TP.HCM: TT.Thích Minh Nhẫn nói về “Sử dụng mạng xã hội tích cực theo tư tưởng đạo đức của Phật giáo và ứng dụng trong công tác hoằng pháp” tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 của HPKS

Chiều 26/5/2024 (nhằm 19/4/Giáp Thìn), ngày thứ hai của Khóa BDTT PL.2568 - DL.2024, do HPKS tổ chức tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM), TT.Thích Minh Nhẫn -  Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Chánh Văn phòng 2 T.Ư, Phó Ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp T.Ư, Tổng Biên tập kênh Phật sự Online, đã có chuyến thăm chư Tăng Ni khóa học, đồng thời trình bày những chia sẻ xoay quanh chủ đề truyền thông Phật giáo.

Trong đó, TT.Thích Minh Nhẫn nhấn mạnh việc “Sử dụng mạng xã hội tích cực theo tư tưởng đạo đức của Phật giáo và ứng dụng trong công tác hoằng pháp của thời đại kỷ nguyên số”. Có thể thấy, kỷ nguyên số hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mở ra những cơ hội mới để kết nối, chia sẻ và lan tỏa tư tưởng. Tuy nhiên, điều này cũng đã và đang mở ra cuộc khủng hoảng truyền thông Phật giáo lớn nhất từ trước đến nay, đặc biệt là thời gian gần đây, tạo nên một thách thức không tưởng cho Phật giáo Việt Nam nói chung và Tăng Ni GHPGVN nói riêng.

Thượng tọa khẳng định: “Hình ảnh Tăng Ni chưa bao giờ bị xúc phạm và tổn thương như hiện nay. Song mặt khác, chúng ta cũng cần nhìn nhận lại hệ thống Tăng đoàn của mình rằng, rõ ràng vẫn còn một số thành phần chưa thực hành đúng chánh pháp và có sự tham gia vào không gian mạng xã hội còn thiếu tỉnh giác, thiếu kiểm soát. Do đó, mỗi vị Trụ trì cần hiểu rõ trách nhiệm của mình trong cách ứng xử, trực tiếp tham gia mạng xã hội, giáo dục và hướng dẫn đệ tử, Phật tử trong việc tham gia mạng xã hội, để chỉnh đốn tư chất tu sĩ của bản thân và cũng là sự góp phần chỉnh đốn, hoàn thiện cho tổng thể Tăng đoàn mình”.

Dưới góc độ tư tưởng đạo đức Phật giáo, TT.Thích Minh Nhẫn cho rằng, Tăng Ni trong thời đại kỷ nguyên số cần hiểu rõ về tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ số; tham gia, xây dựng mạng xã hội theo cách lành mạnh; hướng dẫn việc sử dụng mạng xã hội trong tinh thần chánh niệm để tạo ra một môi trường trực tuyến an toàn, thân thiện và hỗ trợ; ứng dụng công nghệ số và mạng xã hội trong công tác Hoằng pháp, giúp lan tỏa giáo lý Phật Đà đến mọi người một cách rộng rãi và sâu rộng; đề xuất các giải pháp để tối ưu hóa việc sử dụng công nghệ số và mạng xã hội trong việc phổ biến và tu học giáo lý Phật giáo trong thời đại kỷ nguyên số.

Nói đến chủ đề truyền thông, Thượng tọa cũng đưa ra những quy tắc ứng xử cần thiết cho Tăng Ni khi tham gia mạng xã hội, được quy định rõ trong Quy chế hoạt động Ban Tăng sự T.Ư, cũng như giới thiệu chi tiết về Bộ Quy tắc ứng xử mạng xã hội theo đúng quy định Luật an ninh mạng (Luật số 24/2018/QH14), Ban hành kèm theo Quyết định số: 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ngoài ra, đối với việc ứng dụng công nghệ số và mạng xã hội trong công tác Hoằng pháp, Thượng tọa nhấn mạnh, người làm công tác truyền thông Phật giáo cần phải có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ nhất định. Không chỉ trong mảng truyền thông, Thượng tọa cho rằng, Tăng Ni hay Phật tử khi tham gia công tác truyền thông Phật giáo còn cần am hiểu cơ bản về giáo lý của Đức Phật, truyền thống của từng tông phong, hệ phái, nhằm có sự truyền đạt thông tin chính xác nhất trong tinh thần tỉnh giác và từ bi.

Dịp này, TT.Giác Hoàng - UV HĐTS, Phó Viện trưởng VNCPHVN, Phó Trưởng ban Văn hóa TƯGH, Chánh Thư ký Ban Thường trực GPHP, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni GĐ.III, thay mặt BTC Khóa BDTT 2024, đã dành lời tri ân đến TT.Thích Minh Nhẫn vì đã đại diện TƯGH quang lâm thăm và có những chia sẻ thiết thực đến chư Tôn đức Tăng Ni Khóa BDTT 2024 về truyền thông Phật giáo trong thời đại kỷ nguyên số, chính thức khép lại buổi chia sẻ.

 

Một số hình ảnh tại buổi chia sẻ:

Ban Truyền thông HPKS

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online