Lào Cai: Lễ hội mùa Xuân chùa Thiên Trúc năm 2023

PSO - Trong 2 ngày 21, 22 tháng giêng năm Quý Mão (tức ngày 11,12/02/2023), tại chùa Thiên Trúc (TT. Phố Lu, huyện Bảo Thắng, Lào Cai), BTS GHPGVN huyện Bảo Thắng đã long trọng tổ chức lễ hội mùa Xuân 2023.
Tham dự và chứng minh buổi lễ có ĐĐ.Thích Chân Tín - Ủy viên HĐTS, Phó ban Hướng dẫn Phật tử TƯ, Phó ban kiêm Chánh thư kí BTS GHPGVN tỉnh Lào Cai; ĐĐ Thích Chân Định - Ủy viên Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ, Ủy viên Thường trực BTS, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh Lào Cai; Trưởng BTS GHPGVN huyện Bảo Thắng, trụ trì chùa Thiên Trúc; ĐĐ Thích Chân Niệm - Ủy viên Ban Nghi lễ TƯ, Ủy viên Thường trực BTS, Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Lào Cai, Phó BTS GHPGVN huyện Bảo Thắng. Về phía chính quyền huyện Bảo Thắng có ông Nguyễn Quang Úy - Phó bí thư Thường trực Huyện Ủy; Ông Hoàng Anh Tuấn - Trưởng Ban dân vận Huyện Ủy; Ông Lê Trung Thành - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện Ủy; Ông Nguyễn Đức Bình - Phó Chủ tịch UBND huyện; Ông Ngô Hữu Tưởng - Trưởng Phòng nội vụ; Ông Lê Hải Thanh - Trưởng Phòng Văn hoá và thông tin Huyện cùng Đại diện các ban ngành đoàn thể của huyện Bảo Thắng. Đại biểu Thị trấn Phố Lu có Bà Dương Thị Tâm - Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND Thị trấn Phố Lu; cùng các ông bà tổ trưởng dân phố trên địa bàn, đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành chức năng địa phương và đông đảo bà con dân tộc cùng về tham dự. Bảo Thắng với diện tích trên 69 nghìn ha và trên 105 nghìn nhân khẩu. Toàn huyện có 17 dân tộc anh em chung sống ở 260 thôn, khu phố thuộc 12 xã và 3 thị trấn. Lễ hội chùa Thiên Trúc nhằm tăng cường quảng bá các giá trị văn hoá địa phương, khẳng định vai trò vị trí của Đức Phật, đức Thánh trong đời sống tâm linh của dân tộc. Duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân đối với các giá trị văn hoá dân tộc tại Bảo Thắng.
Lễ hội là nhịp cầu kết nối tri thức, yêu thương và tư tưởng tiến bộ, vun đắp văn hóa hòa bình cho toàn nhân loại, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc thực hành, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, mở rộng giao lưu văn hóa và phát triển du lịch của Việt Nam hiện nay, các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số càng có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, lễ hội góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Mặt khác, lễ hội trở thành yếu tố độc đáo có sức cuốn hút khách du lịch trong tỉnh. Nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi đã thu hút một lượng lớn khách du lịch, góp phần làm thay đổi bộ mặt, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Đơn cử như lễ hội Gầu Tào ở Pha Long, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai..... Trước đây chỉ là lễ hội của vùng Pha Long, nhưng ngày nay đã trở thành lễ hội chung của người Mông ở các huyện miền Đông tỉnh Lào Cai, thu hút đồng bào Mông ở Lào Cai, Hà Giang, Yên bái… tham gia. Từ việc chỉ có khoảng 500 người tham dự, đến nay lễ hội đã thu hút hàng ngàn người đồng bào dân tộc thiểu số. Lễ hội chùa Thiên trúc cũng trong ý nguyện đó và hoằng pháp vào đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bảo Thắng nói riêng
Xin trân trọng giới thiệu chùm ảnh lễ hội mùa xuân tại chùa Thiên Trúc:

Diệu Thái - Ảnh BTS Bảo Thắng

Download Android Download iOS
Danh sách lãnh đạo chủ chốt Ban Trị sự GHPGVN 08 tỉnh, thành phía Bắc mới sau sáp nhập

PSO - Sáng nay 1/7, Hội nghị công bố quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Bắc sau sáp nhập đã diễn ra tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ (Hà Nội). Hội nghị dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Lâm Đồng: Lễ tưởng niệm và cung tống kim quan Ni trưởng Thích Nữ Như Tâm (1940-2025)

Sáng nay, ngày 04/7/2025 (10 tháng 6 Ất Tỵ) Ban Tổ chức và môn đồ Pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm và cử hành lễ cung tống kim quan Ni trưởng Ni trưởng Thích Nữ Như Tâm trà tỳ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online