Ký sự: “Về nguồn” - khóa tu cho đạo tràng Phật tử chùa Long Hoa (Đồng Nai)

PSO - Để tạo sự phong phú trong việc tu học của đạo tràng Phật tử chùa Long Hoa (222, Đ. Hùng Vương, KP. Phước Mỹ, TT. Hiệp Phước, H. Nhơn Trạch, T. Đồng Nai), năm 2021, chùa Long Hoa tổ chức khoá tu với chủ đề “Về nguồn”. Qua chủ đề này quý Phật tử sẽ được tham dự những khoá tu về nội tâm sâu sắc hơn, những bài học bổ ích hơn về lịch sử Phật giáo. Và khoá tu này dựa trên hành trình về nguồn bằng những chuyến tham quan, khảo sát những ngôi già lam cổ tự gắn liền với chủ đề mà khóa tu đang quan tâm.

Để mở đầu cho chương trình tu học với chủ đề đã nêu trên, chùa Long Hoa khai giảng khóa tu đầu tiên “Trên đỉnh non thiêng” vào ngày 08 - 10 tháng 01 năm 2021 (nhằm ngày 26 – 28/12/ Canh Tý), quý Phật tử sẽ được thăm viếng quần thể Yên Tử gồm những ngôi danh lam như: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Quỳnh Lâm, chùa Đồng (núi Yên Tử), chùa Phổ Minh (Nam Định), những ngôi chùa và di tích đặc biệt tại Hà Nội (chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột, chùa Kim Liên…) do Ni sư trụ trì Thích Nữ Huệ Hiếu làm trưởng đoàn, chư Ni chùa Long Hoa và hơn 20 Phật tử từ Đồng Nai, TP. HCM, TP. Hà Nội tham dự.

Trên tinh thần cần cầu học Phật của quý Phật tử, đoàn đã không ngại đường sá xa xôi giữa trời đông phía Bắc đang rét đậm rét hại, mà người miền Nam chưa từng trãi nghiệm nhưng đoàn vẫn quyết tâm thực hiện chuyến tham cầu học Phật thăm viếng đảnh lễ chốn tổ, chiếc nôi của Phật giáo Việt Nam đã được xây dựng từ triều đại nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn tại những tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Nam Định và Hà Nội.

Tại những nơi già lam thanh tịnh cổ kính này, Ni sư Thích Nữ Huệ Hiếu cùng chư Phật tử dâng hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo nguyện cầu quốc thới dân an, nhà nhà yên lành hạnh phúc, thiền môn thạnh đạt, Phật pháp trường hưng ...

Ngày thứ nhất: Đoàn được chư Phật tử phía Bắc tiếp đón bằng tình cảm chân thành của những người con Phật và tiếp đến chùa Vĩnh Nghiêm, còn được gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang là ngôi chùa cổ, là nơi lưu giữ lại bộ mộc bản gốc duy nhất của Thiền phái Trúc lâm. Đã được UNESCO trao Bằng công nhận 3000 mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu ký ức thế giới.

Chùa Vĩnh Nghiêm xưa là nơi đào tạo tăng nhân Phật giáo và là nơi lưu giữ các bộ ván kinh xưa rộng tới 10 gian nhà. Đó là những bộ ván kinh có từ 700 năm nay, là kho sách cổ vô cùng quý giá, như: Luật Sa di, Sa di Ni, tỳ kheo, tỳ kheo Ni, bộ Yên Tử nhật trình từ thế kỷ 15 (quá trình hình thành phái Trúc Lâm), Hoa nghiêm sớ, Di đà sớ sao, Đại thừa chỉ quán, Giới kinh ni... Ngày nay có nhiều kệ ván in kinh sử vẫn còn tại chùa. Người xưa gọi đây là khắc in, minh chứng chùa Vĩnh Nghiêm từng là chốn tổ của 72 ngôi tòng lâm

Trước mắt chư Ni và quý Phật tử hiện ra là những bộ kinh điển mộc bản bằng gỗ thị được in bằng chữ ngược có thể nhìn bằng mắt, sờ bằng tay, những tượng Phật có từ triều đại nhà Lý, Trần cùng khuôn viên cây cảnh , đặc biệt là cây nhập nhân đã tôn thêm nét đẹp huyền bí của ngôi cổ tự một thời hưng thịnh đã góp phần cho sự tồn tại Phật pháp đến ngày nay.

Chùa Quỳnh Lâm (tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), là di tích có giá trị quan trọng thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, có vai trò to lớn đối với lịch sử Phật giáo Trúc Lâm và Phật giáo Việt Nam.

Các vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đều đã về tu ở chùa. Trong đó, người có công lớn trong việc tu tạo, mở mang phát triển chùa Quỳnh Lâm trở thành trung tâm Phật giáo lớn của cả nước chính là Thiền sư Pháp Loa - Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm.

Chùa nổi tiếng vì nhiều yếu tố, một trong các nguyên nhân quan trọng nhất là nơi đây còn là  Đệ nhất danh lam cổ tích với pho tượng Phật Di Lặc cao 23,5 m, đứng đầu trong Thiên Nam tứ đại khí hay An Nam tứ đại khí, tức bốn thứ kim khí bằng đồng, có kích thước và trọng lượng lớn, là tài sản quý giá của nước Ðại Việt thời Lý, Trần.

Ở đây đoàn được đảnh lễ, thăm viếng Hòa thượng trụ trì, chư Tăng và được Hòa thượng ban tặng sách “Lược Sử Tam Tổ Trúc Lâm”, quyển sách rất giá trị cho việc tu học của chư Ni và Phật tử trong đoàn. Qua đó đoàn được biết ngôi già lam này từng là ngôi trường Phật học đầu tiên của Phật giáo nước nhà, với cơ sở ba ngôi chùa chính, hơn 100 giang nhà bằng gỗ liêm cho chúng tăng tu học nhưng đã bị tàn phá theo thời gian thạnh suy cùng đất nước, nay chùa đã được phục dựng ba ngôi chùa chính theo kiến trúc như xưa và nơi đây vẫn còn những chân cột bằng đá để minh chứng cho một kiến trúc kiệt tác đã từng tồn tại.

Ngày thứ hai: Đoàn lên núi Yên Tử (TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), đây là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông sau khi nhường ngôi (1288) cho con trai là vua Trần Anh Tông đến xuất gia tu hành và thành đạo.

Đứng trước ngọn núi hùng vĩ mà hơn 700 năm trước đã có một sự kiện trọng đại xuất hiện, một vị vua anh minh đã rời cung vàng điện ngọc xuất gia tầm đạo, viết nên trang sử Phật giáo tuyệt tác cho dân tộc. Và ở nơi đây có một quần thể với nhiều công trình kiến trúc lịch sử vây quanh được bảo tồn qua nhiều thời đại đã tạo thành một khu danh thắng đặc biệt của quốc gia.

Từ chân núi, đoàn đã đi qua những đoạn đường dốc quanh co, đến đảnh lễ trước tháp Huệ Quang và những ngôi tháp của những vị đệ tử trong thiền phái. Tất cả thành viên trong đoàn vô cùng xúc động khi được quỳ dưới chân tháp như đứa con đi xa mới được về nhà mà trước mắt chỉ còn lại những ngôi tháp lớn nhỏ và bia mộ lặng yên giữa trời đông gió rét. Trên con đường tiếp theo hơn 200 bậc thang, đoàn đã dừng chân đảnh lễ tại chùa Hoa Yên. Một ngôi Chùa lớn với kiến trúc xưa Và cứ như thế, những bước chân âm thầm bách bộ chinh phục Non Thiêng Yên Tử, nơi có Chùa Đồng nằm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, quanh năm mây bao phủ.

Chùa Đồng (trên đỉnh núi Yên Tử), nơi đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông - vị sơ tổ đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Việt Nam (1299), đã đánh dấu nét son cho một triều đại mà Phật giáo cực thịnh với triết lý và văn hóa mang đặc thù riêng của người Việt. Một Phật giáo gắn liền cùng dân tộc....

Trên đỉnh non thiêng hôm nay, tại giây phút này, làn khói hương trầm nhẹ tỏa hòa lẫn trong khí lạnh đầu đông miền Bắc đang đóng băng trên đầu cây ngọn cỏ, trên mái chùa Đồng sừng sững nguy nghi cùng tuế nguyệt, với lối kiến trúc văn hóa nghệ thuật triều Trần, nhìn xa xa như một đóa sen đang nở. Những bàn tay đang run rẩy của toàn thể thành viên trong đoàn đồng chấp lên khấn nguyện...

Làn gió nhẹ hắt hiu trong không gian tỉnh mịch trên đỉnh non cao và lạnh lẻo của khí trời làm cho chư Ni và Phật tử càng tăng lên lòng kính trọng vô biên đối với vị vua anh minh, tài trí đã ba lần đánh đuổi Nguyên Mông giữ yên bờ cõi, một vị Phật vĩ đại trong lòng dân tộc đã thành lập nên một dòng thiền, một đạo Bụt rất riêng cho người Việt. Và mỗi người, mỗi trái tim người Phật tử Việt Nam cảm nhận được lòng từ bi trí tuệ từ Ngài sơ tổ Trúc Lâm như còn ẩn hiện đâu đây.

Đặc biệt ở nơi đây, đoàn được diện kiến, đảnh lễ và nhận được lời chúc phúc từ Thượng tọa trụ trì.

Trong hai ngày đoàn đã hành hương viếng thăm đảnh lễ Tam bảo ở những đại già lam, danh thắng, chốn tổ thuộc quần thể Yên Tử. Ngoài ra, đoàn viếng thăm:

Chùa Long Tiên (Quảng Ninh), tọa lạc dưới chân núi bài thơ, là một trong những ngôi chùa lớn tỉnh Quảng Ninh và được xem như ngôi Chùa Trình cho du khách đến dâng hương trước khi thăm danh thắng Yên Tử Chùa Phổ Minh (Nam Định), được xây dựng từ thời nhà Lý, đến nhà Trần tu sửa, là một trong những đại danh lam được vẽ trong Tập bản đồ Hồng Đức năm 1470. Đặc biệt, để bày tỏ lòng hiếu thảo của mình đối với Thượng Hoàng Trần Nhân Tông, vua Trần Anh Tông xây dựng tháp Phổ Minh.

Trải qua hơn bảy thế kỷ ngôi chùa vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, sự bề thế, vững chắc của tòa tháp như khẳng định sự trường tồn của lịch sử qua hai triều đại Lý - Trần.

Tại đây, Ni trưởng trụ trì rất hoan hỷ cho đoàn đảnh lễ Tam bảo mặc dù đã 8 giờ tối.

  1. Ngày thứ ba:

Đoàn viếng thăm đảnh lễ Tam Bảo chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc và được chư Tăng nơi đây đón tiếp và chứng minh lễ phóng sanh. Đặc biệt, tại chùa Kim Liên, chư Ni và Phật tử được đảnh lễ tam bảo và kính thăm sức khỏe Ni trưởng trụ trì.

Chuyến hành hương trở về chốn Tổ được khép lại vào 16 giờ ngày 10/01/2021, trong niềm hỷ lạc của toàn thể đại chúng.

Một số hình ảnh ghi nhận được:

TKN. Thích Nữ Huệ Hiếu

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khánh thành ngôi Tam bảo và Nhà khách chùa Vĩnh Trung

Sáng nay ngày 26/11/2024 ( 26/10/ Giáp Thìn) Chùa Vĩnh Trung xóm 2 - xã Khánh Mậu - huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức lễ Khánh Thành Ngôi Tam Bảo và Nhà Khách. Được sự cho phép của giáo hội phật giáo Việt Nam – huyện Yên Khánh và chính quyền xã Khánh Mậu sơn môn. Sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, sự giúp đỡ trợ duyên

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online