TP.HCM: Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM tổ chức khóa tu một ngày an lạc với chủ đề “Hương vị Vu Lan - Mùa báo hiếu”

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 25/8/2024 (nhằm ngày 22/7 năm Giáp Thìn), Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM tổ chức khóa tu một ngày An lạc lần thứ 56 tại Việt Nam Quốc Tự với chủ đề “Hương vị Vu Lan – Mùa báo hiếu”.

Nhị vị giảng sư: NT.TS. Thích Nữ Như Thảo và NS.TS. Thích Nữ Tịnh Vân.

Mùa Vu Lan báo hiếu đã trở thành nét văn hóa truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những đại lễ báo hiếu quan trọng, được tổ chức vào Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Lễ hội Vu lan xuất phát từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Theo kinh Vu Lan Bồn, Lễ Vu Lan phát xuất từ thời Đức Phật; Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên – một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật.

 NT.TS. Thích Nữ Như Thảo – UVTT.HĐTS, Phó Trưởng PBNG.TW, UVTT BTS GHPGVN Thành phố, Phó Trưởng Ban hoằng Pháp, Phó Trưởng TT PBNG TP.HCM.

Đến với bài giảng pháp thứ nhất của NT.TS Thích Nữ Như Thảo – UV Thường trực HĐTS, Phó trưởng PBNG TƯ, UV Thường trực BTS GHPGVN Thành phố, Phó trưởng Ban hoằng pháp, Phó trưởng Thường trực PBNG TP.HCM, Ni trưởng cho đại chúng hiểu ý nghĩa về ngày Vu Lan, với Hương vị Vu Lan báo hiếu luôn có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam, để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

Trên tay Ni trưởng cầm Bông hồng thắm gửi thông điệp ý nghĩa đến Phật tử.

Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Ni trưởng đề cao sức mạnh Pháp hội Đàn Tràng Vu Lan vừa qua tại Việt Nam Quốc Tự có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tiên tổ. Tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau. Bên cạnh đó đối với cha mẹ hiện tiền Vu Lan chính là dịp để con cháu trong gia đình thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo, đền đáp lại công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà. Đó là ngày lễ đặc biệt, nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Qua đây Ni trưởng gửi tới đại chúng thông điệp “…Tín ngưỡng Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng báo luân hồi. Điều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng vòng báo hiếu ra tất cả chúng sinh. “Phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân độ thế”, “xá tội vong nhân”, không riêng gì đối với mỗi người Phật tử, Lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu lan toả khắp cả đất nước Việt Nam..”

Thời pháp thứ 2 do NS.TS. Thích Nữ Tịnh Vân thuyết giảng.

Đến với thời Pháp thứ 2 NS.TS Thích Nữ Tịnh Vân – Phó khoa Pali Giảng viên Học viện Phật Giáo Việt Nam TP.HCM đã chia sẻ phân tích câu chuyện trong Kinh “Vu Lan Bồn trong đó Đức Phật dạy rằng: “Dù ngài Mục Kiền Liên có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ngài, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hóa được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ”. Vì vậy Tôn giả Mục Kiền Liên làm theo lời Đức Phật, cung thỉnh chư Tăng, sắm sửa lễ cúng vào ngày 15/7 âm lịch. Sau đó, mẹ của Ngài được giải thoát.

Phật tử tập trung lắng nghe pháp thoại.

Qua những câu Pháp Cú, Ni sư chia sẻ và dẫn chứng lúc Chúng ta lại trải qua một năm nữa với nhiều biến động bởi dịch bệnh hoành hành, đau thương, tang tóc gieo rắc triền miên trên dải đất hình chữ S (Việt Nam) cũng như nhân loại toàn cầu, đã từng chứng kiến những vô thường của sống chết, những mất mát của thương yêu, những cơ cực của sự đói khổ mà người dân ta đang ngày đêm hứng chịu. Tiếng khóc thảm thiết của trẻ thơ khi bơ vơ vắng Mẹ nhiễm F0. Tiếng gầm rú của từng đoàn xe hồi hương lũ lượt kéo nhau về nơi chôn nhau cắt rốn trú ẩn, mong cầu chốn bình yên…Chứng kiến những sự thật đau thương này, khó ai có thể không rơi lệ thương xót cho người dân quê hương mình, thương xót cho toàn nhân loại đang đắm chìm trong nghiệp quả tử – sinh.

Phật tử chia sẻ tâm tư hoài niệm, ký ức trong quá khứ và hiện tiền.

Chính vì vậy Hương vị Vu Lan báo hiếu qua sự hiếu ân không chỉ đối với cha mẹ, không chỉ đối với Ông bà Tiên tổ, mà sự hiếu ân còn thể hiện đối với Sư trưởng với quê hương, với những chất liệu của Đất – Nước – Gió – Lửa đã kết hợp tạo tác nhân duyên này đi vào trái tim, vào da thịt, mạch máu… và đó cũng chính là ý niệm chân thật khởi đầu về Từ Bi và Trí Tuệ. Với nền tảng Bi – Trí mà đức Phật đã truyền trao. Hàng đệ tử nên nguyện sống cống hiến hết mình với chân lý Phật Đà trên con đường hành Đạo, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực để giúp đời, cứu người vượt qua những ngặt nghèo, gian khổ trong bối cảnh dịch bệnh tai ương hiện tại.

Phật tử Trải lòng qua câu hỏi để mong muốn Quy Y và Tu tập.

Mùa Vu lan – ngày Tăng Tự Tứ – ngày Phật hoan hỷ, ngày của những người con Phật cũng như những chúng sinh trong ba cõi, sáu đường nương vào Giới Đức – Định Đức – Tuệ Đức của chư Tăng sau ba tháng tịnh tu. Hàng Phật tử vâng lời Phật dạy, một dạ chí thành sắm sửa tịnh tài, tịnh vật dâng lên cúng dường Tam bảo và chư Tăng hiện tiền. Nguyện đem công đức này hồi hướng cho cha mẹ hiện tại, quá khứ cùng vị lai. Lục thân quyến thuộc, cha mẹ nhiều đời, bà con nhiều kiếp đều được ân triêm công đức, nguyện cùng pháp giới chúng sanh trọn thành Phật đạo. Được biết buổi chiều cùng ngày là chương trình “Bông Hồng Cài Áo”, Tổ truyền thông Ban hoằng Pháp sẽ tiếp tục cập nhật. 

 

Dưới đây một số hình ảnh ghi nhận khóa tu Buổi sáng:

Thực Hiện : Tổ TT&TT Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM

 

 

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online