HT.Thích Nhật Hỷ thuyết giảng “Ý nghĩa tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật” tại khoá Học pháp online “Phật học cơ bản”

PSO - Sau khi quy y Tam bảo trở thành người con Phật theo đúng với quy tắc nhà Phật, có niềm tin với Tam bảo, sắp xếp bàn thờ Phật tại nhà, biểu hiện lòng ngưỡng mộ, tôn kính đức Phật thì người Phật tử thuần thành phải tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật. Và những “Ý nghĩa tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật” đã được HT. Thích Nhật Hỷ – UVTT Ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng ban Hoằng pháp Phật giáo TP. Hồ Chí Minh thuyết giảng cho các học viên là cư sĩ Phật tử vào ngày 24/7/2021 (nhằm ngày 15/6 năm Tân Sửu) tại khóa tập huấn: Học pháp online “Phật học cơ bản” trên địa chỉ học trực tuyến: trungtam.hoangphaponline.com. Vào bài giảng, Hòa thượng nhấn mạnh: Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng, của các vị đệ tử của Ngài truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Về sau này, những lời dạy của Ngài mới được ghi chép lại thành dạng văn bản, gọi là Kinh. Kinh trong Phật giáo được dùng để chỉ cho lời Phật dạy dưới hình thức văn tự hay truyền khẩu, có giá trị hướng thượng, phát triển đạo đức, nuôi lớn thiền định, phát sanh trí tuệ, giúp cho người đọc tụng đạt được an lạc và hạnh phúc. Tụng Kinh: Kinh là lời vàng của đức Phật, các lời dạy đạo lý hoặc là các pháp thoại do đức Phật nói cho các hàng đệ tử hoặc người khác, hoặc các pháp thoại của các vị thánh tăng đối đáp với nhau hay đối với người ngoại đạo để chúng ta tu tập để có cuộc sống an lạc. Kinh chỉ chung các lời dạy của Phật về đạo đức và con đường tu tập. Khi chúng ta tụng được kinh của Phật thì khẩu được thanh tịnh, ngồi tụng kinh có được thân trang nghiêm và tụng kinh cho tâm ý được sáng suốt bừng sáng các lỹ lẽ sâu xa, trí tuệ phát sinh. Trì chú: Trì là nắm giữ một cách chắc chắn, Chú là lời bí mật của Chư Phật mà chỉ có Chư Phật mới hiểu được. Các bài chú đều có oai thần và công đức không thể nghĩ bàn, dứt trừ được nghiệp chướng, tiêu tai giải nạn và tăng trưởng phước huệ, nên gọi là thần chú. Các chùa, chư Tăng Ni ở chùa hằng ngày trì tụng trong thời khóa trụng khuya là trì chú Lăng Nghiêm, Ðại Bi, Thập chú hay Ngũ Bộ chú v.v… còn ở nhà, phần nhiều cư sĩ trì chú Ðại Bi và Thập chú. Nếu cư sĩ Phật tử nào có thể học hết các thần chú, trì tụng được như chư Tăng thì rất tốt. Niệm Phật: Niệm là nghĩ và tưởng nhớ thanh tịnh tới đức Phật. Niêm Phật là tưởng nhớ danh hiệu Phật, hình dung Phật và đức hạnh của Phật, để luôn luôn cố gắng noi theo bước chân Ngài. Đức Phật nào cũng đủ cả 10 danh hiệu Phật, đồng một tâm toàn giác, từ bi vô lượng, thương chúng sanh. Khi chúng ta nhất tâm niệm danh hiệu một đức Phật nào cũng đều được cảm ứng đến tất cả chư Phật, công đức cũng đều vô lượng vô biên. Vì sao phải tụng kinh? Khi chúng ta tụng kinh để tẩy trừ những dục vọng, có tâm thanh tình sẽ gặt hái phước báu cho bản thân, người thân quyến và gia đình mình. Bởi Kinh là lời Phật dạy về đạo đức, chỉ ra các phương thức tu tập, có khả năng chuyển hóa thân tâm, đem lại hạnh phúc cho mình và người ở đời này và đời sau. Do đó, sự tụng Kinh có ý nghĩa đạo đức rất lớn luôn tự nhắc nhở mình bỏ ác làm lành, ngăn ngừa các tội lỗi, trau dồi và phát triển ba nghiệp trong sạch, xa lìa được các gốc rễ của khổ đau như tham lam, sân hận, si mê và các tâm lý tiêu cực, có hại cho tâm tư, tình cảm, nhân cách và đạo đức của bản thân. Tụng Kinh còn là một pháp môn tu tâm dưỡng tánh, nuôi dưỡng hạt giống tốt của từ bi, trí tuệ, an vui, thanh tịnh và giải thoát, để người Phật tử một lòng thành kính, đối trước Tam Bảo, sám hối tất cả các nghiệp xấu, ăn năn các lỗi đã qua, phát nguyện làm các việc thiện, để hoàn thiện đời sống đạo đức. Khi tụng người đọc tụng và thọ trì cần nương vào lời Kinh để nhận ra được chân tâm, Phật tánh của mình. Đặc biệt khi tụng kinh phải có Giới hương, Ðịnh hương, Huệ hương, Giải thoát hương, Giải thoát tri kiến hương. “Tụng kinh, trì chú và niệm Phật - Ðó là những điểm căn bản tối thiểu mà một Phật tử thuần thành không thể bỏ qua được. Vì sao phải trì chú? Trì chú có hiệu lực không thể nghĩ bàn khi thành thành tâm trì chú sẽ được nhiều hiệu lực không thể tưởng tượng. Chẳng hạn thần chú “Bạc nhứt thế nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh độ Ðà la ni” có hiệu lực tiêu trừ được hết gốc rễ nghiệp chướng, làm cho người được vãng sanh về Tịnh độ. Hay như thần chú “Tiêu tai kiết tường” có hiệu lực làm cho tiêu trừ các hoạn nạn, tai chướng, được gặp những điều lành; Thần chú “Lăng Nghiêm” thì phá trừ được những ma chướng và nghiệp báo nặng nề; Thần chú “Chuẩn Ðề” trừ tà, diệt quỷ; Thần chú “Thất Phật diệt tội” có công năng tiêu trừ tội chướng của chúng ta từ nhiều đời nhiều kiếp … Vì sao phải niệm Phật? Tâm chúng ta bị vô minh (bùn dơ) làm trở ngại sự giải thoát giác ngộ. Muốn cho bùn dơ được làm sạch chỉ có phương pháp niệm Phật. Niệm Phật sẽ có một tâm hồn được trong sạch, cho tâm mê muội trở nên bừng sáng và phá các vọng niệm đen tối ở nơi trong tâm. Lợi ích việc tụng Kinh: Tụng Kinh vị hành giả thực hành 3 nghiệp thân, khẩu ý được thanh tịnh, tăng phước thọ. Người Phật tử khi khi tụng kinh nên chọn Kinh phù hợp để trì tụng. Những lời giáo hóa trong kinh của Phật đều là những lời hiền lành, sáng suốt do lòng từ bi và trí tuệ siêu phàm của Phật nói ra. Nếu chúng ta chí tâm trì tụng, chắc chắn sẽ được nhiều lợi ích cho mình, cho gia đình và những người chung quanh. Lợi ích trì Chú sẽ thâu gồm những tai ác. Các thần chú tuy không thể giải nghĩa ra được, nhưng người chí tâm thọ trì, sẽ được công hiệu thật là kỳ diệu, khó có thể nghĩ bàn. Có thể nói một câu thần chú, thâu gồm hết một bộ kinh, vì vậy, hiệu lực của các thần chú rất phi thường. Khi gặp tai nạn, nếu thực tâm trì chú, thì mau được giải nguy. Lợi ích của sự niệm Phật công đức vô lượng bởi trong niệm Phật có Giới - Định - Tuệ. Một câu niệm Phật có thể thâu gồm cả 3 tạng kinh điển, hết thảy thần chú, cùng là các pháp viên đốn, như tham thiền, quán tưởng v.v… Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy rằng: “Sau khi Phật nhập diệt, về thời kỳ mạt pháp, đến kiếp hoại, các kinh sẽ bị tiêu diệt hết, chỉ còn kinh Di-Ðà lưu truyền lại độ trăm năm rồi cũng diệt luôn. Lúc bấy giờ chỉ còn một câu niệm Phật gồm 6 chữ “Nam mô A-Di-Ðà Phật”, mà đủ năng lực đưa chúng sanh về cõi “Cực-Lạc”. Càng niệm Phật nhiều chừng nào, thì ít niệm ma chừng ấy vì vậy chúng ta nên luôn luôn niệm Phật. Tóm lại, việc “Tụng kinh, trì Chú, niệm Phật” là 3 phương pháp tu hành có oai lực thanh kiết và đều có kết quả thù thắng khi trì danh hiệu của đức Phật. Những người con Phật luôn tụng Kinh, niệm Phật và trì Chú để ứng dụng chánh pháp của đức Phật vào đời sống, đem lại an lạc và hạnh phúc cho tự thân, cho gia đình và những người xung quanh.

PSO

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Ban Văn hóa Trung ương vấn an Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch và xin chỉ đạo

Chiều 11/11, Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương do Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến vấn an Đức Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Định: Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn tổ chức hiến máu tình nguyện lần thứ 9

PSO - Sáng 10/11/2024 tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Tp. Quy Nhơn (tổ đình Minh Tịnh, 35 Hàm Nghi) Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện lần thứ 9 “Giọt hồng từ bi”.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online