Đà Nẵng: Hòa Thượng Thích Huệ Thông giới thiệu nội dung tu chỉnh Hiến Chương lần thứ 7 GHPGVN

Nghe đọc bài:

PSO – Sáng ngày 17/12/2023 sau lễ khai mạc khóa tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp năm 2023. HT. Thích Huệ Thông - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Pháp chế TƯ GHPVN đã có buổi giới thiệu một số nội dung tu chỉnh Hiến Chương lần thứ 7 áp dụng vào ngành Hoằng Pháp tại chùa Pháp Lâm (574 Ông Ích Khiêm, P. Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng).

Tham dự có chư Tôn đức Phó ban Hoằng Pháp TƯ: HT. Thích Minh Thiện, TT. Thích Minh Nhẫn, TT. Thích Phước Nghiêm, TT. Thích Đức Lợi, TT. Thích Trí Chơn, TT. Thích Minh Thật cùng chư Tôn đức Thường trực ban Hoằng pháp TƯ, ban Hoằng Pháp 15 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Tại đây Hòa thượng chia sẻ về mặt Pháp lý để nâng cao vị trí nghành Hoằng pháp phù hợp với quy tắc Hành chánh GHPGVN. Với mục đích xiển dương chánh pháp, lợi lạc quần sinh lấy sự nghiệp Hoằng Pháp làm lợi ích cho chúng sinh và tôn trọng các pháp môn biệt truyền cùng với lịch sử hình thành GHPGVN trên cơ sở các tổ chức giáo hội, tổ chức hội, hệ phái ngồi lại và thành lập nên GHPGVN đó cũng là cốt lỗi của Hiến chương GHPGVN. Với mục đích giữ gìn giới luật của Đức Phật, tôn trọng Pháp luật nhà nước hiện hành cùng với quy chế hoạt động ban Hoằng Pháp TƯ, nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX cũng đã khẳng định giá trị, vị trí và tư cách truyền bá giáo lý của nghành Hoằng Pháp TƯ. 

Hòa thượng cho biết thêm trong 12 điểm chương trình hoạt động của giáo hội, diễn dẫn điều thứ 4 của nghị quyết là “Đẩy mạnh sự nghiệp Hoằng Pháp, truyền bá giáo lý đức Phật, đổi mức hình thức, phương thức đi vào từng lãnh vực của đời sống phù hợp với giá trị nhân văn trong thời hiện đại”.

Thông qua đó Hòa thượng đã cho thấy những giá trị, yếu tố, văn bản pháp lý ngành Hoằng Pháp để điều hành và hoạt động. Từ 1981 những ngày đầu GHPGVN chỉ có 6 ban và ban Hoằng Pháp là 1 trong những ban đầu tiên được hình thành đến nay thì đã có 13 ban, viện. Nhưng ban Hoằng Pháp luôn luôn được đánh giá là ngành mũi nhọn ngay từ những ngày đầu và xuyên suốt đến ngày hôm nay.

Với hơn ngàn năm Phật giáo Việt Nam đồng hành với dân tộc và hơn 40 năm kể từ ngày thành lập Phật giáo Việt Nam cũng đã trãi qua nhiều thăng trầm của dân tộc. Hiến chương GHPGVN cũng đã sửa đổi 7 lần phù hợp với từng thời kỳ nhưng ngành Hoằng Pháp luôn luôn là cầu nối Phật pháp đến trong lòng dân tộc. Hòa thượng cũng đã nêu lên chi tiết một số trọng yếu đặc biệt là liên quan đến ngành Hoằng Pháp chia sẻ đến gần 400 Tăng Ni Hoằng pháp khu vực miền Trung và Tây Nguyên. 

Thượng tọa Thích Minh Nhẫn thay mặt ban tổ chức gửi lời cảm ơn và tri ân đến Hòa thượng đã dành thời gian quý báu có buổi chia sẻ đến khóa tập huấn. 

TT. Thích Phước Nghiêm cũng đã gửi bó hoa tươi thắm thay lời tri ân đến Hòa thượng đã có buổi chia sẻ thành công viên mãn.

Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Download Android Download iOS
Hà Nội: CLB Cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 18-12-2024 (18/11 năm Giáp Thìn) Câu lạc bộ cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ long trọng tổ chức buổi giao lưu gặp mặt cựu chiến binh Phật tử nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 -22/12/2024 nhằm tri ân và tôn vinh các Phật tử cựu chiến binh và các Phật tử đã có nhiều đóng góp vào công tác phụng đạo yêu nước.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online