TP.HCM: Khoá tu một ngày An Lạc lần thứ 58 chủ đề: “Ý nghĩa hiện thân của Bồ tát Quan Thế Âm”.

Nghe đọc bài:

PSO – Ngày 27/10/2024 (nhằm ngày 25/9/Giáp Thìn), Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP.HCM tổ chức khóa tu ngày An lạc tại Việt Nam Quốc Tự, với sự tham gia hơn 300 Phật tử vân tập nghe Pháp thoại với chủ đề “Ý nghĩa hiện thân của Bồ Tát Quan Thế Âm”.

Quang cảnh Phật tử vân tập về giảng đường chùa VNQT nghe Pháp.

Thời giảng Pháp buổi sáng với sự quang lâm và chia sẻ của nhị vị Giảng sư, Hoà thượng Thích Nhật Hỷ, UV.HĐTS, Phó Ban kiêm Trưởng Ban hoằng pháp GHPGVN TP.HCM và Thượng tọa Thích Giác Tín, Phó Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM.

Hoà thượng Thích Nhật Hỷ, chia sẻ thời khoá thứ nhất.

Nhằm mục đích giúp hạnh giả hiểu rõ hơn hạnh nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm, áp dụng lời Phật dạy và khuyến tấn hàng Phật tử, hành trì theo hạnh ấy và áp dụng vào trong cuộc sống thực tại, Hai vị giảng sư đã thuyết giảng chi tiết về sự hiện thân của Bồ Tát Quan Thế Âm.

Phật tử tập trung nghe thuyết giảng.

Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cứu khổ cứu nạn tất cả chúng sinh trong 6 nẻo luân hồi. Cho nên, Phật Tử chúng ta dù tu theo pháp môn nào cũng phải thường xuyên niệm hồng danh của Ngài. Ngài gia hộ, độ trì cho mới thoát khỏi tai nạn, khổ ách mỗi khi đến với mọi người chúng ta đều phải niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát” thì được giải thoát, tai qua nạn khỏi và sự nghiệp tu hành mới mau chóng thành tựu theo sở cầu như nguyện. Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, Đức Phật đã từng nói: “Sở dĩ Bồ-tát có tên là Quán Thế Âm là vì Ngài thường quán sát, lắng nghe tiếng kêu cầu của chúng sinh mà ứng hiện để ban vui cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sinh đang thọ khổ, nghe danh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm mà thành kính xưng niệm, tức thì những chúng sinh đó thoát khỏi sự khổ”.

Thượng tọa Thích Giác Tín chia sẻ thời Pháp thứ hai.

Chính vì thế, Đức Phật dạy: “Quán Thế Âm Bồ-tát có đại oai thần lực như thế nên tạo nhiều lợi ích cho chúng sinh. Do đó chúng sinh cần phải thường nhớ nghĩ trong tâm… Nếu có người thọ trì sáu mươi hai ức hằng hà sa danh hiệu Bồ-tát, lại trọn đời cúng dường thức ăn thức uống, y phục, giường nằm, thuốc men…, công đức của người thiện nam, thiện nữ đó rất nhiều. Lại nếu có người thọ trì danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm dù chỉ một thời lễ bái, cúng dường, phước đức của người này không khác người thọ trì sáu mươi hai ức hằng hà sa danh hiệu Bồ-tát, trong trăm nghìn muôn ức kiếp không thể cùng tận. Thọ trì danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm được vô lượng vô biên phước đức như thế”.

Hình ảnh tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trong khuôn viên chùa Việt Nam Quốc Tự.

Với ý nghĩa đó, Phật bà Quan Âm bồ tát dùng cành dương liễu tưới nước cam lồ, biểu trưng cho lòng nhẫn nhục nhu tuyến. Nếu thiếu cành dương liễu sẽ không tưới nước cam lồ được. Và nếu có lòng từ bi mà thiếu sự nhẫn nhục thì lòng từ bi không lâu dài, không đem lại lợi ích cho chúng sinh. Chính vì vậy mà đức nhẫn nhuc và lòng từ bi luôn đi với nhau, thiếu một đức thì đức kia không thực hiện được. Phật quan thế âm bồ tát thường xuất hiện với hình tượng cầm trên tay bình cam lồ và cành liễu.

Chư tôn đức dẫn chúng Tụng kinh đầu giờ chiều.

Chiều cùng ngày sau thời khóa tụng kinh, tất cả đại chúng bước vào buổi Pháp đàm với sự hướng dẫn và diễn giải các câu trả lời, Ban giảng sư đoàn và do Thượng tọa Thích Nguyên Hạnh, UV.HĐTS, Phó Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM làm chủ Pháp đàm.

Thượng tọa Thích Nguyên Hạnh, điều phối chương trình Pháp đàm.

Qua gần 15 câu hỏi từ Phật tử gửi tới khóa tu, xoay quanh chủ đề Bồ Tát Quan Thế Âm, các câu hỏi đã được đoàn giảng sư trả lời mạch lạc để hàng phật tử hiểu rõ kiến thức cũng như ứng dụng lời Phật dạy vào thực tiễn. Sự hiện thân của Đức Quán Thế Âm mang đến cho chúng ta một thông điệp đó là tình thương yêu, nhẫn nại và sự tỉnh thức vì lòng từ bi dùng mọi phương tiện hóa thân…Với những hạnh nguyện cứu độ chúng sanh, Bồ tát luôn luôn có mặt khắp nơi dìu dắt mọi người thoát khỏi khổ đau.

 Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM và Đoàn Giảng sư tham dự Pháp đàm.

Qua những ý nghĩa trên, chúng ta thấy lòng từ bi cao cả của Bồ tát thật khôn lường. Lễ bái tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, chúng ta  phải  luôn ghi nhớ hai đức tánh căn bản của Ngài: nhẫn nhục và từ bi, để đem áp dụng đời sống hàng ngày. Có thể, sự lễ bái mới thật sự hữu ích và vô cùng cần thiết.

Dưới đây một số hình ảnh ghi nhận tại khóa tu:

Thực Hiện : Tổ Thông Tin và Truyền Thông Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM

Download Android Download iOS
Cầu quốc thái dân an  Phật tử  Quán Sứ tụng kinh Dược Sư

Thứ 6 ngày 25/10/2024 tức 23/9/ Giáp Thìn tại  Tam Bảo chùa Quán Sứ ( 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm Hà Nội), Câu lạc bộ Thanh thiếu niên Phật tử Quán Sứ đã trọng thể tổ chức lễ vía Phật Dược Sư, chính điện được tôn trí  7 pho tượng Dược Sư,  trang hoàng rực rỡ nến hoa tươi và thiết lập đồ lễ dâng cúng.

Bình Phước: Tăng Ni Phật tử huyện Bù Gia Mập tham dự Khóa tu Tập trung lần 9 tại chùa Phước Hội

Hôm nay, ngày 27/10/2024, tại chùa Phước Hội (thôn 7, xã Bình Thắng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) Thường trực Ban Trị sự GHPGVN huyện Bù Gia Mập đã tổ chức Khóa tu Tập trung lần 9 cho Tăng Ni Phật tử huyện nhà.

Bình Định: Trao 15 suất học bổng cho các em học sinh đồng bào dân tộc dân tộc Ba Na và H'Rê

PSO - Ngày 25/10/2024, tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú - THCS huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định), Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương phối hợp với Ban Trị sự - Ban HDPT GHPGVN tỉnh Bình Định, chính quyền địa phương và Ban giám hiệu nhà trường tổ chức lễ trao học bổng cho các em học sinh đồng bào Phật tử dân tộc.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online