TT. Thích Trí Chơn thuyết giảng chủ đề: “Thuyết pháp, hành pháp, ngộ pháp” tại khoá Tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0

PSO - Khi một vị giảng sư, pháp sư đăng toà thì được gọi là thuyết pháp, thuyết như thế nào? thuyết cái gì? Như thế nào gọi là 1 vị giảng sư, giảng sư phải thuyết pháp như thế nào? Đó chính là những câu hỏi đặt ra và được TT. Thích Trí Chơn UV HĐTS – UVTT Ban Hoằng Pháp Trung ương giải đáp trong buổi thuyết giảng tại khoá 1 - Tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0 do Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức với chủ đề “Kỹ năng thuyết pháp, hành pháp, ngộ pháp” vào chiều ngày 21/7/2021 (nhằm ngày 12/6 năm Tân Sửu), trên địa chỉ học trực tuyến trungtam.hoangphaponline.com. Chúng ta hiểu rõ Pháp là giáo Pháp, lời dạy của đức Phật. Người thuyết pháp không chỉ lên nói hay mà có nói đúng chánh pháp, đúng với lời dạy của đức Thế Tôn hay không? Mỗi người có cách thuyết pháp khác nhau, thuyết Pháp làm rõ được nghĩa ý, chân lý để người nghe thực tập ứng dụng thì vị giảng sư phải nắm những những đề mục cơ bản sau: Thế nào là Hoằng pháp; Xứ mệnh hoằng pháp; Thế nào là vị giảng sư thuyết pháp; Tâm của vị thuyết pháp.  Thế nào là Hoằng pháp: Hoằng pháp là nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những người thực hiện nếp sống xuất gia phạm hạnh. Hoằng pháp là làm cho Phật pháp lan truyền rộng rãi khắp nơi, giúp cho chúng sanh được lợi ích, là bổn phận của người đệ tử Phật, nhằm giữ cho Phật pháp trường tồn, chúng sanh lợi lạc và để báo ân Đức Phật. Để công tác hoằng pháp đạt được hiệu quả, việc đầu tiên vị giảng sư phải hiểu về Pháp có 3 nghĩa đó là “Diệu pháp, Chánh pháp, Tuỳ pháp”. Diệu pháp là giáo pháp đức Thế Tôn thuyết giảng một cách vị diệu và màu nhiệm, có thể ứng dụng trong đời sống. Diệu pháp có 6 đặc tính: Lời dạy của đức thế tôn; Thiết thực hiện tại, đáp ứng được ngay tức thì nhu cầu thực tế trong cuộc sống ngày hôm nay. Những lời pháp không ứng dụng được ngay thì đó không phải là lời dạy của đức thế tôn; Vượt thoát thời gian, không bị chị phối cho dù đó là quá khứ, hiện tại và tương lai; Đến để mà thấy, tất cả các Tôn giáo trên thế giới đến để mà tin, nhưng giáo Pháp của đức Thế Tôn đến để mà thấy, thấy bằng tuệ tri (không phải giác quan, nhãn quang), nghe giáo pháp rồi tư duy bằng tuệ, rồi mới thực hành (tu tuệ); Có khả năng hướng thượng, giúp chúng sinh hướng thượng, đi lên cõi người, cõi trời, thánh vị, thánh quả…;Người trí tự mình giác hiệu, mỗi người có sự thực nghiệm và ngộ về giáo Pháp khác nhau. Pháp của đức Thế Tôn dành cho tất cả mọi người, không phân biệt trình độ cao thấp… Chánh Pháp: Nhờ nghe Diệu pháp nên sống đúng theo Chánh pháp: Chánh pháp là lời dạy đức Thế Tôn, chân lý tồn tại khách quan, ngay thẳng thời kỳ hưng thịnh có nhiều bậc thánh chứng đạo, chứng quả. Chánh pháp có thể thực hành và ứng nghiệm ngay trong giây phút hiện tại. Pháp của đức Phật có thể làm tiêu tan những phiền não, tham ái, sân hận và đem lại sự an lạc và tưới mát tâm hồn những ai thực hành nó. Tuỳ pháp: Là thực tập 37 phẩm trợ đạo, ứng dụng vào đời sống tu tập các phẩm trợ đạo. Chuyên tâm thực hành pháp của Thế Tôn một cách đúng đắn, cụ thể, có kết quả, không sai lạc; Sự thực hành pháp y theo pháp, đúng như pháp, thuận theo pháp, hợp với pháp, đưa đến kết quả thiết thực và không đi ngược lời Thế Tôn dạy. Chuyên tâm thực hành để tăng thượng giới, tâm, tuệ. Tăng thượng là làm cho phát triển, thăng tiếng với giới đức (giới), phát huy các giá tị đạo đức (tâm), tăng trưởng về tuệ đức, tiến đến giải thoát. Đây là nền tẳng giáo lý cơ bản cốt lõi, nếu không nắm vững sẽ khó đi sát với nghĩa của đức Thế Tôn. Xứ mệnh hoằng pháp: Là người đệ tử Phật phải xiển dương chánh pháp, đem Pháp đi vào đời, đó chính là xứ mệnh. Khi thọ ơn của đàn na tín thí, nuôi tâm thiện lành, thánh thiện thì xứ mệnh của người xuất gia là đưa giáo Pháp vào đời. Việc đưa giáo Pháp có nhiều cách khác nhau như văn hoá, từ thiện, hướng dẫn phật tử… đây chính là xứ mệnh lớn nhất mà đệ tử Phật phải làm. Bắt đầu một pháp thoại phải có đầy đủ yếu tố thiện lành, mang bản chất của thiện. Pháp thoại ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai phải mang chất thiện. Câu trước phải thống nhất với câu trước, câu sau đồng điệu với câu trước, không mâu thuẫn với nhau. Một vị thuyết pháp phải có nghĩa (nội dung), có văn (phương tiện, kiến thức, ngôn ngữ) để diễn đạt đưa giáo Pháp vào đời. Người thuyết pháp phạm hạnh hoàn toàn viên mãn đó là truyền tải cho người nghe phải ứng dụng được vào trong cuộc sống hàng ngày. Sau mỗi pháp thoại người nghe phải có gì đó thực tập, tu sửa bản thân hoặc ít nhất cũng phải ngộ một điều gì đó thể thực hành thì pháp thoại mới đạt được hoàn toàn viên mãn. Như thế nào gọi là 1 vị giảng sư thuyết pháp: Đòi hỏi phải có 12 nhân duyên đó chính là trục tư tưởng chủ đạo, giáo lý cơ bản của giáo Pháp: Ngũ uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức; Sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và Yếm ly để dẫn đến ly tham và đoạn diệt, giúp con người đoạn trừ tham, không dính vào khổ đau nữa. Giảng sư cần phải rèn luyện cho được, đó là ngôn ngữ, cử chỉ và tâm lượng. Vị giảng sư phải nói năng rõ ràng, dứt khoát và dễ hiểu. Lời nói mang âm điệu hiền hòa, dễ mến sẽ thuyết phục người nghe từ giới bình dân cho đến hàng tri thức. Nếu như thuyết pháp chỉ học thuộc lòng, có hiểu biết thì đó là ngôn hành, người nghe chỉ nghe và không vận dụng được vào trong cuộc sống. Người pháp sư phải ngộ pháp, chứng pháp và thấy được pháp thì mới có thể truyền trao chánh pháp đến với người nghe, giúp cho nghe người bình an, lợi lạc. Đem Tâm thanh tịnh của một vị giảng sư: Thuyết pháp để làm gì? Thuyết pháp cho ai? Đức phật nói rất rõ, một vị tỳ kheo thuyết pháp tâm không thanh tịnh đó là chỉ để được khen ngợi, để nói mình uyên bác, linh hoạt ứng xử…tán dương. Nội tâm tu tập là phẩm chất quan trọng nhất đối với một vị tu sĩ Phật giáo nói chung, và đối với một vị giảng sư nói riêng. Giảng sư thuyết pháp tâm thanh tịnh, đó là phải truyền tải được 6 đặc tính của diệu pháp thì người nghe ứng dụng được vào trong cuộc sống. Tâm thanh tịnh của vị giảng sư đó là thành quả của một quá trình học tập và ứng dụng giáo lý của đức Phật vào trong đời sống hằng ngày ngang qua ba nghiệp, thân, khẩu, ý. Sức mạnh nội tại của một vị giảng sư, sẽ khiến cho niềm tin của tín đồ, quần chúng trở nên kiên cố đối với Tam bảo. Sức mạnh này sẽ phát ra một năng lượng bình an mang chất liệu Từ bi - Trí tuệ của đạo Phật tẩm ướt thẩm thấu vào thân tâm của vị giảng sư và khi truyền trao giáo pháp sẽ phát ra một năng lượng bình an cảm hóa được lòng người. Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

Tin, ảnh: PSO

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Ban Văn hóa Trung ương vấn an Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch và xin chỉ đạo

Chiều 11/11, Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương do Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến vấn an Đức Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Định: Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn tổ chức hiến máu tình nguyện lần thứ 9

PSO - Sáng 10/11/2024 tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Tp. Quy Nhơn (tổ đình Minh Tịnh, 35 Hàm Nghi) Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện lần thứ 9 “Giọt hồng từ bi”.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online