TP.HCM: Ban Hoằng pháp Phật giáo thành phố tổ chức Khoá tu ngày an lạc lần thứ 14 tại Chùa Phổ Quang Tân Bình với chủ đề: “Chánh kiến trong Phật giáo”.

Nghe đọc bài:

PSO - Khoá tu ngày an lạc lần thứ 14 với chủ đề “Chánh kiến trong Phật giáo”, tại chùa Phổ Quang do Ban Trị sự GHPGVN TP. HCM tổ chức thường niên đã thu hút hàng trăm Phật tử đến tham dự vào 03/11/2024 (nhằm ngày 03/10 âm lịch, năm Giáp Thìn).

Chùa Phổ Quang Ban Trị sự GHPGVN TP. HCM.

Thời thuyết giảng buổi sáng với sự quang lâm và chia sẻ của nhị vị giảng sư, Hoà thượng Thích Nhật Hỷ, UV.HĐTS, Phó Ban kiêm Trưởng Ban hoằng pháp GHPGVN TP.HCM và Hoà thượng Thích Tắc Huê – UV TT BTS Phó Ban Hoằng pháp GHPGVN TPHCM. 

Hoà thượng Thích Nhật Hỷ, Trưởng Ban hoằng pháp GHPGVN TP.HCM và Hoà thượng Thích Tắc Huê –  Phó Ban Hoằng pháp GHPGVN TPHCM. 

 Nhị vị giảng sư đã thuyết giảng chủ đề: “Chánh kiến trong Phật giáo” nhằm mục đích giúp hành giả hiểu rõ hơn lời Phật dạy và khuyến tấn hàng Phật tử, thực hành và áp dụng chánh kiến vào trong cuộc sống thực tại, để những người con Phật hiểu rõ hơn và ứng dụng vào trong đời sống.

Chủ đề khóa tu tại Chùa Phổ Quang.

Nhị vị giảng sư chia sẻ chủ đề: "Chánh kiến trong Phật giáo, "Chánh Kiến" là sự thấy biết đúng đắn, hiểu biết chính xác về bản chất của cuộc sống và thế giới. Chánh Kiến là yếu tố đầu tiên trong Bát Chánh Đạo – con đường gồm tám yếu tố dẫn đến giác ngộ. Chánh Kiến giúp ta phân biệt giữa thực tại và ảo tưởng, loại bỏ sự vô minh, dẫn dắt đến trí tuệ và sự bình an trong tâm hồn.

 Chánh Kiến là cái nhìn rõ về Tứ Diệu Đế – bốn sự thật cơ bản trong Phật giáo về khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ, và con đường diệt khổ. Điều này giúp ta nhận thức rõ ràng về đau khổ và cách vượt qua chúng. Chánh Kiến giúp ta thoát khỏi sự vô minh bằng cách hiểu biết rõ ràng về luật nhân quả, vô thường, vô ngã.

Chánh Kiến giúp thiết lập nền tảng để thực hành các yếu tố còn lại trong Bát Chánh Đạo, như Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, và Chánh Mạng.

Làm thế nào để phát triển chánh kiến: Học hỏi giáo lý Phật giáo: Đọc kinh điển và lắng nghe những lời dạy từ các vị thầy sẽ giúp ta hiểu rõ về bản chất của cuộc sống, nhân quả, và các quy luật của vũ trụ. Chánh Kiến đòi hỏi ta phải từ bỏ các quan điểm sai lầm như tham lam, sân hận, chấp ngã và những tư tưởng tiêu cực khác.

Hoà thượng Thích Tắc Huê – UV TT BTS Phó Ban Hoằng pháp GHPGVN TPHCM. 

Chánh Kiến giúp ta nhìn rõ sự thật, hiểu đúng đắn về cuộc sống, từ đó đạt được sự bình an nội tại và trí tuệ sâu sắc. Khi nhận thức đúng về bản chất của khổ đau và biết cách vượt qua chúng, cuộc sống của ta trở nên nhẹ nhàng hơn. Chánh Kiến không chỉ giúp ta phát triển bản thân mà còn thúc đẩy sự hiểu biết và cảm thông với người khác, từ đó tạo ra một môi trường sống hài hòa, yêu thương. Chánh Kiến là nền tảng cho mọi thực hành trong Phật giáo. 

Dưới đây một số hình ảnh ghi nhận tại khóa tu:

TN.Hòa Nhã

 

 

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Sư thầy 30 năm cưu mang trẻ em bất hạnh

Khi chúng tôi ghé thăm chùa Kỳ Quang II, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu - Trụ trì chùa, đón tiếp chúng tôi với nụ cười đôn hậu, tay vẫn cầm chiếc vòi xịt nước để vệ sinh sân chùa. Dù đã 76 tuổi, Hòa thượng vẫn duy trì thói quen dậy sớm mỗi ngày, cần mẫn quét dọn, làm sạch từng ngóc ngách trong khuôn viên chùa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online