Thạc sĩ Nguyễn Đức Cương chia sẻ “Luật An ninh mạng và Bộ quy tắc ứng  xử trên mạng xã hội” tại khoá tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0

PSO - Hiện nay, khái niệm “không gian mạng”, “không gian ảo” phát triển rất nhanh và những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng chủ yếu tập trung vào các hành vi bị nghiêm cấm trên không gian mạng và các chế tài xử lý kèm theo. Làm thế nào để hiểu và nắm rõ các chi tiết, quy định của “Luật An ninh mạng và Bộ quy tắc ứng  xử trên mạng xã hội trên môi trường mạng…đã được Thạc sĩ Nguyễn Đức Cương – Giảng viên Khoa CNTT Trường ĐH Công nghiệp Hồ Chí Minh chia sẻ đến các học viên khoá 1 - Khoá tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0 vào chiều ngày 26/7/2021 (nhằm ngày 17/6 năm Tân Sửu), trên địa chỉ học trực tuyến trungtam.hoangphaponline.com. Khi xã hội ngày càng phát triển, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng rộng rãi đến mọi mặt của đời sống, xã hội. Trong thời đại công nghệ 4.0, để đăng tải, trao đổi thông tin trên mạng phù hợp, điều chỉnh hành vi của mình đúng luật và theo đúng thuần phong mỹ tục Việt Nam là điều không hề đơn giản. Chính vì vậy, để kiểm soát và điều chỉnh theo đúng định hướng của Nhà nước, ngày 01/01/2019 Luật An ninh mạng ra đời và chính thức có hiệu lực nhằm tạo ra sự công bằng, minh bạch hơn trong xã hội. Những lý do cần thiết phải ban hành luật: Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nước phát triển công nghệ thông tin mạng đứng tốp đầu Đông Nam Á. Điều đó dẫn đến việc bị tấn công mạng không chỉ ở trong nước và quốc tế (thay đổi thông tin, ngưng trệ thông tin chính thống…). Riêng 10 tháng đầu năm 2020, Việt Nam cũng hứng chịu hàng chục nghìn cuộc tấn công mạng, thiệt hại rất lớn về kinh tế ….Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của tình hình an ninh mạng trong nước, yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bí mật Nhà nước, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của Hiến pháp, vì vậy việc ban hành luật sẽ đáp ứng các yêu cầu cấp bách của tình hình an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Luật An ninh mạng có 7 chương 43 điều trong đó có 14 thuật ngữ pháp lý trong lĩnh vực An ninh mạng cụ thể như sau: 1. An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hộiquyền và lợi ích hợp pháp của tổ chứccá nhân. 2. Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng. 3. Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tâng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. 4. Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát. 5. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên không gian mạng quốc gia bao gồm: Hệ thống truyền dẫn bao gồm hệ thống truyền dẫn quốc gia, hệ thống truyền dẫn kết nối quốc tế, hệ thống vệ tinh, hệ thống truyền dẫn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng…; Dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm dịch vụ trực tuyến; ứng dụng công nghệ thông tin có kết nối mạng phục vụ quản lý, điều hành của cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế, tài chính quan trọng; cơ sở dữ liệu quốc gia. Dịch vụ trực tuyến bao gồm chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trang thông tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội, blog; Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của đô thị thông minh, Internet vạn vật, hệ thống phức hợp thực – ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh và hệ thống trí tuệ nhân tạo. 6. Cổng kết nối mạng quốc tếlà nơi diễn ra hoạt động chuyển nhận tín hiệu mạng qua lại giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. 7. Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. 8. Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của máy tính, mạng máy tính, hệ thống thông tin. 9. Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố. 10. Gián điệp mạng là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu hoặc phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 11. Tài khoản số là thông tin dùng để chứng thực, xác thực, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng. 12. Nguy cơ đe dọa an ninh mạng là tình trạng không gian mạng xuất hiện dấu hiệu đe dọa xâm phạm an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 13. Sự cố an ninh mạng là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 14. Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là sự việc xảy ra trên không gian mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tính mạng con người. Có 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm khi công dân hoạt động trên không gian mạng 1.Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác: Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. 2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. 3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác. 4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng. 5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi. 6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này. Có 8 điểm nổi bật nhất của Luật An ninh mạng: Nghiêm cấm thông tin sai sự thật gây hoang mang trên mạng; Doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam; Ngừng cung cấp dịch vụ mạng khi có yêu cầu của cơ quan chức năng; Doanh nghiệp phải cung cấp thông tin người dùng để phục vụ điều tra; Thông tin vi phạm trên mạng bị xóa bỏ trong vòng 24 giờ; Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng (Đây là một quy định rất nhân văn của Luật An ninh mạng 2018. Theo đó, Điều 29 quy định: Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.Các doanh nghiệp phải đảm bảo kiểm soát nội dung để không gây nguy hại cho trẻ em; đồng thời, xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em…;  "Nghe lén" các cuộc đàm thoại được coi là hành vi gián điệp mạng; Khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia phổ biến kiến thức an ninh mạng trong phạm vi cả nước, khuyến khích cơ quan Nhà nước phối hợp với tổ chức tư nhân, cá nhân thực hiện chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của địa phương. Và 8 điểm lưu ý lưu ý khi tham gia không gian mạng: Không soạn thảo thông tin sai sự thật; Không tổ chức hoạt động cấu kết xúi giục; Không xuyên tạc lịch sử; Không đưa thông tin sai sự thật, gây hoang mang; Không đăng tải thông tin dâm ô, đồi truỵ, tội ác; Không xúi dục lôi kéo kích động người khác phạm tội; Không thực hiện chiến tranh mạng, tấn công mạng, khủng bố, gián điệp mạng; Không lợi dụng, lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích an ninh quốc gia, trật tự xã hội. Sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, để ngăn chặn, xử lý các hành vi sai trái, tiêu cực trên môi trường mạng nói chung và sử dụng mạng xã hội nói riêng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021. Đây là việc làm hết sức cần thiết, nhằm làm lành mạnh môi trường thông tin trên không gian mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi tổ chức, cá nhân theo đúng pháp luật Việt Nam và phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế. Bộ Quy tắc hướng đến xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam và hướng đến 3 nhóm đối tượng áp dụng gồm: Cơ quan nhà nước, cán bộ, công viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội (MXH); tổ chức, cá nhân khác sử dụng MXH; nhà cung cấp dịch vụ MXH tại Việt Nam (Trong đó, có 8 quy tắc ứng xử dành cho tổ chức, cá nhân; 3 quy tắc dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước; 4 quy tắc ứng xử dành cho cơ quan nhà nước và 5 quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội) Quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước: Với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, ngoài việc thực hiện các nội dung quy tắc ứng xử dành cho tổ chức, cá nhân, cần thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội; thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi có ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động… Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân xử dụng MXH: Ở các quy tắc ứng xử dành cho tổ chức, cá nhân, Bộ Quy tắc nêu rõ, người dùng mạng xã hội nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội; chia sẻ thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy; có hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, không sử dụng ngôn từ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo; không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác, tung tin giả, tin sai sự thật, quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội; khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực.... Quy tắc nhà cung cấp dịch vụ MXH tại Việt Nam Bộ Quy tắc nêu rõ nhà cung cấp ban hành và công khai các biện pháp phát hiện, thông báo và phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý, ngăn chặn và loại bỏ nội dung thông tin vi phạm bản quyền, vi phạm pháp luật. Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cũng nêu rõ 4 quy tắc ứng xử chung, áp dụng cho tất cả nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội. Quy tắc tôn trọng, tuân thủ pháp luật, tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Quy tắc lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; Quy tắc an toàn, bảo mật thông tin, tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin; Quy tắc trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật. Mạng xã hội là một “thế giới thu nhỏ”, ai cũng có quyền bày tỏ những tâm tư, những câu chuyện cá nhân. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật An ninh mạng và Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và người dân cần nhận thức rõ việc giao tiếp, tương tác trên mạng xã hội cũng như trong đời sống thực hàng ngày, luôn ứng xử có văn hóa, trách nhiệm và trên hết là phải tuân thủ các quy định pháp luật. Có như vậy, việc áp dụng Luật An ninh mạng và Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội mới thực sự là “lá chắn” phòng ngừa, ngăn chặn những thông tin xấu, tiêu cực không có văn hóa và đồng thời lan tỏa những thông tin giá trị, tích cực trên không gian mạng.

PSO

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Ban Văn hóa Trung ương vấn an Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch và xin chỉ đạo

Chiều 11/11, Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương do Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến vấn an Đức Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Định: Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn tổ chức hiến máu tình nguyện lần thứ 9

PSO - Sáng 10/11/2024 tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Tp. Quy Nhơn (tổ đình Minh Tịnh, 35 Hàm Nghi) Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện lần thứ 9 “Giọt hồng từ bi”.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online