Trung ương Giáo hội ra Thông bạch hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568

Nghe đọc bài:

PSO - Hôm nay ngày 28/3/2024, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN vừa ấn ký ban hành Thông bạch số 088/TB-HĐTS gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 – Dương lịch 2024.

Thông bạch nhấn mạnh: Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày đản sinh của Đức Phật đã được Liên hợp quốc tổ chức hàng năm là lễ hội tôn giáo thế giới nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các cấp, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước, Tăng Ni và đồng bào Phật tử tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh lần thứ 2648 năm - Phật lịch 2568 như sau:

 

I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC

1. Ban tổ chức và kế hoạch tổ chức Đại lễ:

1.1. Quý Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố thành lập Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản do Trưởng ban Ban Trị sự làm Trưởng ban Tổ chức.

1.2. Lập kế hoạch tổ chức Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2568 và Tuần lễ Phật đản của địa phương, thông báo kế hoạch tổ chức với chính quyền địa phương, tôn giáo và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để được hỗ trợ trong công tác tổ chức.

2. Địa điểm tổ chức:

Lễ đài tập trung được tổ chức tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố và Ban Trị sự GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc các địa điểm thích hợp cho phép. 

3. Thời gian tổ chức: 

Từ ngày 01/4 - 15/4/Giáp Thìn (tức 08/5 - 22/5/2024), trong đó:

- Tuần lễ Phật đản: Từ ngày mùng 08/4 - 15/4/Giáp Thìn (tức 15/5 - 22/5/2024); 

- Chính lễ ngày 15 tháng 4 năm Giáp Thìn (tức 22/5/2024). 

 

II. NỘI DUNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN

1. Thông điệp Phật đản PL. 2568 của Đức Pháp chủ GHPGVN.

2. Diễn văn Đại Lễ Phật đản PL. 2568 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

3. Bài giảng về ý nghĩa Phật đản PL.2568 của Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN.

4. Các biểu ngữ được treo trong ngày Đại lễ Phật đản: 

          - Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL. 2568

          - Đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội.

          - Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dường Chư Phật.

 

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 

1. Đại lễ Phật đản có thể tổ chức 01 ngày trọng thể, hoặc tổ chức Tuần lễ kính mừng Phật đản tùy theo tình hình thực tế tại địa phương.

2. Các chùa, cơ sở tự viện tổ chức bồn tắm Phật truyền thống và khuyến khích các gia đình tôn trí bồn tắm Phật nơi trang nghiêm tại tư gia thực hiện nghi thức tắm Phật cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

3. Treo cờ, phan, phướn, lồng đèn, thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni, biểu ngữ Kính mừng Phật đản… tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố và cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các cơ sở tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tại tư gia Phật tử. Các Ban Trị sự, các chùa, cơ sở tự viện nếu có điều kiện thì tổ chức diễu hành xe hoa.

 Để việc treo cờ được trang nghiêm, cờ Tổ quốc bên tay phải, cờ Phật giáo bên tay trái (từ mặt chính diện trụ sở nhìn ra).

Trường hợp treo cờ, biểu ngữ, pano ngoài phạm vi cơ sở thờ tự cần báo trình với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoặc với Phòng Văn hóa Thể thao địa phương để được hướng dẫn cụ thể. 

4. Tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ tại nghĩa trang và đài Liệt sĩ...

5. Tổ chức thăm viếng và tặng quà các gia đình có công với nước, thương binh, các gia đình liệt sĩ, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng lão…

6. Có kế hoạch đảm bảo an toàn trong việc phòng, chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, chống cháy nổ trong suốt thời gian tổ chức Đại lễ. 

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2568 

1. Ngày 08 tháng 4 năm Giáp Thìn (15/5/2024):

- Đúng 04 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 03 hồi chuông trống Bát nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an.

- Tổ chức tuần lễ tụng kinh Kính mừng Phật đản, Kinh Chuyển Pháp luân, và các Kinh cầu an…, cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

2. Ngày 15 tháng 4 năm Giáp Thìn (tức 22/5/2024):

(1). Đúng 04 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 03 hồi chuông trống Bát nhã rước Đức Phật Đản sinh.

(2). Cử hành Đại lễ Phật đản:

- Niệm Phật cầu gia bị.

- Cử Quốc ca, Đạo ca.

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, chương trình Đại lễ.

- Dâng hoa kính mừng Phật đản.

- Tuyên đọc Thông điệp Phật đản PL. 2568 của Đức Pháp chủ GHPGVN.

- Diễn văn Đại lễ Phật đản PL. 2568 của Hòa Thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

- Phát biểu của đại diện Chính quyền.

- Nghi thức tụng niệm kính mừng Phật đản.

- Nghi thức Tắm Phật.

- Hồi hướng.

- Thả chim Bồ câu và bóng bay hòa bình.

- Cảm tạ của Ban tổ chức.

3. Chương trình thuyết giảng, diễu hành xe hoa, sự kiện văn hóa: tại chùa, cơ sở tự viện; tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật, triển lãm chào mừng và diễu hành xe hoa (nếu có điều kiện)…

 

V. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC 

1. Trên cơ sở kế hoạch tổ chức Đại lễ Phật đản PL. 2568 và Tuần lễ Phật đản, Quý Ban đăng ký việc tổ chức Đại lễ Phật đản với chính quyền địa phương, tôn giáo và với UBND tỉnh, thành phố đề nghị hỗ trợ tổ chức thành công Đại lễ.

2. Liên hệ với các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương, các địa phương, và của Giáo hội để đưa tin về chương trình Đại lễ Phật đản PL. 2568.

3. Các Ban Trị sự có nhu cầu tổ chức truyền hình trực tiếp Đại lễ Phật đản trên Truyền hình An Viên (BTV9), Phật sự Online và các nền tảng số của Giáo hội … đề nghị liên hệ với Văn phòng Trung ương Giáo hội (VP1, VP2).

4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu Ban Trị sự địa phương nào cần sự hỗ trợ của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thì liên hệ về Văn phòng Trung ương Giáo hội (VP1, VP2).

5. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Quý Ban Trị sự GHPGVN các cấp, chư Tôn đức trụ trì các Tự viện, Tăng Ni và Phật tử hoan hỷ phát tâm cúng dường công đức, trí tuệ vào việc tổ chức Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2568 được thành tựu viên mãn.

 

PSO

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Sư thầy 30 năm cưu mang trẻ em bất hạnh

Khi chúng tôi ghé thăm chùa Kỳ Quang II, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu - Trụ trì chùa, đón tiếp chúng tôi với nụ cười đôn hậu, tay vẫn cầm chiếc vòi xịt nước để vệ sinh sân chùa. Dù đã 76 tuổi, Hòa thượng vẫn duy trì thói quen dậy sớm mỗi ngày, cần mẫn quét dọn, làm sạch từng ngóc ngách trong khuôn viên chùa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online