21/03/2018 23:33

Chùa Linh Ẩn, Lâm Đồng

Nguồn:phatgiao.org.vn

Chùa Linh Ẩn tọa lạc tại khu thắng cảnh thác Voi (thị Trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng), cách thành phố Đà Lạt 27 km theo trục đường thác Cam Ly xuống xã Tà Nung vào thị trấn Nam Ban. Chùa do Thượng tọa Thích Tâm Vị sáng lập vào năm 1993. Buổi đầu chỉ là một ngôi Niệm Phật Đường nhỏ với diện tích 4ha, thờ đức Phật.

 
Đến năm 1999, do nhu cầu phật tử địa phương đến tu học ngày càng đông chùa chính thức được xây dựng lấy tên là Linh Ẩn Tự với diện tích tổng thể Chánh điện là 1457m2 mái lợp ngói. Trong Chánh điện tôn trí 5 bức tượng, mỗi tượng cao 7,5m đúc bằng xi măng cốt thép, chính giữa là tượng Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Dược Sư. Bên phải là tượng Chuẩn Đề, bên trái là tượng Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.
 
Phía sau chùa, bên trái là tượng Phật Di Lặc lộ thiên cao 12,5m xây dựng năm 2000. Bên trong bụng Phật được chia thành 3 tầng để trưng bày và là nơi Tăng chúng hội họp. Sau lưng tượng Di Lặc là ngôi nhà 15 gian, dài 45m, rộng 10m – là nơi sinh hoạt và nghỉ lại cho phật tử tham dự các khóa tu niệm Phật và Bát quan trai giới.
 
Khuôn viên phía sau Chánh điện còn có nhà thờ Tổ (Niệm Phật Đường cũ), tượng Phật Thích Ca lộ thiên được dựng vào năm 1994 và vườn Lâm Tỳ Ni. Phía sau chùa là ngọn đồi chạy dài như một bức liên thành, thông xanh phủ lưng đồi vi vu gió thổi. Sau nhà thờ Tổ là khu làng Bồ Đề, đây là nơi tu tập, tịnh dưỡng của các phật tử phát tâm tập sự.
Trước sân chùa là tượng đài Quan Âm lộ thiên dựng năm 1994, bậc cấp từ sân lên Chánh điện có cặp rồng đúc bằng xi măng nghệ thuật điêu luyện. Nơi khu rừng gần bên dòng thác có ngôi tịnh thất của ngài khai sơn xây dựng năm 1993.
 
Tổng thể khuôn viên chùa gồm có 4 bậc, sân trước chùa là nơi sinh hoạt cho đoàn sinh gia đình phật tử vào những ngày chủ nhật rộng khoảng 3000m2, sân dưới gần dòng suối dành để làm bãi đậu xe và tôn tạo cảnh quang rộng khoảng 2500m2. Hai bên hông và phía sau Chánh điện là khoảng sân rộng bằng phẳng, bao bọc quanh chùa khoảng 6000m2 có trồng cây bằng lăng tím và những công viên hoa. Sau Chánh điện, lên một bậc cao nữa là một khoảng sân rộng 7000m2, trồng cây trầm gió, vườn cây ăn trái. Bên phía phải của chùa là một triền đất rộng được trồng cây cà phê và cây cà ri để làm kinh tế cho nhà chùa.

Thắng cảnh thác Vo

Khuôn viên chùa còn kết hợp với cảnh thác Voi hùng vĩ là một dòng thác đẹp có độ cao gần 30m như cả một mảng nước trắng xóa đổ ầm ầm ngày lẫn đêm, những tảng đá đen huyền bí nằm dưới dòng thác như những tấm lưng của đàn voi đang trầm mình dưới dòng nước. Tiếng thác đổ hòa quyện cùng tiếng chuông chùa ngân nga sớm chiều tạo nên một âm thanh kỳ diệu, khiến cho khách thập phương mỗi lần đến viếng chùa Linh Ẩn cảm thấy thanh thản tâm hồn, khi ra về khó mà quên được vẻ đẹp hoành tráng uy nghi của ngôi chùa trước cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình, cẩm tú hoa lệ.
 
Vào những ngày Rằm, mồng một ở địa phương hàng ngàn phật tử tấp nập về chùa dâng hương lễ Phật, hàng ngày hai buổi sớm chiều lời kinh ngân nga giải thoát của chư tăng công phu bái sám. Sau những giờ lao động mỏi mệt, phật tử ở gần lại về chùa tụng kinh Tịnh độ.
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”
Hạnh Định
Download Android Download iOS
TP.HCM: Tưởng niệm lần thứ 25 Thiền sư Duy Lực – Tổ sư thiền Việt Nam

Sáng ngày 01/01/2025 (Nhằm mùng 2 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại chùa Phật Đà (Quận 3, TP.HCM) Môn đồ pháp phái Tổ sư thiền đã trang nghiêm làm lễ tưởng niệm lần thứ 25 cố Thiền sư Hòa thượng Thích Duy Lực, người sáng lập pháp môn Tổ sư thiền tại Việt Nam.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Lễ hằng thuận tại chùa Thiên Tôn

PSO - Ngày 30/12/2024 (nhằm ngày 30/11/Giáp Thìn), Ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM kết hợp chùa Thiên Tôn tổ chức lễ Hằng Thuận cho Phật tử Thanh Minh Trí, thế danh Nguyễn Hồng Sơn và Phật tử Hạnh Quang, thế danh Nguyễn Thị Bảo Châu.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online