Lễ dâng đăng đầu năm mới Giáp Thìn trên núi Bà Đen, Tây Ninh hút hàng trăm ngàn du khách tham dự

Nghe đọc bài:

Riêng trong 2 tối Mồng 8 &9 Tết – các lễ dâng đăng đầu năm mới Giáp Thìn trên đỉnh núi Bà Đen, Tây Ninh đã đón gần 300.000 du khách tham dự. Đây được xem là lễ dâng đăng lớn nhất từ trước đến nay tại điểm đến được cho là thánh địa hành hương hàng đầu Nam Bộ hiện nay.

Theo thống kê của Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain, trong 10 ngày đầu xuân đã có hơn 1 triệu Phật tử và du khách ghé thăm núi Bà Đen để hòa mình vào các hoạt động ý nghĩa trong Hội xuân Di Lặc và Hội Xuân Núi Bà Đen truyền thống. Đặc biệt, nghi lễ dâng đăng được tổ chức vào các tối cuối tuần đã thu hút hàng trăm ngàn du khách tham dự mỗi đêm.

Riêng ngày Mùng 8 Tết, Tây Ninh đã hút hàng trăm ngàn du khách đến núi Bà Đen và tham dự  Đại lễ Vía đức Chí Tôn tại Toà thánh – một ngày lễ lớn hàng đầu trong năm đối với các tín đồ Cao Đài trên cả nước. Trong đó, 148.000 lượt khách đã đi cáp treo lên đỉnh núi Bà Đen và tham dự lễ dâng đăng “Xuân mới an yên, tròn năm hỷ lạc”. Đặc biệt, vào ngày rằm tháng Giêng, đại lễ dâng hoa đăng với các nghi thức thiêng liêng cầu năm mới bình an và tài lộc hứa hẹn sẽ là lễ dâng đăng lớn nhất trong dịp đầu xuân tại núi Bà.

 

Trong văn hoá Phật giáo, mỗi ngọn đèn hoa đăng được thắp sáng là Phật tử gửi vào đó một tâm niệm thiện lành, an lạc cho bản thân và cho mọi người. Nghi thức đẹp và thiêng liêng của Phật giáo này được tổ chức vào các dịp lễ lớn tại đỉnh núi Bà Đen như Lễ hội Xuân núi Bà, Lễ Vía Linh Sơn Thánh Mẫu, Đại lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan…

Điều đặc biệt là tại đây, mỗi du khách sẽ tự tay viết lời nguyện ước và thắp sáng ngọn đèn đăng của mình, cùng hoà vào không khí trang nghiêm trong nghi thức truyền đăng, niệm Phật và thả đăng trên dòng nước quanh trụ kinh Bát Nhã. 

“Năm nào gia đình tôi cũng hành hương đến chùa Bà đầu năm mới. Bây giờ lại có thêm thói quen lên núi dự lễ dâng đăng, nguyện cầu an lạc, may mắn, hạnh phúc. Đây thực sự là một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng trong những ngày đầu xuân”, Chị Bùi Xuân, du khách TP.HCM cho biết.

Suốt thời gian diễn ra Hội xuân Di Lặc kéo dài trong tháng Giêng, vào tất cả các tối cuối tuần, khi lên đỉnh Bà Đen, du khách sẽ chìm đắm giữa không gian của hàng chục ngàn ngọn đăng lấp lánh tại quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. Sau nghi thức, các ngọn đăng sẽ được hoá nguyện với mong muốn những lời nguyện ước được gửi gắm sẽ thành hiện thực.

Dâng đăng là một nghi thức đặc biệt trên đỉnh núi Bà Đen. Dành cho những người không có cơ hội lên đỉnh núi vào các buổi tối cuối tuần, các ngọn đăng cũng đã được khu du lịch Sun World Ba Den Mountain chuẩn bị sẵn để du khách viết lời nguyện ước và gắn vào “Nguyện ước liên hoa đăng”. Những lời nguyện ước này sau đó sẽ được nhân viên khu du lịch Sun World Ba Den Mountain hoá nguyện thay cho du khách tại các lễ dâng đăng vào các tối cuối tuần.

Bên cạnh ghi thức dâng đăng, rất nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật độc đáo mừng Xuân Di Lặc tạo nên không khí xuân tưng bừng cho ngọn núi cao nhất Nam bộ kéo dài trong suốt tháng Giêng.

Các di sản văn hoá phi vật thể được tái hiện sinh động tại đây như múa trống Chhay- dăm, múa Khmer, trình diễn nhạc ngũ âm… làm nên một nét văn hoá đặc sản cho đỉnh núi Bà Đen trong dịp đầu xuân.

Đặc biệt, mùa xuân Giáp Thìn cũng là lần đầu tiên du khách được chiêm bái Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới trên đỉnh núi Bà Đen. Với chiều cao 36m và được ghép bởi 6,688 viên đá sa thạch, tôn tượng Bồ Tát Di Lặc là một kiệt tác kiến trúc Phật giáo được tạo tác công phu, xứng đáng là một kỳ quan hiếm có. 

Một trải nghiệm được rất nhiều du khách đặc biệt thích thú là show nhạc nước ứng dụng những công nghệ hiện đại lần đầu tiên có tại Việt Nam. Các hiệu ứng nhạc nước khi trầm lắng, khoan thai, lúc vỡ oà bùng nổ được tạo ra bởi 400 máng phun tạo hiệu ứng tràn, 800 van điện từ tạo thác nước, 360 bơm với nhiều dải công suất điều chỉnh linh hoạt, và 290 vòi phun các loại sử dụng công nghệ phun tiên tiến hàng đầu thế giới tạo hiệu ứng múa như một diễn viên thực thụ đang trình diễn.

 

 Với sự kết hợp kỳ ảo giữa âm nhạc, ánh sáng, laser và nước, du khách được chiêm ngưỡng ánh hào quang ảo diệu toả ra từ Bồ Tát Di Lặc, các hoạt cảnh được tạo hình độc đáo như bầu trời Tây Thiên, những đám mây ngũ sắc, thảm hoa sen, những đồng tiền may mắn, hay chiếc bao vải bố giản dị mà Bồ Tát Di Lặc luôn mang bên vai.

Được biết đến là một trong những ngọn núi thiêng nhất cả nước, núi Bà Đen đón hàng triệu du khách đến hành hương, chiêm bái trong các dịp đầu xuân. Tọa lạc lưng chừng núi, hệ thống chùa Bà hơn 300 tuổi năm gắn với huyền tích về Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát chính là điểm tựa tâm linh vững chắc của người dân Nam bộ.

Trên đỉnh núi Bà Đen, một quần thể tâm linh kỳ vĩ với tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đại diện cho Từ, Bi, và Tôn tượng Bồ Tát Di lặc đại diện cho Hỷ, Xả, đã trở thành nơi để nhân dân gửi gắm ước nguyện về một năm mới an yên, nhiều niềm vui và kiếm tìm hạnh phúc đích thực.

Download Android Download iOS
Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4400 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4400 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online