Núi Bà Đen, Tây Ninh tổ chức Đại lễ dâng đăng lớn bậc nhất năm trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Nghe đọc bài:

Đại lễ dâng đăng với quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Núi Bà Đen, Tây Ninh sẽ được tổ chức vào đúng dịp Rằm Tháng Giêng, trong hai tối 24 & 25/2/2024, từ 18h00, với nghi thức dâng hàng trăm ngàn ngọn đăng cùng nhiều hoạt động nghệ thuật, trải nghiệm hấp dẫn. 

 

Hàng trăm ngàn ngọn đăng thắp sáng ước nguyện đầu năm

 

Trong văn hóa Phật giáo, ngày rằm tháng Giêng là ngày trọng đại, đẹp nhất trong năm và có ý nghĩa rất đặc biệt để người dân gửi gắm ước nguyện cho cả năm an yên, trọn vẹn. Theo quan niệm, ngày Rằm đầu tiên trong năm, đức Phật giáng lâm tại các chùa, để chứng độ lòng thành của các tín đồ. Vì vậy, đi lễ chùa đã trở thành nghi thức quan trọng của người dân trong ngày này, bởi quan niệm đi lễ cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng.

Chiêm bái Đại tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi đã trở thành thói quen của người dân Nam Bộ

Tại núi Bà Đen (Tây Ninh) dịp này, hàng trăm ngàn người dân và du khách tìm đến hệ thống chùa Bà để tỏ lòng tôn kính trước Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát và cầu ước cho một năm mới nhiều sức khỏe, tài lộc và may mắn. Không chỉ hành hương cầu an lành may phước tại hệ thống chùa Bà, chiêm bái Đại tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi đã trở thành thói quen của người dân Nam bộ. Và năm nay, du khách, Phật tử có thêm một điểm phải ghé thăm, đó là tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn bậc nhất thế giới tại khu vực đỉnh núi Bà, để mong cầu bình an, tài lộc.

 

Đặc biệt, tại đỉnh núi Bà Đen năm nay, du khách còn được tham dự Đại lễ dâng đăng Rằm tháng Giêng được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, diễn ra trong hai tối 24&25/2/2024, từ 18h00.

Du khách mang theo lời ước nguyện, tự tay viết lên đèn đăng, dâng trước Phật Bà 

Theo đó, hàng trăm ngàn ngọn đăng sẽ được thắp sáng tại khu vực quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, mang theo lời ước nguyện tự tay du khách và Phật tử viết lên đèn đăng, dâng trước Phật Bà, cầu mong một năm mới an lành, may mắn.

Hành hương mùa lễ tháng Giêng tới núi Bà sẽ là hành trình của Từ Bi và Hỷ Xả 

Sau nghi thức dâng đăng trước Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, đại lễ dâng đăng sẽ được tiếp diễn tại khu vực tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, nơi hàng chục ngàn ngọn đăng được thắp lên trên những bậc thang theo vòm cánh cung bao quanh tôn tượng thiêng liêng, để hành trình hành hương về miền đất thiêng Núi Bà kết nối trọn vẹn tứ vô lượng tâm, từ sự Từ Bi nơi tượng Phật Bà tới tâm Hỷ Xả của Bồ Tát Di Lặc. Và như thế, hành hương mùa lễ tháng Giêng quan trọng nhất năm tới núi Bà Tây Ninh sẽ là hành trình của Từ Bi và Hỷ Xả, của an lành và may mắn, tài lộc cả năm.

 

Gửi tâm nguyện bình an qua những show nghệ thuật Phật giáo

 

Không chỉ mang tới du khách một đại lễ dâng đăng lớn nhất từ trước nay trong dịp Rằm Tháng Giêng, tạo nên một biển hoa đăng lung linh chưa từng có trên đỉnh thiêng, những ngày này, Núi Bà Đen còn là một “sân khấu nghệ thuật Phật giáo” đầy cảm xúc, với những tiết mục trình diễn mang đậm sắc màu văn hóa thiền.

 

Ngay trước khi nghi thức dâng đăng diễn ra tối 24/2, du khách, Phật tử tới đỉnh núi Bà sẽ được thưởng thức và gửi tâm nguyện bình an cho năm mới, qua các tiết mục nghệ thuật Phật giáo đặc sắc, do các ca sỹ và nghệ sỹ, nhóm múa đến từ TPHCM thể hiện, tại khu vực tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn.

Show trình diễn nhạc nước độc đáo tại khu vực tôn tượng Bồ Tát Di Lặc 

Chương trình nghệ thuật Phật giáo còn được đặc biệt dàn dựng kết hợp với show trình diễn nhạc nước độc đáo tại khu vực tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, tạo nên những khoảnh khắc tâm linh màu nhiệm, đưa du khách, Phật tử vào một hành trình tứ vô lượng tâm Từ -Bi -Hỷ -Xả vẹn tròn thân, tâm, trí, để cảm nhận nguồn năng lượng an nhiên thấm trong từng mạch nguồn hơi thở, cho một năm mới thật an lành, may mắn.

Hành trình chiêm bái hai tôn tượng là hành trình khởi đầu của cho một năm nhiều an lành, hỷ lạc

Với nhiều du khách tới Núi Bà Tây Ninh từ đầu xuân Giáp Thìn đến nay, việc chiêm bái tôn tượng Bồ Tát Di Lặc cao 36m, được ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo mô thức bậc thang với 54 lớp, một phương thức tạo hình chưa từng có tại Việt Nam là một trải nghiệm đặc biệt may mắn trong dịp đầu năm mới, bởi Bồ Tát Di Lặc tượng trưng cho Hỷ Xả, cho tài lộc, vui vẻ, hạnh phúc. Bởi thế, việc đại lễ dâng đăng lần đầu tiên được tổ chức quy mô lớn trên đỉnh núi Bà, với nghi thức dâng đăng cùng các hoạt động nghệ thuật đặc biệt kết nối hành trình chiêm bái hai tôn tượng kỳ vĩ nơi đỉnh núi thiêng cũng là hành trình khởi đầu của cho một năm nhiều an lành, hỷ lạc với mỗi du khách chọn đến Núi Bà Đen dịp rằm tháng Giêng này.

 

Download Android Download iOS
Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4000 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4000 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online