Nhị vị Thượng toạ Ban Hoằng pháp TƯ thuyết giảng chủ đề: “Thực tập thuyết giảng và rèn luyện kỹ năng thuyết giảng Online”

PSO - Nhằm giúp các học viên hiểu đúng nghĩa và trang bị những kiến thức, những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để có một bài thuyết giảng online tự tin và thành công, thuyết phục được cả những thính chúng khó tính nhất, Ban Hoằng pháp TƯ đã tổ chức chương trình Thực tập thuyết giảng và rèn luyện kỹ năng thuyết giảng online do nhị vị Thượng toạ: Thích Minh Nhẫn và Thích Phước Nghiêm – Phó ban Hoằng pháp TƯ chia sẻ đến các học viên khoá tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0 vào chiều ngày 31/7/2021 (nhằm ngày 22/6 năm Tân Sửu) trên địa chỉ học trực tuyến: trungtam.hoangphaponline.com. Thuyết giảng online được coi là nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều người. Có nhiều người khi thuyết giảng trực tiếp rất tốt, nhưng khi chuyển sang thuyết giảng online gặp nhiều lúng túng. Trong thời đại công nghệ 4.0, đặc biệt là thời kỳ COVID-19, việc gặp gỡ và thuyết giảng trực tiếp với thính chúng không thể thực hiện được. Tuy nhiên, với trọng trách là những nhà giảng sư, làm cách nào để tuyên truyền giáo lý Phật đà đến với thính chúng trong mọi hoàn cảnh chỉ có cách duy nhất là thuyết giảng online. Kỹ năng thuyết giảng Online đóng một vai trò quan trọng dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân cũng như của tập thể. Vậy làm cách nào để vượt qua nỗi sợ hãi và có được một bài thuyết trình online theo đúng như mong muốn?. Đối với thuyết giảng online điều đầu tiên giảng sư phải hiểu biết về công nghệ và sử dụng công nghệ trong lĩnh vực của mình một cách thuần thục; Chuẩn bị nội dung kiến thức và kỹ năng cần thiết về cách thức để có một bài thuyết giảng kỹ lưỡng; Rèn luyện tâm lý tự tin khi thuyết giảng online; Tập nói chuyện trước màn hình (không khán giả), điều chỉnh giọng nói, nhấn nhá ngữ điệu phù hợp; Chuẩn bị tâm lý tự tin khi nói chuyện trước máy tính, máy quay…;Thay đổi, điều chỉnh hành vi của mình (không thay đổi thính chúng đang nghe online) cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện tại (sự khác nhau khi tương tác trong thuyết giảng trực tiếp và online); Bình tĩnh khắc phục, xử lý những khó khăn, những vấn đề gặp phải trong quá trình chuẩn bị thuyết giảng; Thời gian 30-45 phút/1 bài giảng (kiểm soát thời gian, không nên giảng thời gian quá dài); Tập thực hành, thuyết giảng những bài pháp ngắn 3-5-10 phút (ghi hình lại để tập, luyện) để có nền tảng kiến thức có thể chia sẻ ở bất cứ thời gian, không gian, địa điểm nào; Luôn làm chủ được cảm xúc, phải tự tin bởi đây là yếu tố giao tiếp tương tác trong quá trình thuyết giảng online. Sức mạnh của bài thuyết giảng online cũng tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại của giảng sư. Điệu bộ, giọng nói, văn chương, giáo lý phải chuẩn bị kỹ lưỡng (giảng sư phải thể hiện được oai nghi khi lên pháp toà trong mắt thính chúng). Giảng bằng chất tu tập, kinh nghiệm và sự thấm nhuần giáo lý đức Phật để chia sẻ với thính chúng thì bài giảng dễ dàng đi vào lòng người; Giảng đề tài nào dẫn chứng đưa vào phải phù hợp với đề tài đó; Tuân thủ 4 yếu tố: “Giáo, Cơ, Thời, Xứ” giảng phái đúng theo lý đạo của Phật, cách hành trì phải hợp căn cơ của chính mình, thời gian và địa điểm phù hợp. Đặc biệt giảng sư phải làm chủ bài giảng của mình. Bài giảng có chất lượng Phật pháp đó là khi thính chúng nghe và áp dụng thực hành vào trong cuộc sống hàng ngày. Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Ban Hoằng pháp TƯ đã ứng dụng công nghệ vào công tác hoằng pháp. Ngoài những giảng sư chuyên nghiệp, mong muốn các Tăng Ni trụ trì “nhất tăng nhất tự” có cơ hội tiếp cận các kỹ năng hoằng pháp để giảng pháp online rộng rãi. Ban Hoằng pháp TƯ đã kịp thời tổ chức khóa tập huấn huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0 nhằm trang bị cho chư vị giảng sư và chư Tăng Ni đã tốt nghiệp chuyên ngành Hoằng pháp nắm bắt các kỹ thuật để ứng dụng thiết lập phòng họp trực tuyến và thiết lập hệ thống giảng dạy online trên website để về thực hành để thuyết giảng trực tuyến nhằm tiếp cận nhiều đối tượng, thời gian, địa điểm khác nhau trên nền tảng mạng xã hội. ViệcThực tập thuyết giảng và rèn luyện kỹ năng thuyết giảng onlinemột cách hiệu quả đó chính là kỹ năng thiết yếu đối với một vị giảng sư. Cách thức và cử chỉ thuyết giảng có hiệu quả sẽ giúp giảng sư truyền  tải thông điệp, giáo lý của đức Phật đến với thính chúng. Sau mỗi bài giảng, giảng sư nên tóm lược hoặc đúc kết lại bài giảng để thính chúng tiếp thu, dễ nhớ để thực hành, tu tập sửa mình đó chính là thành công của một vị giảng sư.

PSO

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online