NS. Thích Nữ Như Lan thuyết giảng chủ đề: “Tứ vô lượng tâm”

PSO - Vào lúc 20h tối ngày 11/8/2021 (nhằm ngày 04/7năm Tân Sửu), tại khóa tập huấn: Học pháp online “Phật học cơ bản”, NS. Thích Nữ Như Lan – UV Ban Hoằng pháp Trung ương là thuyết giảng đến các học viên cư sĩ Phật tử chủ đề “Tứ vô lượng tâm” trên địa chỉ học trực tuyến: trungtam.hoangphaponline.com Tứ vô lượng tâm là bốn trạng thái tâm thức vô lượng, là bốn cách an trú trong cõi Phạm. Tứ vô lượng tâm còn được gọi  là Từ, Bi, Hỷ, Xả, giúp con người cố gấng trau dồi và hoàn thiện mình. Nếu mỗi người đều gắng công trau dồi bốn Tâm này, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, màu da, hay nam, nữ... thì trên thế gới này tất cả chúng sanh chung sống điều hòa, an vui trong tình huynh đệ trong một thế giới thanh bình an lạc. Bốn tâm vô lượng gồm: Từ vô lượng; Bi vô lượng; Hỉ vô lượng; Xả vô lượng. Bốn Tâm này bao trùm tất cả chúng sanh, người hay thú, không từ bỏ sanh linh nhỏ bé nào. Dầu theo tôn giáo nào hay hấp thụ văn hóa nào, mỗi người đều có thể trau dồi bốn đức độ nhẹ nhàng êm dịu ấy để trở nên một phước lành cho mình và cho kẻ khác.  Bốn tâm này đối trị bốn phiền não là sân hận, ganh tị, buồn bực và tham muốn. Bốn tâm vô lượng cũng được gọi là hạnh Ba la mật đa. Đó là tâm thức của Bồ tát muốn cứu độ chúng sinh. Thực hành Tứ vô lượng, thiền giả sẽ tái sinh tại cõi Thiên (trời). Đức Phật giảng về phép thiền định này như sau: "Có bốn vô lượng. Hỡi các tỉ-khâu, một người tràn đầy tâm từ (bi, hỉ, xả) sẽ phóng tâm đó đi một phương, hai phương, ba phương, bốn phương, rồi phía trên, phía dưới, xung quanh mình. Người đó phóng tâm đi khắp thế giới, chiếu rọi khắp nơi với tâm từ (bi, hỉ, xả), tâm thức vô lượng vắng bóng sân hận và phiền não". Từ vô lượng: Còn gọi là Tâm từ, tâm từ trầm tĩnh, bi mẫn khoan dung đối nghịch với sân hận, giận dữ. Tình yêu thương (không phải là tình yêu nam nữ) to lớn, đồng đều dành cho tất cả chúng sinh vạn vật, không thành kiến, phân biệt đối tượng, làm cho tâm ta trở nên êm dịu mát và chân thành, thiện ý, lời nói chân thật, thiện chí, hành vi đúng mực. Tâm Từ bao la rộng rãi, đồng đều, đối với chính mình cũng như đối với những người thân cận, những người không quen biết kể cả những người có ác ý với mình. Người thực hiện tâm Từ đến mức cùng tột sẽ thấy mình đồng hóa với tất cả chúng sanh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Người có tâm Từ luôn luôn cố gắng tạo an lành cho tất cả, chỉ thấy những gì tốt đẹp nơi mọi người và không bao giờ soi mói đến khuyết điểm của người khác. Bi vô lượng: Ý muốn giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ. Bi là sự thương xót, thấu hiểu, cảm thông, cũng là liều thuốc chữa chứng bệnh hung dữ, ngang tàng, độc ác. Là động lực làm cho tâm người thiện lành, rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, biết suy nghĩ và chia sẽ, giúp đỡ vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống; lắng nghe và thoa dịu lo lắng, đau khổ của người khác. Chính nhờ tâm Bi mà con người có thể hoàn toàn vị tha trong khi phục vụ. Người có tâm Bi không sống riêng cho mình mà cũng sống cho kẻ khác, luôn luôn tìm cơ hội để giúp đời nhưng không bao giờ cầu mong được đền ơn.Những kẻ nghèo nàn đói rách, những người túng thiếu cơ hàn, đau ốm, cô đơn, dốt nát, hư hèn, người có đời sống buông lung, là hạng người cần đến tâm Bi của những tấm lòng trắc ẩn cao thượng, không luận nam nữ, không phân biệt chủng tộc, giai cấp hoặc tôn giáo.Đức Phật dạy:"Người nào chăm sóc người bệnh là chăm sóc Như Lai" hay “Phục vụ chúng sinh là Cúng dường Chư Phật. Cũng như tâm Từ, tâm Bi vô lượng, vô biên, vô hạn định, phải được rải đến cho tất cả những chúng sanh đau khổ, bơ vơ, chí đến những loài cầm thú và những chúng sanh còn trong trứng. Hỉ vô lượng: Là tâm hoan hỷ, vui mừng thành tâm với hạnh phúc, thành công, thành quả của người khác. Là một trạng thái bình tĩnh và hạnh phúc của chân tâm. Tâm Hỷ đối nghịch ưu lo, phiền não có chiều hướng ngăn trừ lòng ganh ghét, đố kỵ là sự vui thích với hạnh phúc của người khác, trước sự thành công của người khác. Tâm Hỷ có chiều hướng loại trừ lòng ganh tỵ vốn là kẻ thù trực tiếp của nó. Nếu so sánh với tâm Từ và tâm Bi, tâm Hỷ lại càng khó thực hiện. Muốn phát triển tâm Hỷ phải có ý chí mạnh mẽ và phải tận lực cố gắng. Tâm Hỷ bao trùm tất cả chúng sanh giàu có và hữu phúc, là phẩm hạnh thành thật hoan hỷ, ngợi khen và chia vui với họ. Tâm Hỷ có chiều hướng loại trừ mọi hình thức bất mãn, ganh tỵ trước sự thành công của người khác. Xả vô lượng: Lòng buông xả, không câu chấp bám chặt vào bất cứ điều gì, khi nhận ra và từ bỏ tham lam ích kỷ vọng tâm, kiêu ngạo khi tự coi mình là trung tâm, đề cao giá trị bản thân. Thân tâm giữ vững trước sự vô thường thế gian, thản nhiên trước sự thay đổi của thế nhân; đời là bể khổ mà vẫn ung dung, bình thản, không bận lòng, phiền muộn hay lo lắng trước thuận cảnh hay nghịch cảnh. Mọi hiện tượng luôn chuyển biến theo quá trình Thành, Trụ, Hoại, Không (sinh, trụ, dị, diệt) nên không mê đắm vật chất giả tạm, không vui quá đà mà cũng không luẩn quẩn u sầu, vinh hay nhục thì tâm vẫn không động. Là thái độ vô tư, thản nhiên, an tĩnh. Tâm Xả lánh xa tham ái và bất mãn và là đức tánh thứ tư trong bốn Tâm Vô Lượng, khó thực hành nhất mà cũng cần thiết nhất trong bốn phẩm hạnh cao thượng nầy. Như trong trường hợp của ba phẩm hạnh kia, người thù trực tiếp của tâm Xả là luyến ái và kẻ thù gián tiếp là trạng thái lãnh đạm, thái độ lạnh lùng, quay lưng với thế sự. Thực hành tứ vô lượng tâm để thực hành, là pháp tu quan trọng của người con Phật để có được đời sống an vui, hạnh phúc, biết cái gì nên giữ, nên bỏ đế phát huy tâm từ của mình. Khi chúng ta phát triển được tứ vô lượng tâm trong lòng mình sẽ tạo được trạng thái tinh thần hòa và bình giữa mình và nhân loại, hòa mình được với tất cả vạn vật. Bốn tâm này đối trị bốn phiền não là sân hận, ganh tị, buồn bực và tham muốn. Tứ vô lượng tâm là phần tinh túy cao cả nhất trong tâm hồn. Tâm hồn ta có được tinh khiết thanh tịnh cũng do tứ vô lượng tâm vậy.

Hồ Thuỷ

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Ban Văn hóa Trung ương vấn an Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch và xin chỉ đạo

Chiều 11/11, Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương do Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến vấn an Đức Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Định: Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn tổ chức hiến máu tình nguyện lần thứ 9

PSO - Sáng 10/11/2024 tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Tp. Quy Nhơn (tổ đình Minh Tịnh, 35 Hàm Nghi) Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện lần thứ 9 “Giọt hồng từ bi”.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online