Thiền sư Ottamathara Myanmar nhận bằng Tiến sĩ và Tiến sĩ danh dự tại Sri Lanka

Nghe đọc bài:

PSO - Chiều ngày 16/07/2024 dl (nhằm ngày 11/06/ Giáp Thìn) tại Hội trường Lotus Auditorium (BMICH – Bandaranaike Memorial International Conference Hall, Mihilaka Medura, Colombo 00700, Sri Lanka, đã diễn ra buổi lễ nhận bằng Tiến sĩ và Tiến sĩ Danh Dự do trường Đại học Universidad Autónoma de Chiapas Mexico, Bắc Mỹ và Đại học University of Allahabad, University Road, Old Katra, Prayagraj (Allahabad), Uttar Pradesh – 211002, cơ sở tại đất nước Quốc giáo Srilanka trao tặng. Vì những đóng góp và những nỗ lực trong việc tu tập hoằng Pháp hiệu quả của Thiền sư Ottamthara đối với Phật giáo và xã hội hiện đại.

Tham dự buổi lễ về phía chính quyền Srilanka có: 

1.Ngài Tổng Thống thứ 6 Maithripala Sirisena.

2.Cựu Chánh án Sarath N Silva.

3.Diễn giả Karu Jayasuriya kiêm Chính trị gia Srilanka.

4.Tiến sĩ Wijeyadasa Rajapakshe, Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Sudarshani Fernandopulle, Bộ Trưởng Tiểu bang về Cải cách và Phục hồi Nhà tù.

5. Thành viên Quốc Hội Srilanka, ông Minister Vidura Wickremanayake, Chính trị gia, Bộ Trưởng Bộ Phật giáo, các vấn đề tôn giáo và văn hóa. Ông là con trai cựu Thủ tướng Srilanka là ngài Ratnasiri Wickremanayake.

6. Ngài chính trị gia, thành viên Danh sách Quốc gia của Nghị Viện Srilanka, ông Attanayake Mudiyanselage Kudabanda Tissa Attanayake.

Tham dự buổi lễ về phía Giáo hội Srilanka có: 

1.Hòa Thượng Giáo sư Tiến sĩ Nainmala Dharma Dassi – Trưởng khoa Nghiên cứu Phật giáo và Mahapali, Đại học Jayawardenepura.

2. Ngài Itademaliya Indasara, Cựu Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Pali và Phật giáo Srilanka

3. Hòa Thượng Muruththettuwe Ananda Nayaka Thero, Viện Trưởng Trường Đại học Colombo.

4.Hòa Thượng Phó Tăng Thống Sahitya Chakravarthy, Anunayaka Sahitya Chakravarti thuộc dòng phái Malvathu.

Buổi lễ có khoảng 500 khách mời. Ngoài quý quan khách của Chính Phủ, đại diện Chức sắc giáo hội Srilanka, còn có khoảng 200 Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni; đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới trí thức, Thầy Cô giáo và học sinh, sinh viên… Cảnh sát trưởng của Thủ Tướng tháp tùng và hỗ trợ sự kiện; cùng hơn 30 cảnh sát phục vụ buổi lễ trước đó nhiều ngày và trong suốt thời gian diễn ra buổi lễ. Nhằm thể hiện sự hiếu khách và để đảm bảo buổi lễ trang nghiêm nhất.

Theo 2 bộ sử của Sri Lanka là Mahāvamsa (Đại sử) và Dipavamsa (Đảo sử), trước khi Phật giáo được du nhập chính thức đến Sri Lanka thì Đức Phật đã đến Sri Lanka ba lần. Lần đầu, Ngài đến Mahinyangana - nơi tụ lạc Yaksa sau 9 tháng Phật thành đạo. Đức Phật đã quy y cho những yaksa, vua Rồng Maniakkhika từ Kelaniya đến Mahinyangana. Lần hai, 5 năm sau ngày Đức Phật thành đạo, Ngài đã đến Nagadipa (đảo Rồng, nay thuộc tỉnh Jaffna) hòa giải, trao lại ngai vàng cho vua Rồng Maniakhika ở Kelaniya. Lần thứ ba, Đức Phật đến Kelaniya cùng với 500 vị đệ tử, Ngài đã in bàn chân trái lên trên đỉnh núi Sumanakuta/ Adam’s Peak (nay là Samanalakanda) theo lời thỉnh nguyện của thái tử Rồng tên Sumanasaman. Đất nước Sri Lanka văn hóa lâu đời vốn thấm nhuần Phật giáo, nhất là Phật giáo Nguyên thủy, nên có nhiều nét tương đồng với Phật giáo Myanmar và quốc gia người dân hiền lành thuần Phật giáo này.

Phật giáo Nguyên thủy chiếm số lượng hầu hết và Phật giáo là tôn giáo cấp Nhà nước của Srilanka, chiếm 70,19% tín đồ dân chúng (theo thống kê từ năm 2012). Sri Lanka là hòn đảo, cũng là trung tâm tu học Phật giáo lớn từ khi Phật giáo du nhập vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên (sau kỳ kết tập thứ ba bởi trưởng lão Arhanthà Mahinda, con trai của Hoàng đế Ashoka). Khi Ngài Mahinda đến Sri Lanka, đã mời em gái mình - Ni trưởng Sangamitta mang cây bồ đề từ cây nơi Đức Phật thành đạo đến Sri Lanka, xây dựng tu viện Phật giáo đầu tiên tại đây; và Ngài cũng xây nhiều tu viện khác mời các đại sư Ấn Độ đến. Học giả Buddhaaghosa (Ngài Phật Âm/ Giác Âm), là một luận sư, dịch giả và triết gia Ấn Độ vào thế kỷ thứ 5 của Thượng tọa bộ ghi lại dấu ấn tu tập hoằng Pháp nhiều tại Sri Lanka. Ngài đã viết 19 bài luận về Luật tạng và về các Bộ kinh, nổi tiếng với bộ Thanh tịnh đạo (pi. visuddhi-magga). Đất nước này cũng là nơi bảo tồn kinh điển Pāli lâu đời nhất. Từ trong quá khứ, các vị vua Sri Lanka luôn có công trong việc duy trì phát triển Phật giáo. Do đó, chư Tăng luôn giữ vị trí quan trọng và được Chính Phủ Sri Lanka nể vị. 

Chính Phủ Sri Lanka đón Ngài Thiền sư Ottamthara và đoàn khách mời trên phương diện khách quý, đã kí văn bản cử 2 Cảnh sát tháp tùng đoàn, đảm bảo giao thông tuyến đường đi và thời gian thuận duyên để đoàn đến thăm các điểm Srilanka.

Tại buổi lễ, nhiều ý kiến lãnh đạo cấp cao của Chính Phủ Sri Lanka đã phát biểu rất ý nghĩa, tán thán, chúc mừng và gửi nhiều tin tưởng của chính quyền và Trưởng lão Srilanka đến Thiền sư Ottamthara.

Quý Ngài cũng tri ân sâu sắc đất nước Quốc giáo Myanmar với những đóng góp to lớn cho Phật giáo Châu Á và thế giới; tri nhận những bậc Thầy nỗi lạc về Pháp Học, Pháp Hành, Pháp Thành đã xuất hiện và đang xuất hiện ở Myanmar; thể hiện niềm tự hào về Phật giáo tại Myanmar và Srilanka, mong muốn cùng hợp tác sâu sắc giữa hai quốc gia trên nhiều lĩnh vực của Phật giáo. 

Sau khoảng 10 phát biểu của đại diện quý cấp cao của Chính quyền và Giáo Hội Srilanka, Thầy Trần Việt Quân – Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, người sáng lập và giảng viên tại Viện Đào Tạo Bách Khoa (BKE); sáng lập và cố vấn Hệ thống trường Xanh Tuệ Đức; sáng lập và giảng viên Câu Lạc Bộ dạy con nên người và Cộng đồng Sống Tử Tế… đã phát biểu tại buổi lễ trước quý quan khách: ông và bà xã Nguyễn Đoàn Kim Sơn - nhà sáng lập, chủ tịch HĐQT Bách Khoa Group; sáng lập, cố vấn chuỗi hệ thống trường Pathway Tuệ Đức; sáng lập, chủ tịch HĐQT chuỗi hệ thống trường Xanh Tuệ Đức; sáng lập, thành viên HĐQT Viện Đào Tạo Bách Khoa; sáng lập, chủ tịch HĐQT trường Cao Đẳng Quốc Tế Tuệ Đức; diễn giả chương trình Lãnh đạo chính mình,  Quy luật gieo hạt, Hạnh phúc tuổi già, Hôn nhân hạnh phúc, Doanh nghiệp hạnh phúc…; tâm nguyện “Đi tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người khác”; hai người “vừa là bạn đời vừa là bạn đạo” đã đồng hành cùng nhau từ thời sinh viên; nhiều năm qua luôn cố gắng tinh tấn trong việc nghiêm túc nghiên cứu và thực hành lời Phật dạy; càng nghiên cứu triết học Phật giáo và trải nghiệm Phật pháp trong đời sống hàng ngày cả hai càng thấy rõ hơn chân lý Sự Thật của Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế, 37 phẩm trợ đạo; giá trị của Ngũ giới, Thập Thiện nghiệp, sự hoàn hảo của con đường Trung Đạo; vì vậy luôn nỗ lực hộ độ chư Tăng Ni chân tu và tích cực phụng sự an sinh xã hội một cách tự nguyện.

Suốt 15 năm, với niềm tin tuyệt đối vào Tam bảo, cả hai đã theo học với nhiều vị thầy lớn khác nhau ở nhiều hệ phái: Theravada (Nguyên thủy), Đại thừa, Khất sĩ, Kim Càng thừa… tại Việt Nam và trên thế giới. Thiền sư Ottamathara là một trong số quý Ngài vợ chồng Thầy Cô hộ độ gần 10 năm nay. Tinh thần hộ độ của hai vị: cả với Tăng đoàn rộng lớn không phân biệt quốc gia, vùng miền, hệ phái; những mong Chánh pháp được trường tồn, Phật giáo ứng dụng rộng rãi trong nhân gian, để nhân loại sống hạnh phúc; nhất là trong xã hội ngày nay nhiều mối đe dọa của chiến tranh, bệnh dịch, xung đột… Bài phát biểu cũng thể hiện niềm tự hào quốc gia Việt Nam trọng hoà bình, trọng nghĩa tình, có chữ tín và trách nhiệm; văn hoá Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa trên 2000 năm du nhập và tiếp biến quyện hoà trong tâm hồn người Việt như một lẽ sống tự nhiên dù Phật giáo không phải là Quốc giáo. Tiếp nhận tinh thần Phật giáo, hai Thầy Cô cũng hướng đến xây dựng tiêu chí lan truyền cảm hứng thiện lành cho học trò rằng: “cuộc đời ko phải là đấu tranh, cuộc đời chính là tình bạn, hãy sống và lan tỏa điều tử tế” và lời cầu nguyện chánh pháp mãi được trường tồn và xây dựng thế giới hòa bình tốt đẹp hơn.

Buổi lễ nhận bằng Tiến Sĩ, Tiến sĩ Danh Dự của Thiền sư Ottamathara và kết duyên quý quan khách lãnh đạo Chính Phủ Sri Lanka, Giáo Hội Sri Lanka với sự tham gia của đông đảo phóng viên báo chính thống Chính Phủ Sri Lanka. Ban Tổ Chức đã điểm lại video về cuộc đời, sự nghiệp tu đạo, những đóng góp của Thiền sư Ottamathara với Phật giáo Myanmar và Phật giáo thế giới thời hiện đại. Khoảng gần 10 báo đài đã cùng đưa tin và phỏng vấn ngay tại buổi lễ. 

Đề tài luận án của Thiền sư Ottamathara trong suốt hơn 4 năm qua là “The Buddhist Perspective of Practical Education” (Quan điểm Phật giáo về giáo dục ứng dụng, đã thể hiện được tinh thần Bồ-tát hạnh, Phật giáo nhập thế thông qua Tứ nhiếp pháp (Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự); thể hiện sự vận dụng tinh thần Ngũ minh thuần thục ứng dụng đạo vào đời, nhất là thời hiện đại sao cho hiệu quả với bối cảnh xã hội Myanmar và Quốc Tế hiện nay. 

Nội minh là phải có kiến thức về nột điển Phật giáo. Sự hiểu giáo giáo lý đạo Phật của Ngài Ottamathara được thể hiện qua 5-6 đầu sách xuất bản và những lời dạy của Ngài trên 20 năm qua. Chánh kiến – sự hiểu giáo lý để thực hành chánh niệm tỉnh giác, tránh tình trạng lộn xộn, mê tín, cầu hướng ngoại Thần Thánh xin ban phước. Ngài Thiền sư Ottamathara luôn hướng dẫn hội chúng tin và hiểu sâu Nhân Qủa, Nghiệp lực, nhấn mạnh vào sự thật Chân Đế. Vì vậy Ngài luôn khuyến khích Tăng Ni cư sĩ thực hành parami với các thiện pháp không giới hạn, thân và tâm chỉ để làm chỉ để sử dụng, làm và làm với sự không dính mắc, xả ly khỏi đối tượng, con người, hoàn cảnh, không gian thời gian… trong Vô ngã khi thấu triệt lý Duyên khởi và bản chất Vô thường luôn luôn mới với niết-bàn hiện tại lạc trú (mà cũng không bám víu vào từng sát-na của hiện tại)…. Kinh, Luật, Luận đều đề cập đến các Pháp số căn bản nhất của giới-định-tuệ, văn-tư-tu, Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, 37 phẩm trợ đạo. Tư tưởng Thiền Viapassana của Ngài Ottamathara vì vậy gần với “hệ thống Bát-nhã” chủ trương vạn pháp là không thực để chạm đến tánh biết chân không; gần với “Hệ thống Pháp tướng”, chỉ ra vạn pháp không thực tánh, có là do thức biến; gần với “Hệ thống Pháp tánh”, chủ trương đạt đến chơn như, các pháp đều do chơn như Duyên khởi mà có. 

Thiền sư Ottamathara luôn nhấn mạnh đến sự phong phú của những lời dạy và truyền thống tu tập của các Tổ Sư, các Thiền sư, nhưng sự hiểu đúng chỉ có một. Và Ngài cũng nhấn mạnh việc dạy đạo và hiểu đạo không phải là dễ, nhưng kham nhẫn, tinh tấn, tin tưởng và xả ly sẽ làm được. Có thể nói, trong hoằng Pháp, sự hiểu biết về nội điển là điều quan trọng bậc nhất. Và Ngài Thiền sư có Pháp nên Ngài có thể diệu dụng ở mọi đối tượng, hội chúng, vùng miền, căn cơ với trí tuê, từ tâm và sự bất hại.

Ngoài ra, trong hoằng pháp, vấn đề Nhân minh học, trình bày Phật Pháp rõ ràng, khúc chiết, mạch lạc, dễ hiểu, cũng được Thiền sư vận dụng linh hoạt trong sự chân thật, phong phú, luôn mới mẻ hấp dẫn đối với Thiền sinh mà vẫn trong Sự Thật gốc. Những nội dung này đều được điểm trong Luận án. Việc vận dụng Thanh minh - những văn tự, âm thanh, văn học; dạy Pháp bằng tiếng Myanmar và tiếng Anh, đã giúp Thiền sư Ottamathara phổ biến rộng rãi giáo Pháp ra Quốc tế. Ngài thông hiểu về các sinh ngữ, giúp cho các học trò phiên dịch và trước tác, do đó nhiều bộ sách Thiền học đã ra đời  nơi nhiều nhà xuất bản chính thống ở một số quốc gia đã góp phần làm cho nền văn học Thiền thế giới đa dạng và thúc đẩy Phật giáo thế giới phát triển. 

Tại các trường Thiền của Ngài Ottamathara quản lý, vấn đề Công xảo minh, đề cập đến công nghệ và kỹ thuật cũng được ứng dụng trong các xưởng sản xuất tượng, may mặc Pháp Phục, trồng rau, xây dựng… mà Ngài chỉ ra cho cư sĩ về nương tựa tại các trường Thiền triển khai. Nhờ đó mà đảm bảo điều kiện kinh tế, hỗ trợ Tăng Ni cư sĩ Thabarwa yên tâm tu tập. Từ đó mở rộng các hoạt động cứu tế, giúp đỡ mọi cảnh đời hữu duyên. Việc vận dụng công nghệ và kỹ thuật vào phụng sự Tăng đoàn Thabarwa và nhân loại, thể theo lòng vị tha vô ngã, trí tuệ siêu xuất của Ngài Thiền sư và Pháp luôn linh động; nhất là trong điều kiện nội chiến kéo dài ở Myanamar hiện nay và nghèo đói đang báo động lớn ở đất nước quốc giáo này. Rất cần sự chung tay và quan tâm của cộng đồng Tăng già và Phật tử Quốc Tế yểm trợ để Phật giáo tại Myanamr tiếp tục đứng hàng đầu về tôn giáo Phật tại đất nước Quốc giáo này như Sri Lanka.

Y phương minh, các phương pháp chữa bệnh, sử dụng thuốc men, hỗ trợ Tăng Ni và cư sĩ cũng được Thiền sư Ottamathara đặc biệt quan tâm. Ngài đã mở khá nhiều các Bệnh Viện Pháp Bảo miễn phí. Ngài vừa nâng đỡ tâm của người hữu duyên bằng Pháp, vừa hỗ trợ thân tứ đại của những người nghèo bằng vật chất thuốc men; an ủi người bệnh, nâng đỡ họ vượt qua nghiệp chướng. Ngài cưu mang đa thành phần xã hội một cách bình đẳng tự tánh vô phân biệt: người già, người bệnh, người tâm thần, HIV – AIDS, trẻ mồ côi, mẹ đơn thân, người nghèo không nơi nương tựa (ngoài giới trí thức, giới kinh doanh, giới phước báu cũng muốn về Thabarwa cộng tu). Mọi người chung sống nương tựa vào nhau, nương tựa vào Pháp. Thông qua đây góp phần an sinh xã hội, giảm bớt gánh nặng nhân sinh, là việc làm thiết thực của người con Phật ở mọi thời đại. Tất cả tinh thần Phật học ứng dụng này được Thiền sư Ottamathara triển khai bởi những kinh nghiệm thực tế mà Ngài đã và đang làm; tương lai đẩy mạnh hơn nữa giúp đỡ không chỉ Myanmar, mở rộng cả Quốc Tế, nên cần các ban ngành, các hội đoàn của Chính Phủ và cả Phi Chính Phủ các nước ủng hộ Ngài và Tăng đoàn Thabarwa vì sự tiến bộ, nhân văn, yêu chuộng hòa bình và sự sống nhân loại.

Buổi lễ diễn ra trong không khí học thuật trang nghiêm, tình Tăng thân đoàn kết lục hòa, niệm ân sâu sắc, thấm tình Pháp lữ, tình đạo đời, gắn chặt Phật giáo giữa các nước yêu mến đạo Phật và yêu mến hòa bình tiến bộ.

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự Phật giáo Thành phố Cần Thơ chúc Tết Ban Thường trực HĐTS và Văn phòng 2 TƯGH

PSO - Nhân dịp đón Xuân về, trong không khí rộn ràng của những ngày đầu năm mới, thừa lệnh của Hòa thượng Đào Như, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ, cùng các chư tôn đức lãnh đạo Ban Trị sự, sáng ngày 17/1 (nhằm ngày 18/12 năm Giáp Thìn), Đại đức Thích Thiện Hữu, Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ, cùng chư

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online