúng sinh, đặc biệt là cho tổ chức Giáo hội Phật giáo VN. Chúng ta hiện có một gia tài chân lý rất lớn của đức Phật để lại. Chân lý đó bất di bất dịch dù ở thời đại nào, không gian nào vẫn tồn tại mãi mãi. Những nhà hoằng pháp trong thời đại công nghệ 4.0, luôn phải cập nhật và vận dụng linh hoạt, phương tiện để chuyển tải những giáo lý của đức Phật đến với chúng sinh. Khi chuyển tải những văn bản, chủ trương đường lối của Giáo hội vận dụng đưa vào đời sống của Tăng Ni, Phật tử trọn vẹn hay không phụ thuộc rất nhiều vào các nhà hoằng pháp. Qua đây, một số vị cũng đã có những câu hỏi đặt ra và được Hòa thượng trả lời, giải đáp một cách tường tận để quý Tăng Ni nắm bắt rõ hơn về nội dung bài chia sẻ. Tiếp đó TT. Thích Minh Nhẫn trình bày việc áp dụng công nghệ 4.0 vào các nội dung hành chính Giáo hội . Thượng toạ cũng cho biết, hiện nay Giáo hội Trung ương đã có nghị quyết nổ lực trong công tác chuyển đổi số để theo kịp với sự phát triển của Xã hội. Hiện nay Giáo hội đã xây dựng được 2 Văn phòng hành chánh điện tử là tại Văn phòng 1 - Chùa Quán Sứ Hà Nội và Văn phòng 2 - Thiền viện Quảng Đức TP. HCM và đã xây dựng được hệ thống họp trực tuyến và đã bàn giao cho BTS các tỉnh thành hội Phật giáo đưa vào sử dụng.  Đại hội VIII, GHPGVN đã có Nghị quyết về phương hướng hoạt động Phật sự tại điểm thứ 8 đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng Pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị Từ bi - Trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng, Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội các cấp trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa”. Trong kỷ nguyên số của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay, chúng ta nhanh nhạy nắm bắt các kiến thức công nghệ thông tin, kỹ thuật số và ứng dụng tích cực vào công tác quản trị hành chánh Giáo hội và phục vụ cho công cuộc hoằng dương chánh pháp của thời đại mới là một nhu cầu cần thiết và cần ứng dụng ngay để đáp ứng nhu cầu học Phật của công dân số và thế giới phẳng ngày nay. Kết thúc khoá học, Ban tổ chức sẽ hỗ trợ xây dựng thiết kế và bàn giao  cho mỗi học viên là hoằng pháp viên có một cơ sở Hoằng pháp trên không gian mạng, có địa chỉ của riêng mình trên hệ thống website Học Phật Online để thuyết giảng trực tuyến và đăng tải những video thuyết giảng giới thiệu đến cộng đồng để cùng chung tay chia sẻ và lan tỏa những giá trị tư tưởng “Hòa Bình – Hòa Hợp – Vị Tha - Nhân Ái” mà Đức Phật đã dạy để góp phần chuyển tải tư tưởng, chân lý Phật đà cùng với nét đẹp văn hóa Phật giáo đến rộng khắp tha nhân các giới, góp phần vào công cuộc hoằng pháp lợi sanh của Phật giáo nước nhà.  

PSO

Download Android Download iOS
TT. Huế: Phân ban PTDT TƯ bàn giao Nhà đại đoàn kết tại thị trấn A Lưới

Chiều nay ngày 24/12/2024 nhằm ngày 24/11/Giáp Thìn, Phân ban phật tử dân tộc TƯ (PTDT TƯ) GHPGVN Phối hợp với Phân ban dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban trị sự GHPGVN huyện A Lưới cùng các cấp chính quyền địa phương thị trấn A Lưới tổ chức Lễ khánh thành, tiến hành bàn giao Nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình Hồ Đình Mẫn - Trần Thị Nhia (Đồng bào Pa K

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online