TT.Thích Minh Nhẫn chia sẻ đề tài: “Những giá trị cốt lõi của đạo Phật” tại khoá 1 - Học pháp online “Phật học cơ bản”

PSO - Vào lúc 20h, ngày 14/7/2021, các học viên khóa 1 học pháp online “Phật học cơ bản” đã được lắng nghe bài giảng của TT. Thích Minh Nhẫn với đề tài: “Những giá trị cốt lõi của đạo Phật”. Bất kỳ ai, khi tìm hiểu về đạo Phật, về đức Phật sẽ thấy trong suốt 49 năm hoằng truyền chánh pháp, đức Phật nói đến 8.400 pháp môn với nhiều giá trị cốt lõi. Tuy nhiên trong buổi học này, TT. Thích Minh Nhẫn chia sẻ 2 giá trị cốt lõi đến các học viên đó là: Sự khổ và Chấm dứt sự đau khổ. Sự khổ: Khi chúng ta cảm nhận thực sự điều khổ đau khổ của con người thì chúng ta mới phải tìm nguyên nhân sanh ra khổ để diệt trừ. Chúng ta kinh qua những khổ trong cuộc đời khi đối mặt với cái khổ chúng ta sẽ không sợ khổ nữa. Giá trị giáo lý của nhà Phật đó là đức Phật nói về Khổ đế trước. Khổ ở đây không phải là tiêu cực, chán nản mà chúng ta hiểu thực chất về cái khổ. Con người đau khổ không phải vì thiếu thốn vật chất, tiền của, danh vọng, mà chính là vì vô minh. Sự mê muội làm cho con người chưa nhận thức đúng đắn bản chất của cuộc đời. Đạo Phật chỉ dẫn cho con người một hướng đi, một lối thoát, cung cấp phương tiện để cho con người khai mở kho tàng trí tuệ của chính mình. Những điều khổ khi chúng ta trải nghiệm thì chúng ta sẽ tìm được giải pháp trong nhà Phật đó là duyên nghiệp. Chúng ta có được sự nhẫn nhịn, sự chịu đựng sẽ giúp cho chúng ta có được nhận thức của người con Phật, mạnh dạn đối diện để ăn năn sám hối từ bỏ. Còn nếu nhưng người nói sai thì chúng ta dùng tâm từ, khoan dung để xử lý mối quan hệ để cho tâm an. Nếu chúng ta tiếp nhận được những giáo lý của nhà Phật thì mỗi lần chúng ta đối diện mà vượt qua được thì trong lòng cảm thấy rất tinh tấn vì đã vượt qua được những khổ đau. Khi chúng ta đối diện với sự thật, đối diện với khổ cùng cực chúng ta sẽ bừng giác ngộ và chúng ta sẽ trưởng thành. Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo, ai thấy khổ, người ấy cũng thấy nguyên nhân của khổ, thấy khổ diệt, thấy con đường đưa đến khổ diệt. Ai thấy được nguyên nhân của khổ, cũng thấy được khổ, thấy được khổ diệt và con đường đưa đến diệt khổ. Ai thấy được khổ diệt, cũng thấy được khổ, nguyên nhân của khổ, con đường đưa đến khổ diệt. Ai thấy được con dường đưa đến khổ diệt, thì cũng thấy được khổ, nguyên nhân của khổ và sự diệt khổ". Những người trải qua nỗi khổ, niềm đau đó chính là sự tôi luyện. Nhận thức được nghiệp báo, nhân quả để chúng ta chuyển hoá và từ đó chúng ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn. Chấm dứt sự đau khổ: Khi giác ngộ chúng ta sẽ chấm dứt được sự đau khổ. Những người trải qua nỗi khổ, niềm đau đó chính là sự tôi luyện. Nhận thức được nghiệp báo, nhân quả để chúng ta chuyển hoá và từ đó chúng ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn. Đức Phật đã nêu lên một cách rốt ráo những nỗi khổ của thế gian để muốn cho người đời biết rõ những nỗi khổ của trần gian. Những nỗi khổ mà chúng ta gặp trong cuộc đời đã sống tất phải gặp chúng. Có ai không ốm, không già, không chết? Có ai suốt đời không gặp chia ly với người thân thuộc, không bị chung sống với những kẻ thù nghịch? Có ai đạt được tất cả những điều mình mong ước? Cho nên dù có muốn tạo ra một ảo tưởng đẹp đẽ về cuộc đời để sống cho yên ổn, thì ảo tưởng ấy, sớm hay muộn gì cũng sẽ bị thực tế phủ phàng xé tan đi mất. Nếu như những người không có sự chuẩn bị để sống một cuộc sống đau khổ, sẽ hoảng lên, vô cùng tuyệt vọng và có nhiều khi không đủ can đảm để sống nữa. Còn nếu như chúng ta biết rõ và trải qua nhiều điều khổ, thì gặp cảnh khổ, chúng ta sẽ điềm tĩnh nhẫn nại để tìm phương giải thoát. Chúng ta vun bồi công đức, tham gia các công tác thiện nguyện, giúp cho nhiều người được an vui và cuộc sống biết đủ và sẽ hoá giải hết những nỗi khổ niềm đau, trưởng dưỡng đạo tâm, chấm dứt sự đau khổ. Giáo pháp của đức Phật có 8.400 pháp môn tu học nhưng có một điều quan trọng nhất đó là giải thoát. Cố gắng sức tu hành, học Phật, hiểu biết giáo lý nhà Phật để thoát khổ, cho tâm hồn tiếp nhận cái khổ hoá giải nhận thức và trưởng thành, sống chung với khổ nhưng không phải là khổ đó là điều hạnh phúc nhất.

PSO

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online