04/12/2019 10:02

Kiên Giang: Bế giảng khóa tu “Nên tập sống chung tu học” Chư ni Phân đoàn 2 giáo đoàn IV

Trong bầu không khí trang nghiêm và thanh tịnh của buổi lễ kết thúc khóa tu “Sống chung tu học” lần 24 của chư Ni Giáo đoàn IV, Phân đoàn 2 diễn ra từ mùng 01 đến 07 tháng 11 năm Kỷ Hợi, tại Tịnh xá Ngọc Phúc – Kiên Giang, thay mặt ban Thư ký khóa tu thành kính đảnh lễ chư Tôn đức, xin báo cáo nội dung tu tập 7 ngày qua. SỐ LƯỢNG HÀNH GIẢ Tham dự khóa tu lần này gồm có 26 hành giả: 2 Ni trưởng, 1 Ni sư, 13 Tỳ-kheo-ni, 2 Thức-xoa, 2 Sa -di, 3 vị Tập sự và 3 Phật tử từ nhiều Tịnh xá đồng trở về tham dự. 4 giờ sáng ngày mùng 01 – 11 chư hành giả vân tập trước ngôi Tam bảo, sau khi dâng hương bạch Phật chứng minh, là thời kinh cầu nguyện khởi đầu cho 7 ngày tu tập, vào lúc 7 giờ 30 phút sáng cùng ngày chư Tôn đức Ni đã có phiên họp để ổn định hội chúng cũng như Cung an chức sự. CHỨNG MINH NT. Khoa Liên – Giáo phẩm Chứng minh Phân đoàn, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Ẩn BAN TỔ CHỨC NT. Tuyết Liên –Trụ trì Tổ đình Tịnh xá Ngọc Hiệp, Tiền Giang NS. Đắc Liên – Trụ trì Tịnh xá Ngọc Phúc, Kiên Giang ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC :  NT. Tuyết Liên GIÁM LUẬT: SC Tiến Liên KIỂM SOÁT: SC Đạt Liên THƯ KÝ: SC. Tâm Tuyền BAN NGOẠI HỘ: SC. Loan Liên và Phật tử Tịnh xá Ngọc Phúc THỜI KHÓA VÀ NỘI DUNG TU HỌC Thời khóa Dù là hội chúng đông hay ít, thời gian tu tập dài hay ngắn thì Ban Tổ chức vẫn phải đề ra bản Nội quy cũng như chương trình thời khóa tu học trong ngày, với mục đích giúp hội chúng được thanh tịnh, sinh hoạt nề nếp, trang nghiêm đạo tràng. Như những khóa tu trước, thời khóa bắt đầu từ 03 giờ 30 và kết thúc vào lúc 8 giờ 45 phút. Chương trình tu học gồm có: 2 thời học sáng chiều, 1 thời Tọa đàm, 2 thời Thiền hành, 4 thời Thiền tọa, 1 thời thọ trai trong chánh niệm, 2 thời Tụng kinh: Sám hối vào buổi khuya và Kinh Di Giáo vào buổi tối. Bên cạnh đó, trong khóa tu lần này chư hành giả còn đủ duyên được đi Khất thực hóa duyên hàng ngày nhằm thực hiện truyền thống của ba đời chư Phật và giáo pháp Khất sĩ tại Việt Nam. Nội dung tu học Khóa “Sống chung tu học” được tổ chức với mục đích nhằm ôn lại những lời dạy quý báu trong Chơn Lý của Đức Tổ Sư. Khóa tu lần này đại chúng được đọc 7 bài chơn lý từ số 15 đến số 21, cùng tìm hiểu về giới luật Phật chế định thông qua nội dung bộ “Giới luật thiết yếu hội tập – tập 7, Luật học cương yếu,” của HT. Nhựt Chiếu biên soạn. Nội dung trong 7 ngày học pháp được chia thành 2 phần. Thứ nhất là Chơn lý và thứ hai là đọc luật. Về Phần chơn lý: Ngày tu thứ nhất: Với chơn lý số 15 “ Bài học Cư sĩ”, chư hành giả được tìm hiểu về một số nghi thức tụng niệm dành riêng cho hàng bạch y cư sĩ, từ cách thức Dâng hương, Lễ Phật, Lễ Pháp, Lễ Tăng cho đến những nghi thức khi cư sĩ dâng những vật dụng đến chư vị Khất sĩ, mỗi cách thức đều được Tổ sư hướng dẫn rất kỹ lưỡng và rõ ràng. Dẫu bài chơn lý này được dành riêng cho hàng Cư sĩ nhưng chư hành giả cũng cần phải biết rành để hướng dẫn cho Cư sĩ thực hiện đúng quy cách của Hệ phái mà đức Tổ sư đã đề ra. Ngày tu thứ hai: Hành giả được đọc và tìm hiều về chơn lý số 16 “ Cư Sĩ”. Qua bài Chơn lý này, Tổ sư đã nêu rõ mục đích và đường lối tu hành của đoàn du Tăng Khất sĩ ngõ hầu cho hàng cư sĩ hiểu rõ hơn trước khi quyết định chọn cho mình con đường xuất gia tu học. Đối với Tổ sư, giới luật giữ nhiều hay ít tùy theo hạng bậc: Nhơn Loại ( giữ lòng nhơn ái); Chư Thiên ( những người giữ 5 giới, 8 giới hay 10 giới ) và cuối cùng là Dân Xứ Phật (xuất gia Khất sĩ). Vậy nên, mỗi người phải tự nhận biết mình đang ở hạng bậc nào mà cố gắng tu hành ngày thêm tăng trưởng theo sự tiến hóa. Bên cạnh đó, Tổ sư còn để lại lời khuyên dành cho Cư sĩ  cũng như Khất sĩ phải nên tinh cần giữ giới, định tâm lo tu học cho được toàn giác, còn sự học giỏi thông minh của thế học không đem lại cho mình con đường thành công, sự học là học đạo đức, học sự yên lặng của thân và tâm và học để thấu hiểu Chơn lý. Ngày tu thứ ba: Hành giả được đọc và tìm hiểu bài chơn lý số 17 “Tâm”. Mở đầu bài chơn lý, đức Tổ sư mượn chữ tượng hình của người Tàu về chữ Tâm, hình ảnh tuy mang ý nghĩa ẩn dụ nhưng rất đặc sắc, từng nét đều thể hiện được sự cấu tạo cũng như tính cách của tâm con người. Tâm không mang một định nghĩa cụ thể nào, có lúc tâm là pháp, là trung tâm, là trung đạo chính giữa hay là tạng, pháp lý… vì ở mỗi tầng bậc khác nhau tâm sẽ khác nhau. Như tâm của cây là cái sống, tâm của thú người là cái biết còn tâm nơi Trời Phật là sự linh thiêng, huyền bí, ẩn mật… chúng sanh ai cũng có tâm vì không có tâm thì không thể nào sống được, nhưng tùy vào mục đích mình chọn cái tâm mình như thế nào cho hợp lẽ, đừng chọn cái ác tà, tham sân si … làm tâm mà hãy nên lựa chọn cái chơn như yên lặng làm tâm, vì chỉ có chơn như là hột cứng chắc duy nhất có thể sử dụng mãi mãi mà thôi. Ngày tu thứ tư: Hành giả được đọc và tìm hiểu chơn lý số 18 “Tánh Thủy”. Qua bài chơn lý này, NT Ngọc Hiệp phân tích cho đại chúng hiểu hơn về những đặc tính của nước theo chơn lý. Nước được ví như người trượng phu quân tử đi châu du khắp thiên hạ hay như một vị Khất sĩ đi khắp nơi đây đó để phổ hóa chúng sanh. Tổ sư nêu ra rất nhiều đặc tính khoa học của nước, cái mà chúng ta có thể thấy được rất rõ ràng trong đời sống hằng ngày nhưng đối với một đặc tính ấy thì Tổ sư lại nêu lên được giá trị sống của con người nói chung và của vị Khất sĩ nói riêng. Nước thì chan hòa, sáng trong, không dính bụi nhơ. Nước thì nho nhã, mềm yếu nhưng bền bĩ một cách lạ thường. Nước quan trọng với con người như thế nào thì sự thiện lành bên trong người Khất sĩ cũng phải quan trọng như thế ấy. Kế đến, Tổ sư so sánh sự khác biệt giữa đất và nước, nước cao quý bao nhiêu thì đất thấp kém bấy nhiêu, đất ví như phẩn, như đứa trẻ, kẻ ở tù, hay vật chất nấm mồ… Tổ sư mượn hình ảnh của đất để nâng cao giá trị của nước nhưng Ngài không phủ nhận những giá trị còn lại của đất, lửa và gió, vì tất cả sự tồn tại đều phụ thuộc vào tứ đại và những ai biết rõ tứ đại sẽ là người giác ngộ. Ngày tu thứ năm: NT. Ngọc Hiệp chia sẽ với đại chúng bài chơn lý thứ 19 “Học Chơn Lý”. Qua bài Chơn lý này, Tổ sư muốn nhấn mạnh giá trị của chơn lý không nằm ở văn tự, chữ viết vì pháp lý hay giáo lý là còn tương đối, còn đúng sai, chưa phải là con đường của người giác ngộ. Với Tổ sư, người hiểu chơn lý là người cần phải tập lần từ ác đến thiện (sự tiến hóa) hay tập lần sự tĩnh tâm, yên lặng, quán xét (chánh định) để nhận thấy sự lành mạnh bình an của lẽ thường. Cũng như người bị bệnh mà biết rõ nguyên nhân chứng bệnh của mình, biết được thuốc nào cần thiết để tự mình có thể trị bệnh, nếu không biết rõ mà uống lầm thuốc gọi là trúng độc, cũng như những người ngây si mờ tối mà không tìm được lối đi cho mình, càng đi sâu càng tội lỗi, nếu không thấy đường đi thì chỉ đợi đến ngày chết trong bóng tối mà thôi. Vậy nên cần phải học để có thể thấy được chơn lý, thấy lẽ thật có như vậy mới gọi là thật học, học chơn lý. Ngày tu thứ sáu: Với chơn lý số 20 “ Trên mặt nước”  Tổ sư đã mượn hình ảnh hoa sen một hình ảnh rất gần gũi với cuộc sống để phân tích, chỉ dạy và truyền đạt cho ta thấy được từng vị trí của con người trong cuộc sống.Ngài dùng pháp ẩn dụ thật thú vị: những bộ phận của sen đều minh họa cho cái đẹp, cái đạo đức nhưng lại không loại bỏ những cấu uế của bùn nhơ vì chính chúng tiếp sức, nuôi dưỡng cho cái thánh thiện, đạo đức ấy. Người xuất gia cũng vậy, phải dùng lời nói, việc làm, ý nghĩ để đem lại lợi ích cho đời như hoa sen, lá sen và gương sen kia nhưng không bị những bùn nhơ làm ô nhiễm khi sống và tiếp xúc với bùn. Điều mà Tổ Sư muốn nhấn mạnh trong bài chơn lý này chính là đạo đức. Đạo đức rất quan trọng đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Thật vậy, dù cho  đất nước có giàu sang thạnh trị thế nào mà thiếu đạo đức thì khó bề đứng vững. Và chỉ có những người khất sĩ mới có thể chỉ dạy đạo đức cho nhân loại. Ngày tu thứ bảy: Với chơn lý số 21 “Chánh Pháp”. Nơi bài này , Đức Tổ sư nêu lên pháp hành quan trọng của Khất sĩ chính là việc thực hành Tứ Y Pháp, chánh Pháp của chư Phật ba đời, ngoài pháp hành đấy ra thì không được gọi là đạo Phật. Đức Tổ sư đã lấy hình ảnh so sánh giữa cây mít nòi và cây mít lai để nói lên sự nguyên chất của Đạo Phật thời đức Phật còn tại thế và đạo Phật sau khi Phật tịch diệt có sự sai biệt rất nhiều.Chính sự danh lợi và đua đòi theo thế sự  đã làm mất đi giá trị của đạo Phật. Vì vậy Đức Phật cũng đã khẳng định chỉ có chư Tỳ Kheo trong giáo pháp của Ngài mới làm hại Phật Pháp mà thôi, chứ không một ngoại đạo hay ma quân nào có thể làm phá hại cho được. Vậy nên, cần phải hiểu rằng đạo Phật là phép tu tâm chứ không phải hô hào tông giáo với những hình tướng bên ngoài mà làm sái trật bổn phận của người Khất sĩ. Về phần luật học: Trong những ngày tu học, NT. Ngọc Hiệp đã chia sẻ cùng với đại chúng những điều luật và quy định trọng yếu trong quyển “Giới Luật Thiết Yếu Hội Tập” tập 7. Thông qua đây, đại chúng hiểu hơn về nguồn gốc, khái niệm cũng như sự truyền bá giới luật vào Việt Nam. Ngày nay, việc học kinh Phật và Luận Phật rất được quan tâm và nâng cao vì nội dung kinh điển khá phong phú, thu hút được nhiều học giả nghiên cứu, còn Luật Phật thì có phần khô khan nên rất hạn chế và khiêm tốn. “Luật Nghi Khất Sĩ” của đức Tổ Sư Minh Đăng Quang được xem như là bản cách tân vì gồm cả 2 phần là giới bản cổ truyền ngắn gọn và phần được biên soạn riêng dành cho Hệ phái. Nhưng luật nghi của Khất sĩ không có phân định rõ ràng về cách trị phạt khi có người phạm giới nên cũng rất khó trong việc định tội. Vậy nên, hành giả cần phải tìm hiểu thêm về một số quy định trị phạt trong luật của hệ thống Bắc truyền. Qua những buổi học luật, Ni trưởng chia sẽ với đại chúng một số khái niệm trong các danh từ mà đại chúng thường hay nghe như “yết ma, cương giới, thuyết giới…”, tuy rằng mang đậm nội dung của Bắc truyền nhưng chúng ta cũng cần phải tìm hiểu để cho biết rõ hơn và thấy được tầm quan trọng của việc thọ giới, thuyết giới cũng như cách thức An cư hay tự tứ mà bấy lâu nay chúng ta thờ ơ. Nhưng có lẽ, buổi học luật ấn tượng nhất đối với chúng con chính là được nghe những câu chuyện mà quý Ni Trưởng đã được học và thực hành trong thời gian Hệ Phái mới được thành lập cũng như là thời gian các bậc Thầy còn sinh tiền. Sự thanh tịnh tuyệt đối làm chúng con phát sanh đức tin và sự hoan hỷ. Đức hy sinh, tâm từ mẫn của những vị đi trước là bài học cho lớp trẻ chúng con sau này. Dầu biết rằng điều kiện hiện đại làm cho tâm chúng con càng ngày càng bị xói mòn bởi vật chất, nhưng chính lời sách tấn cũng như câu chuyện kể của quý Ngài làm chúng con hâm nóng lại lời dạy của Tổ thầy và mỗi lần phạm phải sai lầm phải biết tự mình nhắc nhở lấy tâm mình và cố gắng khắc phục. Qua những bài học trên, chúng con cảm thấy hảnh diện và tự hào vì mình là người con của giáo pháp Khất sĩ. NHẬN ĐỊNH CHUNG Trong thời gian 7 ngày ngắn ngủi cùng hội chúng sống chung tu học, chư hành giả khóa tu đã nỗ lực, tinh tấn tu tập thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định và Tuệ. Đây cũng là một trong những nhân duyên tốt để hành giả có thời gian ngồi lại cùng nhau chia sẻ và tìm hiểu những ý pháp của Tổ sư. Trong khóa tu, nhờ sự gia hộ của chư Phật cùng sự hộ pháp đắc lực về tứ sự của Ni sư trụ trì, chư ni và Phật tử tại Tịnh xá Ngọc Phúc nên hành giả có đầy đủ sức khỏe và điều kiện để tu tập. Sự nhiệt tình ấy, làm cho chư ni tự xét lấy mình phải nổ lực tinh tấn tu hành rất nhiều thì  mới xứng với tấm chân thành mà quý Phật tử đã dành cho chư ni hành giả. Suốt thời gian diễn ra khóa tu, phần đông các hành giả đều thực hiện tốt nội quy của Ban Tổ chức, nhưng cũng còn một ít ni trẻ và những vị mới tham dự khóa tu lần đầu nên chưa giữ được sự thanh tịnh trong hội chúng và còn rất thụ động trong giờ học Pháp cũng như chia sẻ Pháp, nên thường được sự nhắc nhở của chư tôn đức. Vậy nên chư hành giả cần phải lưu tâm và khắc phục trong khóa tu tiếp theo.  
KẾT LUẬN Kính bạch chư Tôn đức Ni! Kính thưa toàn thể đại chúng! Khóa tu “Sống chung tu học” lần 24 của chư Ni Phân đoàn 2 được kết thúc trong niềm hoan hỷ chung của chư Tôn đức Ni lãnh đạo Hệ phái cũng như toàn thể chư ni hành giả và nhất là tăng thêm niềm tin thanh tịnh của chư phật tử Tịnh xá Ngọc Phúc. Tất cả hành giả khóa tu chúng con thành kính cảm niệm sâu xa ân đức hy sinh của chư Ni trưởng giáo phẩm  lãnh đạo. Tấm lòng vì đạo quên thân, vì đời phục vụ của các Ngài luôn là tấm gương mẫu mực cho chúng con noi theo tiếp bước, lấy đó làm kim chỉ nam để răn nhắc tâm mình tiến tu đạo nghiệp. Chúng con chân  thành tri ân NT. Ngọc Hiệp luôn sát cánh bên chúng con trong tất cả các khóa tu để  hướng dẫn cho hành giả cách đọc chơn lý và  giải bày những ý pháp mà đại chúng còn thắc mắc hay tâm đắc nhưng không biết cách diễn giải. Bên cạnh hổ trợ việc học, NT. Ngọc Ẩn, NT. Ngọc Hiệp còn sách tấn chúng con bằng thân giáo, tuy sức khỏe rất yếu nhưng quý Ngài vẫn thực hiện thời khóa nghiêm túc, NT trụ trì tuy nhiều bệnh nhưng vẫn quan tâm hổ trợ chu đáo về tứ sự. Mỗi lần chúng con sanh tâm giải đãi mà nhìn thấy sự tinh tấn nơi quý Ngài thì chúng con cảm thấy tự hổ thẹn và nhắc nhở tâm mình phải nổ lực tu tập. Chúng con thành kính tri ân công đức quý Ni trưởng. Kính bạch chư Tôn đức! Vừa qua là phần báo cáo sơ lược của chúng con trong tuần lễ tu học , dĩ nhiên là không thể nào tránh khỏi những điều sơ sót, ngưỡng mong chư Tôn đức niệm tình lượng thứ. Trước khi dứt lời, chúng con kính nguyện cầu hồng ân Tam Bảo hằng gia hộ quý Ngài phước trí nhị nghiêm, bồ đề quả mãn. Kính chúc chư hành giả luôn được an lành trong chánh pháp của đức Như Lai. Kính chúc quý Phật tử cùng gia đình luôn gặp được nhiều thắng duyên trên con đường tu nhân học Phật. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Y vàng phất phới khắp mười phương Thức tỉnh ai ơi giấc mộng trường Bể khổ ta bà nơi giả tạm Bồng lai Phật quốc thật Tây phương. Chơn như bản tánh trường tồn mãi Danh sắc tài hoa sự bất thường Ai sớm kết duyên cùng chánh pháp Được về bái Phật ở Tây phương. Sau đây là những hình ảnh ghi nhận được:

Ban TT-TT Hệ phái Khất sĩ

The post Kiên Giang: Bế giảng khóa tu “Nên tập sống chung tu học” Chư ni Phân đoàn 2 giáo đoàn IV appeared first on Phật Sự Online Miền Tây.
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online