11/08/2019 20:21

TP.HCM: Ni sư Hằng Liên chia sẻ ý pháp trong khóa Bồi dưỡng Đạo hạnh tại Tổ đình Ngọc Phương


Sáng ngày 7/8/2019 (nhằm ngày 7/7/Kỷ Hợi), Ni Sư Hằng Liên – Tiến sĩ Phật học Ấn Độ, Giảng sư Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện PGVN tại TP.HCM, trụ trì Thiền viện Pháp Sơn (Đồng Nai), đã đến và chia sẻ ý pháp cho khóa sinh khóa Bồi dưỡng Đạo hạnh lần thứ năm tại Tổ đình Ngọc Phương (Gò Vấp, TP.HCM) với đề tài “Quy sơn cảnh sách”.

Đây là lời dạy nhắc nhở sách tấn cho đồ chúng dưới tòa của Tổ Quy Sơn. Về sau, do giá trị thực tiễn giảng dạy của Tổ giúp chúng tăng cần tu giải thoát nên được xem là một trong tam tụng gối đầu quan trọng đối với mỗi vị Sa di khi bắt đầu học Phật. Trong đó, hai bộ kinh: Tứ thập Nhị chương và Di giáo được chính Đức Phật thuyết, riêng bộ luận của Tổ Quy sơn là lời răn dạy của Tổ để sách tấn người hậu học, thế nên được gọi là Quy Sơn Cảnh Sách. Trong chốn Thiền môn, Tổ được biết với danh hiệu là Thiền sư Linh Hựu. Ngài khai mở Tòng Lâm tại Núi Quy, câu hội hơn 1500 đồ chúng và được người đời kính ngưỡng, lấy tên núi tôn xưng Ngài là Tổ Quy Sơn.

Hiện nay, bộ Cảnh Sách này được các bậc Trưởng lão Tôn túc dịch và giảng dạy rất nhiều trong hệ thống Phật học, đặc biệt là tại những chốn Tòng Lâm như Thiền Viện, trường hạ…

Những lời dạy của Tổ Quy Sơn rất thiết thực, được đúc kết từ kinh nghiệm và tâm huyết của một bậc Long Tượng, chuyển tải lời dạy của Đức Phật thức tỉnh người xuất gia trên con đường tu tập. Vì thế lời cảnh sách của Tổ Quy Sơn được chính yếu trở thành Tam tụng luật của Sa di để chuẩn bị bước lên hàng Tỳ kheo chính thức.

Trong Ni giới Hệ phái Khất sĩ, quyển Quy Sơn Cảnh Sách được Cố Ni trưởng Đệ Nhất Việt dịch thành văn thơ rất dễ hiểu nằm trong bộ Tinh Hoa Bí Yếu để đọc tụng hằng ngày.

“Nhơn do kiếp trước, nghiệp buộc thân này.

Nương các duyên thành tựu, nhờ cha mẹ hình hài.

Tuy phong hỏa địa làm thân, nhưng vẫn hằng trái lẽ;

Khiến lão, bệnh vô tường hiện tướng, chẳng kỳ hẹn cùng người.

Sớm còn tối mất, nháy mắt qua đời”.

 Khi tụng đọc, chúng ta dễ dàng cảm nhận sự nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc của Tổ nhằm cảnh tỉnh người xuất gia học đạo luôn ghi nhớ, thân này được tạo thành nhờ tinh cha huyết mẹ và nhân duyên, nghiệp lực nhiều kiếp buộc ràng. Tuy thế, khó khăn lắm mới có thể được làm người mà trong kinh Pháp cú Đức Phật đã từng dạy “khó thay được làm người …”. Thân tứ đại vô thường gồm đất, nước, gió, lửa hợp thành và phải chịu sự biến hoại của sanh tử khiến người tu học tinh tấn ngày đêm lo sợ thời gian “chẳng kỳ hẹn cùng người” trong khoảnh khắc

Chính vì thế, tựu trung lời cảnh sách của Tổ là sự tha thiết, nhắc nhở đối với những người xuất gia đi trên đạo lộ giải thoát:

“Tấn đạo nghiêm thân,

Tình trần phải bớt”.

Kết thúc buổi giảng, Ni sư cũng không quên sách tấn chư hành giả bằng tất cả tấm lòng của một người mang sứ mệnh hoằng pháp: “Sau khóa bồi dưỡng đạo hạnh và mùa an cư này, mỗi hành giả sẽ bước lên một phẩm bậc đạo hạnh, tấn tới một vị trí mới trong hàng ngũ Chúng Trung Tôn của Đức Như Lai. Tấn lên thêm một bước thì phải dứt bớt tình trần, bỏ tham, sân, si để đạt được sự an lạc trong đời sống phạm hạnh, đền ơn chư Phật, tiếp dẫn hậu lai, xứng đáng là bậc xuất trần thượng sĩ cống hiến và phụng sự vì chúng sanh”.

Buổi giảng kết thúc trong niềm hoan hỷ của toàn thể đại  chúng.

Ban TT – TT Ni giới Hệ phái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

The post TP.HCM: Ni sư Hằng Liên chia sẻ ý pháp trong khóa Bồi dưỡng Đạo hạnh tại Tổ đình Ngọc Phương appeared first on Phật Sự Online Miền Đông.

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online