25/06/2019 15:47

Yên Bái: Hội thảo khoa học “Những dấu tích Phật giáo thời Trần – Lê” tại tỉnh nhà


PSO – Sáng ngày 25/6/2019 (nhằm ngày 23/5 năm Kỷ Hợi), tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Yên Bái (chùa Tùng Lâm – Ngọc Am) thành phố Yên Bái đã diễn ra Hội thảo khoa học những dấu tích Phật giáo thời Trần – Lê của tỉnh nhà.

Tham dự buổi hội thảo có sự hiện diện của: Đại đức Thích Minh Huy – Ủy viên Hội đồng Trị sự (HĐTS), Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (BTS GHPGVN) tỉnh Yên Bái; cùng chư Tôn đức Tăng Ni Phật giáo tỉnh.

Về phía tổ chức hội thảo có: Ông TS.Nguyễn Văn Quang – Chủ tịch Hội khoa học – lịch sử tỉnh; ông Trần Xuân Ca – Giám đốc Bảo tồn – Bảo tàng tỉnh; ông Mã Đình Hoàn – Giám đốc Trung tâm Quản lý Di tích (TTQLDT) và phát triển du lịch tỉnh; ông Nguyễn Văn Long – Phó Giám đốc Văn hóa Thông tin Du lịch (VHTTDL) tỉnh; ông Phan Ngọc Dũng – Phó ban Tôn giáo tỉnh; cùng Ban Tuyên giáo tỉnh, Ban Dân vận thành phố và các cơ quan, chuyên viên các phòng ban trực thuộc tỉnh, thành phố, quý Phật tử trên địa bàn cũng đồng tham dự buổi hội thảo.

– Về lịch sử hình thành: Tỉnh Yên Bái là một vùng đất cổ, được thiết lập khi thực dân Pháp đánh chiếm miền Bắc, một phần của tỉnh Hưng Hóa và Tuyên Quang. Được coi là một vùng biên cương, là lá chắn bảo vệ phía  Bắc của nước Đại Việt, giáp với tỉnh Sơn Tây là một trong tứ trấn bảo vệ kinh thành Thăng Long.  Trong lịch sử giữ nước và dựng nước, song song với việc thiết lập các bộ máy quản lý hành chính, nhà nước phong kiến thường cho xây dựng nhiều chùa chiền ở vùng tứ trấn từ thời Lý đến thời Nguyễn, mà trong đó các chùa thời Trần – Lê được xây dựng nhiều hơn.

Phật giáo được du nhập vào nước ta từ rất sớm khoảng thế kỷ thứ II, còn ở Yên Bái từ những chứng cứ khảo cổ thì Phật giáo xuất hiện tại đây vào thời nhà Lý (khoảng thế kỷ thứ XI – XII ), xuất hiện ở một số cổ vật được tìm thấy tại chùa Hắc Y (Đại Cại)….  Các dấu tích Phật giáo thời nhà Trần – Lê trên tỉnh hiện có 23 hạng mục, đã được xếp hạng như: Chùa Hắc Y, chùa Hang São ở Lục Yên, chùa Đông Do, chùa Văn Lãng, chùa Nổi ở huyện Yên Bình, chùa Chấn Thịnh, chùa Minh Phú, chùa Phú Tre (Trúc Lâm Thiên Phú) thuộc huyện Văn Chấn, chùa Y Can, chùa Linh Thông thuộc huyện Trấn Yên, chùa Tùng Lâm Ngọc Am, chùa Bách Lẫm  thành phố Yên Bái,  chùa Đại An huyện Văn Yên ….

Quang cảnh buổi lễ

 – Quá trình phát triển của Phật giáo Yên Bái: Trong nhiều năm trở lại đây, nhờ có chủ trương cũng như chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo, Phật giáo tỉnh Yên Bái có sự Phát triển mạnh mẽ  về cơ sở thờ tự và tín đồ. Được thành lập chưa được 2 nhiệm kỳ (2007 – 2022), số lượng Tăng Ni ban đầu chỉ với 03 vị và phát triển lên đến 22 vị, tín đồ Phật tử đến thời điểm hiện tại ước khoảng 15.000 người.

Tại buổi hội thảo, Đại đức Thích Minh Huy – đại diện Phật giáo tỉnh phát biểu những  kiến nghị và đề xuất,  giải pháp với những tồn tại của Phật giáo Yên Bái.

Đại đức Thích Minh Huy – Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN) tỉnh Yên Bái phát biểu

Việc hoạt động theo luật tôn giáo tín ngưỡng của bà con Phật tử tỉnh nhà, đã được BTS các cấp hướng dẫn  thực hiện nghiêm túc. Nhiều hoạt động các ngày lễ lớn như: Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu lan Báo hiếu, tổ chức lễ Cầu siêu, đón tết Nguyên đán đều tổ chức trang nghiêm, có sức lan tỏa lớn đến cộng đồng dân cư. Đặc biệt, công tác từ thiện an sinh xã hội đã thực hiện rất hiệu quả như: tặng sổ tiết kiệm, tặng nhà tình nghĩa, xây dựng trường học, làm cầu cống ….

Bên cạnh đó, còn có một số tồn động như: Trên địa bàn tỉnh, có một số ngôi chùa do nhân dân tự lập, hoặc một số doanh nghiệp tư nhân, gia đình cúng, hiến đất để xây dựng. Xét thấy, những ngôi chùa trên chỉ hoạt động tôn giáo thuần túy, thì cần tạo điều kiện và công nhận là cơ sở thờ tự để bà con Phật tử có thể sinh hoạt một cách hợp pháp và từng bước quy hoạch xây dựng. Việc xét và công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, khi có dấu tích nhà chùa, nên có thành phần của BTS Phật giáo tỉnh khi tiến hành khảo sát hoặc lập hồ sơ…..

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

CTV Trần Duy

The post Yên Bái: Hội thảo khoa học “Những dấu tích Phật giáo thời Trần – Lê” tại tỉnh nhà appeared first on Phật Sự Online Miền Bắc.

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online