Ông Nguyễn Phúc Nguyên chia sẻ “Luật Tín ngưỡng Tôn giáo và các vấn đề pháp luật liên quan đến hoạt động tín ngưỡng Tôn giáo”

PSO - Chiều ngày 24/7/2021 (nhằm ngày 15/6 năm Tân Sửu), các học viên khoá 1 - tại khoá tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0 đã được nghe Ông Nguyễn Phúc Nguyên - Vụ trưởng vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ chia sẻ “Luật Tín ngưỡng Tôn giáo và các vấn đề pháp luật liên quan đến hoạt động tín ngưỡng Tôn giáo” trên địa chỉ học trực tuyến trungtam.hoangphaponline.com. Trong cuộc sống, đặc biệt xã hội ngày nay, xây dựng Nhà nước pháp quyền thì mỗi một công dân tong xã hội am hiểu về pháp luật là điều rất quan trọng. Với các Tăng Ni trong Ban Hoằng pháp thì việc có kiến thức về pháp luật lại càng quan trọng hơn. Có 3 góc độ (đối tượng) chính: Công dân (phải am hiểu pháp luật, có kiến thức pháp luật là rất cần thiết trong xã hội, cộng đồng; Tu sĩ hiểu biết pháp luật để chấp hành và tuân thủ trong các hoạt động tôn giáo, vì sau tu sĩ là các tín đồ nên khi am hiểu các Hiến chương Giáo hội và các Luật tín ngưỡng Tôn giáo với vai trò người tu hành để hướng dẫn cho tín đồ là điều rất quan trọng; Những hoằng pháp viên phải hiểu biết pháp luật bởi đây là lực lượng giúp cho Tăng Ni, tín đồ phật tử tuyên truyền những Giáo lý Phật đà trong đời sống xã hội và khi hiểu biết về pháp luật sẽ là nhà tuyên truyền luật pháp cho tín đồ hiểu về tín ngưỡng tôn giáo, làm đúng, làm trúng. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Luật ra đời đã tạo hành lang pháp lý để thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo và nhân dân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, phù hợp với thực tiễn đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Khi luật ra đời và đến khi có hiệu lực trải qua một thời gian rất dài để có sự chuẩn bị và đã được các tổ chức, cá nhân tôn giáo và người dân đón nhận, yên tâm, phấn khởi trong việc sống đạo và giữ đạo, chấp hành nghiêm pháp luật khi thực hiện các hoạt động tôn giáo, tích cực tham gia các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, từ thiện nhân đạo... Trong buổi chia sẻ ông Nguyễn Phúc Nguyên gửi đến các học viên 3 nội dung chính: Hệ thống lại quy định về Luật và Nghị định liên quan đến luật tín ngưỡng tôn giáo; Những khó khăn, tồn tại liên quan trực tiếp đến luật; Những vấn đề liên quan đến hoạt động Phật giáo. Hệ thống lại quy định về Luật và Nghị định liên quan đến luật tín ngưỡng tôn giáo: Luật là bước chuyển từ Pháp lệnh đến Luật, quy phạm pháp luật cao hơn. Từ khi triển khai đến khi có hiệu lực đã được các tổ chức trong nước và nước ngoài đánh gía rất cao về sự đổi mới đó là: Mở rộng chủ thể mọi người (kể cả những người đang hạn chế, mất quyền công dân, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam) có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo; Những khái niệm chưa cụ thể, những khó khăn, tồn tại liên quan trực tiếp đến người tiếp cận. Các từ như chức sắc, chức việc (những người đang tham gia vào hoạt động của Giáo hội), sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo…bộ khái niệm cũng rõ ràng hơn, dễ tiếp cận hơn; Mở rộng chủ thể tôn giáo tập trung cả 2 chiều cho tổ chức tôn giáo đã công nhận và cả các tổ chức đang trong quá trình xin được công nhận. Luật đã cho phép đăng ký sinh hoạt chủ thể tôn giáo tập trung; Rút ngắn thời hạn giải quyết đối với tổ chức tôn giáo. Đây là ưu điểm vượt trội mà chúng ta đã cởi mở thông thoáng, nội dung, thời gian, thời hạn khi tiếp nhận văn bản phải trả lời (nếu như các cơ quan thẩm quyền quản lý nhà nước không trả lời thì tổ chức tôn giáo có quyền trả lời) và đã được các tổ chức nước ngoài đánh giá cao; Đào tạo và bồi dưỡng trong Phật giáo đạo Phật lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Phật giáo có môi trường đạo tạo rất thuận lợi đã được luật cho phép, hiện nay đã có 3 trường Học viện Phật giáo (Hà Nội, Huế, TP,HCM) đã đủ điều kiện đào tạo trình độ Thạc sĩ Phật học; Hoạt động tôn giáo người nước ngoài được mở rộng, cởi mở hơn giúp cho người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam được thuận lợi; Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm những chức sắc, tín đồ và cả những người quản lý nhà nước về tôn giáo nếu có vi phạm cũng sẽ bị xử lý. Những khó khăn trong việc thực hiện luật liên quan đến Phật giáo: Hiện nay, có một số vấn đề cần phải cụ thể, rõ ràng hơn để. Có những vướng mắc khi thực hiện luật như: Giáo hội hành chính hiện có 3 cấp trực thuộc: Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Trong khi đó chùa chỉ là đơn vị cơ sở tôn giáo, không thuộc tổ chức trực thuộc nên dẫn đến vướng mắc về xây dựng, thành lập, con dấu... Các cơ sở tự viện sau ngày 01/01/2018 được thành lập thì không được cấp con dấu. Còn những chùa đã được cấp con dấu trước đó có phải bị thu hồi hay không? đây là điều mà Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Công an đang làm việc để giải quyết. Trước mắt, thời điểm này những chùa được thành lập trước ngày 01/01/2018 đã có con dấu vẫn tiếp tục xử dụng để hoạt động; Pháp nhân và pháp nhân phi thương mại: Theo quy định của Luật, các tổ chức tôn giáo được thành lập trước khi Luật có hiệu lực gọi là tổ chức pháp nhân. TƯGH là tổ chức pháp nhân, vì vậy có thể đăng ký pháp nhân phi thương mại cho các tổ chức trực thuộc của mình. Các tổ chức trực thuộc là Ban Trị sự tỉnh, huyện muốn được cấp phép pháp nhân phi thương mại thì phải tách bạch được tài sản của mình; Mở rộng chủ thể sinh hoạt tôn giáo tập trung: HĐTS TƯ là chủ thể đứng ra đăng ký tôn giáo tập trung cho nhóm tín đồ chưa có tổ chức Phật giáo. Việt sinh hoạt tôn giáo tập trung (gồm các cá nhân, đơn lẻ trong phạm vi nhỏ, hẹp tại địa điểm phục vụ cho cá nhân tại tư gia), khác với hoạt động được tổ chức tại các chùa, từ viện. Thẩm quyền quyết định cho phép hoạt động tôn giáo tập trung đó do cấp xã cấp. Hiện nay đang gặp phải bất cập đó là TƯGH làm trực tiếp với cấp xã sẽ rất khó kiểm soát. TƯGH muốn uỷ quyền cho cấp tỉnh, huyện lại vướng về pháp nhân phi thương mại. Trước thực tế đó, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có những văn bản hướng dẫn TƯGH trong lúc chưa thể uỷ quyền pháp nhân phi thương mại được thì có thể uỷ quyền cho cá nhân là Trưởng, Phó ban Trị sự cấp tỉnh với điều kiện vị đấy phải là uỷ viên HĐTS để thực hiện ký quyết định cho việc sinh hoạt tôn giáo tập trung (uỷ quyền cá nhân sẽ có hiệu lực khi có vụ việc nào uỷ quyền vụ việc đó); Các công trình tôn giáo (tượng phật) tại các tư gia: Hiện nay các quy định về việc tượng Phật tại tư gia khi tín đồ dựng tượng phật bên ngoài cơ sở thờ tự hiện chưa cụ thể. Các quy định về cấp phép, kích thước mà tín đồ có nhu cầu thì giải quyết như thế nào…; Đất đai xây dựng: Nhu cầu mở rộng khuôn viên, cơ sở thờ, mở rộng hoạt động là chính đáng thì giải quyết, tuy nhiên có nhiều cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu, chuyển đổi mục đích xử dụng…còn nhiều vấn đề Ban Tôn giáo đang trao đổi và làm việc với các bên liên quan.. Những vấn đề liên quan đến hoạt động trong Phật giáo: Hiện vẫn còn rất nhiều những vẫn đề còn tồn tại liên quan trong Phật giáo. Như trước đây, xuất gia là chức sắc; tín đồ tại gia là chức việc. Nhưng trong Luật tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 có sự thay đổi: Chức sắc là tín đồ (xuất gia), chức việc là người được tổ chức giao, bầu cử, suy cử, bổ nhiệm... để được làm việc trong tổ chức…Như vậy vị trụ trì chùa không phải là chức việc bởi chùa không phải là tổ chức trực thuộc. Những bất cập này Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đã có những văn bản tháo gỡ cho phù hợp: Chùa không thuộc tổ chức trực thuộc nhưng là tổ chức của tôn giáo vì vậy vị trụ trì sau khi được Giáo hội bổ nhiệm sẽ được xem là chức việc trong tổ chức tôn giáo. Hiện nay, Ban Tôn giáo đang sơ kết luật và luôn lắng nghe những ý kiến, phản ảnh của các cấp Giáo hội hội để làm việc với các cơ quan chức năng có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh và giải quyết những bất cập. Tóm lại, hơn 3 năm triển khai thi hành luật cho thấy, công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên cũng còn những khó khăn, bất cập. Ở nhiều địa phương còn có những cách hiểu và áp dụng chưa thống nhất về một số từ ngữ trong luật, ví dụ cách hiểu về hoạt động tín ngưỡng và lễ hội tín ngưỡng, chức sắc và chức việc, địa điểm hợp pháp, tổ chức tôn giáo trực thuộc... gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Hay vấn đề đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung được quy định trong luật đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của nhiều chủ thể, tuy nhiên cũng còn những băn khoăn như luật quy định UBND cấp xã là cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung là “nặng” và không phù hợp… Ngoài ra, các vấn đề về tổ chức tôn giáo trực thuộc; pháp nhân của tổ chức tôn giáo trực thuộc; về phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành... cũng đang có những băn khoăn trong quá trình thực hiện. Hiện nay, các tổ chức tôn giáo có gần 27 nghìn cơ sở thờ tự thì trong đó Phật giáo chiếm hơn 18 nghìn. Với số lượng đông đảo như vậy GHPGVN phải thực hiện đúng, nắm đúng và hiểu rõ những quy định chung để triển khai xuống các cấp thực hiện cho đúng các quy định pháp luật. Phật giáo là tôn giáo có vị thế nhất định trong đời sống xã hội, luôn đồng hành cùng dân tộc, có nhiều đóng góp cho đất nước trong việc thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội... Vì vậy, TƯGH phải có những cách thức điều chỉnh để không cho kẻ xấu làm ảnh hưởng đến GHPGVN và các Tăng Ni. Tích cực, chủ động, chấp hành pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo cũng như pháp luật liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo sống “Tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xây dựng, củng cố mối quan hệ đoàn kết giữa các tổ chức tôn giáo góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

PSO

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online