TP.HCM: Hội thảo Khoa học “Thiền Nguyên thủy từ Truyền thống đến Hiện đại”

Nghe đọc bài:

PSO - Nhằm thực hiện vai trò và nhiệm vụ đã đề ra, sáng ngày 22/10/2023 (nhằm ngày 8/9/Quý Mão), tại Cơ sở I Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh (Q.Phú Nhuận,TP.HCM), Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền trực thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức lễ khai mạc Hội thảo “Thiền Nguyên thủy (Vipassanā) từ Truyền thống đến Hiện đại”.

Buổi lễ có sự tham dự và chứng minh của Trưởng lão HT.Thích Viên Minh - Phó Pháp chủ GHPGVN; Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Tăng sự TƯ GHPGVN; HT.Thích Thiện Tâm - Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Danh Lung - Ủy viên Thư ký HĐTS, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer; HT.Thích Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM; HT.Thích Minh Thành - Ủy viên Thường trực HĐTS,  Phó Viện trưởng VNCPHVN; TT.Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký VNCPHVN, Trưởng ban Tổ chức; TT.ThS.Thích Giác Trí - UVTT VNCPHVN, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thiền học Nam truyền, đồng Trưởng ban Tổ chức; cùng chư Tôn đức HĐTS, quý đại biểu, quý cấp lãnh đạo cũng như quý học giả đồng về tham dự.

HT.Thích Minh Thành - Ủy viên Thường trực HĐTS,  Phó Viện trưởng VNCPHVN phát biểu khai mạc Hội thảo

Buổi lễ được bắt đầu với lời phát biểu khai mạc từ HT.TS.Thích Minh Thành thừa ủy nhiệm của Hòa thượng Phó Chủ tịch Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, đạo hiệu Thích Giác Toàn: “Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thiền học Nam truyền đã nỗ lực trong xây dựng đề án Thiền đi vào cuộc sống một cách hiệu quả mà chư Tổ đã làm, cố gắng tiếp nối sự thành công của các nhiệm kỳ trước, các thành viên đã và đang cam kết đóng góp hết sức mình cho việc phiên dịch, biên tập, trước tác, ấn hành các sách các nghiên cứu về thiền Vipassanā, cũng như tổ chức các khóa tu thiền ứng dụng chuyên sâu hơn góp phần phát triển Thiền học Phật giáo Nam truyền Việt Nam thêm tươi nhuận và khởi sắc…”

Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch HĐTS GHPGVN phát biểu tại lễ Khai mạc Hội thảo

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch HĐTS GHPGVN nhấn mạnh tầm quan trọng cốt lõi và lợi ích của thiền Vipassanā trong đời sống từ thời đức Thế Tôn cho đến ngày nay. Thời gian qua, tại Việt Nam, việc hành thiền Vipassanā trở nên khá phổ biến. Các khóa thiền đã được tổ chức thường xuyên ở các thiền viện, tu viện cho cả Tăng Ni và Cư sĩ, bất luận pháp môn thực tập. Các sách về Thiền cũng được biên soạn, phiên dịch, xuất bản đa dạng và phong phú. Điều này giúp cho các hành giả có dịp nghiên cứu sâu hơn về Thiền và tránh bị sai lệch trong tu tập. Cuối lời, Hòa thượng gởi lời chúc mừng đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền đã có nhiều đóng góp đáng ghi nhận và cầu chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

HT.TS.Thích Thiện Tâm – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN phát biểu

HT.TS.Thích Thiện Tâm – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN phát biểu: Chúng ta cần đi sâu vào bản chất của việc thực hành thiền Vipassanā. Thiền Vipassanā khuyến khích chúng ta sống chánh niệm tỉnh giác qua quán niệm bốn đối tượng thân thể, cảm giác, tâm trí và các hiện tượng sự vật, đạt hiểu biết sâu sắc về vô thường, vô ngã, khổ, từ đó mỗi cá nhân thanh lọc được chính mình, trở về nội tâm trong sáng. Thiền Vipassanā không giới hạn tôn giáo hay văn hóa nào. Tầm quan trọng thực hành là mối liên hệ nuôi dưỡng đạo đức, thiền định và trí tuệ. Thiền Vipassanā không chỉ là kỹ thuật thiền quán mà còn là con đường chính hướng đến sự tự giác, giúp cuộc đời giải thoát mọi khổ đau.

TT.TS.Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký VNCPHVN, Trưởng ban Tổ chức phát biểu 

TT.TS.Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng kiêm Tổng Thư ký VNCPHVN, Trưởng ban Tổ chức phát biểu tổng quan về Thiền: Thượng tọa đề cao vai trò của Thiền Vipassanā là phương pháp nuôi dưỡng sự chú tâm, sự hiện diện của chánh niệm, tỉnh thức; giúp ta nhìn thấu bằng trí tuệ về bản chất của tất cả hiện tượng. Đồng thời khẳng định lợi ích của thiền Vipassanā giúp chúng ta phát triển sự hiểu biết sâu sắc về nguyên nhân của khổ đau và con đường giải thoát khổ đau. Thiền Vipassanā được xây dựng trên bốn nền tảng cơ bản: thân - thọ - tâm - pháp, được gọi là bốn nền tảng chú tâm. Bên cạnh, Thượng tọa còn có đôi lời tán dương chư Tôn đức Tăng Ni lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã cùng nhau dốc lòng tạo nên Hội thảo hôm nay nhằm truyền bá và thúc đẩy sự tu tập về thiền Vipassanā tại Việt Nam.

TT.ThS.Thích Giác Trí - UVTT VNCPHVN, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thiền học Nam truyền phát biểu

Tiếp theo chương trình, TT.ThS.Thích Giác Trí - UVTT VNCPHVN, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thiền học Nam truyền, đồng Trưởng ban Tổ chức Hội thảo, báo cáo đề dẫn Hội thảo với 5 chủ đề:

Chủ đề 1: Thiền Nguyên thủy trong Tam tạng Thánh điển Pāḷi.

Chủ đề 2: Sự truyền thừa thiền Nguyên thủy ở các quốc gia Sri-Lanka, Myanmar, Thailand, Việt Nam.

Chủ đề 3: Các phương pháp và phong trào thiền Nguyên thủy tại Việt Nam hiện nay.

Chủ đề 4: Ứng dụng thiền Nguyên thủy trong cuộc sống.

Chủ đề 5: Ứng dụng thiền Vipassanā trong việc tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cải tạo nhân cách phạm nhân và người cai nghiện.

Trưởng lão HT.Thích Viên Minh - Phó Pháp chủ GHPGVN ban đạo từ

HT.Thích Viên Minh - Phó Pháp chủ GHPGVN ban đạo từ tại buổi lễ Khai mạc Hội thảo. Hòa thượng chỉ cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa Thiền trong đạo Phật và Thiền trong các tín ngưỡng tôn giáo khác. Thiền trong đạo Phật là đốt cháy tất cả mọi ảo kiến, giúp người thực tập đối mặt với hiện thực, không cần phải tìm kiếm, chỉ ngay đây mà thấy. Thiền là giác ngộ ra thực tại thân tâm nên mỗi người mỗi riêng không ai giống ai. Hành thiền là đọc lại cuốn sách của chính mình hay chính mình là cuốn sách mà mỗi người cần phải đọc nó, phải sống với nó hằng ngày. Ngài nhắc nhở chúng ta phải thận trọng chú tâm quan sát, trở về trọn vẹn tỉnh thức; nếu không rỗng rang lặng lẽ trong sáng ngay đây và bây giờ với thực tại thân thể, cảm giác, tâm trí và các pháp thì dù có nỗ lực thiền định tới đâu cũng không phải là chánh đạo, dù lên núi hay vào hang khổ luyện kiểu gì cũng đều không phải là chánh đạo. Ngược lại, khi đi đứng, khi động tịnh đều rõ biết - không mê - thì dù ở đâu tâm vẫn tự thanh tịnh trong sáng.

TT.Thích Trí Chơn phát biểu kết thúc phiên Khai mạc.

Sau phiên khai mạc, cử tọa và hội chúng đã đến các phòng hội thảo nhóm để bắt đầu thảo luận 5 chủ đề của hội thảo.

Sau đây là một số ảnh ghi nhận:

Sau đây là một số ảnh hội thảo tại các phòng ban:

HT.Thích Bửu Chánh trao Chứng nhận thuyết trình hội thảo đến các Thuyết trình viên

 

Tin: Ban TT-TT Trung tâm Thiền Nam truyền; Ảnh: Tiểu Vy

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Trước giờ Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024

Chỉ còn ít giờ nữa, Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 7 giờ sáng, Chủ Nhật ngày 22/12/2024 tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM. Không khí tại địa điểm tổ chức đang sôi động hơn bao giờ hết khi các khâu chuẩn bị bước vào giai đoạn hoàn tất.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online