01/05/2022 17:05

Bạc Liêu: Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong nhiệm kỳ 2017-2022

         Nhận rõ những giá trị cao đẹp của đạo Phật, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trân trọng Phật giáo, trân trọng lý tưởng hoà bình bác ái, từ bi hỷ xả trong đạo Phật. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, dù công việc còn nhiều nhưng Hồ Chủ tịch vẫn dành thời gian đến thăm chùa Quán Sứ, chùa Bà Đá, trò chuyện cùng Tăng ni, Phật tử, Người khẳng định: “Nhà nước chúng tôi luôn luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng, Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Người mong chư vị Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức, Tăng Ni và Phật tử hãy tích cực thực hiện tinh thần Từ bi, Vô ngã, Vị tha trong sự nghiệp cứu nước, giữ nước và giữ đạo để cùng toàn dân sống trong Độc lập, Tự do, Hạnh phúc. Đối với Người, làm được như vậy tức là đã làm theo lòng Đại từ, Đại bi của Đức Phật Thích Ca<1>.

Hình ảnh minh hoạ

         Trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua 2017-2022, Phật giáo tỉnh đẩy mạnh hoạt động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo 8 nội dung như sau:

Một là: Tăng Ni Phật tử Bạc Liêu quyết tâm đoàn kết nội bộ trong các tự viện và ngoài cộng đồng xã hội. Trụ trì tự viện phải biết phân tích những thông tin tuyên truyền từ bên ngoài vào để nhận xét đúng đắn, củng cố niềm tin làm bền vững sự đoàn kết.

Ban Trị sự thăm và chúc tết Lãnh đạo tỉnh năm 2019

Đoàn kết nội bộ là yếu tố then chốt quyết định sự thành công. Trong kinh Bát Đại Niết Bàn, đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, khi nào chúng Tỳ kheo tụ hợp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc tăng trong niệm đoàn kết, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm”<2>.

Thế nên “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” về tinh thần đoàn kết thì cũng chính là làm theo lời Phật dạy, tránh mâu thuẫn với nhau dẫn đến sự tổn giảm về giới hạnh và sự chia rẽ trong tăng đoàn.

Phật giáo Bạc Liêu nhiệm kỳ qua với sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thường trực BTS đã giữ gìn tinh thần đoàn kết hoà hợp, thể hiện ở sự thống nhất trong chương trình hành động từ Ban trị sự, các ban trực thuộc, Phật giáo các huyện, thị, thành phố, đến các cơ sở tự viện trong tỉnh, sự đoàn kết các hệ phái và đồng bào Phật tử; góp phần cùng chính quyền giữ gìn đoàn kết, an ninh trật tự tại địa phương, ngăn ngừa, đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc trái với chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, trái với tôn chỉ mục đích của Giáo hội và thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Chư Tôn đức tham dự Đại hội Đoàn kết Sư Sãi yêu nước tỉnh năm 2018

Hai là: Các tự viện Phật giáo với tinh thần uống nước nhớ nguồn, tương thân tương ái, tích cực trong công tác xã hội, hưởng ứng chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nuôi dạy trẻ mồ côi, người già neo đơn, giúp đỡ bệnh nhân nghèo và những người bất hạnh trong cuộc sống; nâng cao ý thức tiết kiệm tiêu dùng, ưu tiên dùng các loại hàng hóa do Việt Nam sản xuất. Động viên mỗi gia đình Phật tử chí thú làm ăn để thoát nghèo, vươn lên để khá và làm giàu chính đáng.

HT. Thích Huệ Trí trao tặng 10 căn nhà tình thương cho UBND tỉnh Bạc Liêu

Từ thiện xã hội là hoạt động không thể thiếu trong công tác Phật sự tỉnh, trải một nhiệm kỳ 5 năm 2017-2022, Phật giáo Bạc Liêu đã đóng góp trong hoạt động này đạt đến 186.075.610.000đ (Một trăm tám mươi sáu tỷ không trăm bảy mươi lăm triệu sáu trăm mười ngàn đồng). Tinh thần nhập thế, từ bi của đạo Phật lại càng được phát huy trong những hoàn cảnh khó khăn của đất nước, minh chứng qua thời điểm đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, Phật giáo tỉnh đồng hành cùng chính quyền các cấp trong công tác phòng chống dịch, hỗ trợ bà con vượt qua giai đoạn hết sức khó khăn để cùng ổn định và phát triển.

Ban Trị sự hỗ trợ thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19

Ba là: Trụ trì các tự viện tổ chức các đạo tràng tu học hướng dẫn Phật tử theo đường lối chánh tín của Phật pháp, bác bỏ những mê tín dị đoan, làm người Phật tử tốt, người công dân tốt. Sống theo chánh pháp, làm việc theo kỷ cương luật pháp, hoạt động Phật sự theo Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Khóa tu mùa hè tại Chùa Giác Hoa năm 2019

Các tự viện Phật giáo tỉnh nhiệm kỳ qua luôn duy trì, phát triển, nhân rộng các Đạo tràng tu Bát Quan trai, Đạo tràng Niệm Phật; tổ chức các khoá tu một ngày an lạc cho Phật tử, khoá tu mùa hè cho thanh thiếu niên,… các nội dung tu học hướng con người đến điều thiện, đến chánh tín, trở thành người công dân tốt, chấp hành kỷ cương pháp luật. Phật tử trên cơ sở hiểu về ba ngôi Tam Bảo: Phật – Pháp – Tăng, sẽ dần có được niềm tin và sống theo lời Phật dạy. Niềm tin ở đây luôn có sự suy xét của lý trí, sau khi thấu hiểu rồi mới tin chứ không tin một cách mù quáng.

Khóa tu mùa hè tại Chùa Giác Viên năm 2019

Bốn là: Tăng Ni Phật tử sinh hoạt tại các tự viện phải luôn luôn tiêu biểu các mặt: Môi trường sống văn hóa cao, môi trường cảnh quan phải xanh, sạch; môi trường lành mạnh không còn các tệ nạn nơi địa bàn của tự viện. Môi trường sống hiện nay của con người rất cần xanh - sạch - đẹp. Các cơ sở tự viện Phật giáo tạo điều kiện trồng cây xanh; nhà nhà Phật tử trồng cây xanh, chỉnh trang vườn tược, hè thông đường thoáng, trước nhà sân kiểng, sau nhà vườn cây. Tham gia trùng tu, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, các điểm văn hóa tâm linh có liên quan đến Phật giáo, thực hiện tốt nếp sống văn minh trong lễ cưới, lễ tang, lễ hội.


Quang cảnh Chùa Long Phước xuân năm 2022

Nhiệm kỳ 2017-2022 là nhiệm kỳ đánh dấu những thành tựu vượt bậc trong xây dựng, tôn tạo cơ sở Phật giáo tỉnh, các tự viện trong tỉnh. Tiêu biểu là các công trình: Trụ sở BTS GHPGVN tỉnh, Trụ sở BTS huyện Phước Long, Trụ sở BTS huyện Đông Hải, Trường Trung cấp Phật học tỉnh, Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu, Đài Dược Sư tại chùa Giác Hoa, Chánh điện và Trường trung cấp Pali tại chùa Xiêm Cán, Trụ sở Hội ĐKSSYN tỉnh,… cùng nhiều cơ sở tự viện khác trong tỉnh ngày càng được tôn tạo cảnh quan trang nghiêm, thanh tịnh, xanh – sạch – đẹp, tạo nơi chốn bình yên đáp ứng không gian tu tập và tham quan chiêm bái.


Quang cảnh Lễ khánh thành Trụ sở Ban Trị sự năm 2019

Năm là: Trụ trì các tự viện thường xuyên hướng dẫn Phật tử thực hiện những việc lợi ích thiết thực về giáo dục đào tạo, hưởng ứng các chương trình khuyến học, khuyến tài, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, trợ cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, tham gia các chương trình y tế quốc gia về chăm sóc sức khỏe ban đầu. Phối hợp với ngành y tế tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

TT. Thích Giác Nghi trao học bổng cho học sinh – sinh viên năm 2019

Giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo được các tự viện luôn quan tâm hỗ trợ.

Về giáo dục đào tạo, các chương trình của các tự viện đa dạng như: hỗ trợ học phí, học bổng cho học sinh nghèo, tặng xe đạp, tặng tập sách,… nhiều tự viện Phật giáo Nam tông như chùa Goshitaram (chùa Đầu), chùa Buppharam (chùa Cái Giá Chót), chùa Xiêm Cán,… có chương trình học tại chùa cho con em đồng bào Khmer.

HT. Hữu Hình chụp ảnh lưu niệm cùng các lớp học tại chùa Ghositaram (Cái Giá Đầu)

Về chăm sóc sức khoẻ cho người gặp cảnh khó khăn, nhiều tự viện trao tặng tịnh tài tịnh vật giúp bệnh nhân nghèo, nhất là những người lớn tuổi, già yếu, neo đơn, hỗ trợ những căn bệnh hiểm nghèo; một số tự viện có phòng khám Đông y hoặc Tây y giúp khám chữa bệnh cho nhiều người. Tịnh xá Bửu An và Chùa An Thạnh Linh mở phòng khám Tây y và phát thuốc cho bệnh nhân khoảng 35.000 lượt.

Sư cô Thích Nữ Nghiêm Thành trao tịnh tài hỗ trợ người bệnh

Sáu là: Tự viện Phật giáo là nơi Tăng Ni Phật tử sinh hoạt văn hóa, đạo đức tâm linh, hướng con người đến chân thiện mỹ. Các mô hình đạo đức Phật giáo cần được phát triển và nhân rộng để góp phần xây dựng nền đạo đức xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Khóa tu một ngày an lạc tại Chùa Bửu Thanh

Tại các tự viện, Phật tử đến sinh hoạt trong các khoá tu, làm công quả, hỗ trợ một số chùa bốc thuốc nam chữa bệnh, hoặc đóng góp công sức trong hoạt động từ thiện xã hội,… tất cả những hoạt động này đều gieo duyên lành để hàng Phật tử có cơ hội lắng nghe thuyết pháp, sau đó thực hành lời Phật dạy trong chánh tín, chánh niệm, dần đạt được sự an lạc, tăng trưởng đời sống đạo đức và lan toả các giá trị đạo đức về gia đình và cộng đồng xung quanh.

Bảy là: Phật giáo Bạc Liêu vốn có truyền thống yêu nước do chư Tôn đức Cao Tăng tiền nhiệm truyền lại. Tăng Ni Phật tử hôm nay noi theo chí hướng đó, tất cả vì quê hương Bạc Liêu phát triển giàu đẹp mà quyết tâm bảo vệ, giữ gìn nền độc lập thanh bình, an lạc của Tổ quốc.

Noi gương chư vị danh tăng tại Bạc Liêu xả thân vì tổ quốc, vì một Bạc Liêu tự do, giàu đẹp, chư Tăng ni Phật giáo Bạc Liêu luôn đồng hành cùng dân tộc, giữ vững truyền thống yêu nước, chung tay cùng tỉnh nhà vượt qua những khó khăn trở ngại, góp phần giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chư Tôn đức tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh năm 2019

Phật giáo tỉnh hưởng ứng và tham gia thực hiện các phong trào an ninh trật tự, bảo vệ Tổ quốc, củng cố quốc phòng; giáo dục Phật tử phát huy tinh thần độc lập dân tộc, hoà mình trong khối đại đoàn kết toàn dân, sống và làm việc theo Hiến chương Giáo hội và Pháp luật của Nhà nước.

Tám là: Tăng Ni Phật tử Bạc Liêu tích cực tham gia vào đoàn thể, hiệp hội để đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền của dân trong sạch, vững mạnh.

Phật giáo Bạc Liêu có 02 vị Thuợng tọa và 01 cư sĩ Phật tử là Đại biểu HĐND tỉnh, có 06 chư Tôn đức là Đại biểu HĐND huyện, thị xã, thành phố; 24 chư Tăng Ni là Đại biểu HĐND xã, phường.

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh có 8 thành viên UBMTTQVN tỉnh, Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện có 13 thành viên UBMTTQVN huyện, thành phố và một số ở cấp phường, xã.

Ngoài ra các vị còn tham gia vào Hội Chữ Thập đỏ tỉnh, huyện; Liên hiệp Hội văn học Nghệ thuật; Hội Dân tộc học; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo tỉnh; Hội Y học Dân tộc; Hội Người cao tuổi.

Như vậy trong 5 năm qua, Phật giáo tỉnh đã đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”  trên tất cả các lĩnh vực, thực hiện các hoạt động Phật sự đúng theo Hiến chương Giáo hội và chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; học tập theo tấm gương Hồ Chủ Tịch cũng chính là thực hành theo lời dạy của Đức Phật, bởi sự gần gũi trong tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đức Phật về vấn đề con người, sự giải thoát an lạc cho con người, vì quyền sống, tự do và bình đẳng cho dân tộc.

Thực hiện: TTTT PG Bạc Liêu

<1> Dẫn theo PGS.TS. Đào Hoàng Nam (2012), Sự gặp gỡ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Phật giáo về con người, in trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và 15 năm hình thành, phát triển Phật giáo Việt Nam”. Nxb Văn hoá – Thông tin, tr.103.

<2> HT. Thích Minh Châu dịch (1993), Kinh Trường bộ, tập 1, bài kinh Đại bát Niết bàn, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, tr.547.

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online