TT.Thích Minh Nhẫn thuyết giảng đề tài “Sử dụng mạng xã hội thông minh theo tinh thần chánh niệm” tại khoá 1 - Học pháp online

PSO - Hiện nay, chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – Kỷ nguyên số thời đại 4.0. Cuộc sống hiện tại với các tiện tích của mạng xã hội cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, việc sử dụng mạng xã hội làm phương tiện kết nối đã và đang trở thành xu thế tất yếu. Làm thể nào để “Sử dụng mạng xã hội thông minh theo tinh thần chánh niệm” một cách hiệu quả nhất? Đó chính là chủ đề được TT. Thích Minh Nhẫn – Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp TƯ, Tổng Biên tập Kênh Thông tin Tổng hợp Phật sự Online (PSO) thuyết giảng trong khoá 1- Học pháp online “Phật học cơ bản” vào 20h ngày 17/7/2021 (nhằm ngày 08/6 năm Tân Sửu).

Nghị quyết về phương hướng hoạt động Phật sự tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII có nội dung: “…đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một Kênh Hoằng pháp chuyển tải các hoạt động Phật sự…”. Cho đến hiện tại, Ban Hoằng pháp TƯ phối hợp cùng PSO đã triển khai và đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Hiện nay, mạng xã hội facebook và zalo, youtube…là những mạng xã hội được đông đảo người dân sử dụng. Đối tượng sử dụng rất đa dạng, không có sự giới hạn về tuổi tác hay địa vị xã hội. Với những tính năng vượt trội, mạng xã hội đã góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống, song cũng mang đến không ít những điều phiền toái.

Mạng xã hội vừa ảo, vừa thật, nick ảo, nick thật… Người ta có thể nói ra bất cứ điều bậy bạ nào họ suy nghĩ mà không sợ bị phê phán; người ta có thể chửi mắng bất cứ ai họ ghét mà không sợ bị vạch mặt chỉ tên… bởi vì họ giấu con người thật của mình đằng sau những nick ảo. Nhưng tất cả các nội dung ảo, thật, giả đó đều do con người tạo ra. Trong giả có thật, trong thật có giả, chúng ta tham gia mạng xã hội phải nhìn bằng con mắt Tuệ của người con Phật tỉnh táo (lục căn) để khi tiếp xúc vào không bị lôi cuốn, không bị nhiễm tâm. Chúng ta phải có ý thức với tâm (định) thanh tịnh, chúng ta sẽ tiếp nhận được rất nhiều thông tin tốt để ứng dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta sẽ học tập được mọi lúc, mọi nơi những điều hay, mới, lạ, kỹ năng sống, bảo mật thông tin… trên toàn cầu.

Lợi ích mà mạng xã hội mang lại đó là giúp chúng ta nắm bắt thông tin nhanh nhạy hơn, kết nối được mọi người và cộng đồng. Việc xử dụng mạng xã hội phải hết sức thông minh, không được mất kiểm soát. Mạng xã hội phát triển mở ra một hướng đi mới, mang ý nghĩa tích cực cho những ai biết tận dụng và kiểm soát nó. Nếu sử dụng đúng mục đích, mạng xã hội sẽ trở thành một kênh giải trí hiệu quả giúp chúng ta thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Là những người con Phật chúng ta xử dụng nội dung, hình ảnh không tổn hại cho bản thân mình và những người xung quanh (đó là điều thiện). Nếu như làm cho những người xung quanh lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, hoảng sợ (đó là điều ác). Mạng xã hội đang từng ngày, từng giờ tác động đến cuộc sống mỗi người, có thể làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng cũng có thể hủy hoại con người nếu như sử dụng không đúng cách. Vì vậy, khi xử dụng, chúng ta hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh. Khi lên mạng xã hội phải thật bình tĩnh, nghe nhưng chưa vội kết luận, kiểm tra lại nguồn xem có phải chính thống hay không…Đặc biệt chúng ta không đưa những thông tin không chính xác, làm sai lệnh đường lối lãnh đạo của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, không kích động người dân vi phạm pháp luật, không xử dụng những ngôn ngữ gây tổn hại đến những người xung quanh, luôn chấp hành nghiêm túc Luật An ninh mạng và Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

Hiện nay, mạng xã hội đang từng ngày, từng giờ tác động đến cuộc sống mỗi người. Vì vậy, mỗi cư sĩ Phật tử hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh theo tinh thần chánh niệm để cùng góp tiếng nói chung, những hình ảnh tốt đẹp để tuyên truyền xây dựng xã hội văn minh. Hãy tự quản lý thời gian sử dụng, ứng xử đúng mực, có văn hóa khi giao tiếp trên mạng xã hội, sáng suốt kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà mình quan tâm. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

Chúng ta hãy xem mạng xã hội chính là căn nhà của mình, để chăm chút, xây dựng cho căn nhà ngày càng đẹp hơn. Người cư sĩ Phật tử hãy là những nhà hoằng pháp viên xử dụng mạng xã hội và truyền thông một cách thông mình nhằm truyền tải, chia sẻ những nội dung tốt đẹp trên facebook và zalo, youtube …để lan tỏa những điều tốt đẹp đến với tất cả mọi người trên không gian mạng và trong cuộc sống.

PSO

Download Android Download iOS
[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

TP.HCM: Chùa Pháp Tạng kết hợp Phân ban TTN Phật tử Thành phố tổ chức khóa tu “Tuổi trẻ hướng về Đại lễ Vesak 2025”

Năm nay, một sự kiện Phật giáo Quốc Tế đặc biệt sẽ diễn ra tại thành phố mang tên Bác với sự chấp thuận của Chính phủ và Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) – đó là Đại lễ Vesak (Đại lễ Phật Đản) Liên Hợp quốc lần thứ 20 năm 2025 sẽ được đăng cai tổ chức tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 6/5 đến 8/5, với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online