TPHCM: Khoá Tu Ngày An Lạc lần thứ 54 chủ đề “Hạnh Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi” tại Việt Nam Quốc Tự

Nghe đọc bài:

PSO – Sáng ngày 30/6/2024 (nhằm ngày 25/05 năm Giáp Thìn) tại Việt Nam Quốc Tự, Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM tổ chức khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 54 với chủ đề “Hạnh Nguyện Bồ Tát Văn Thù”. Nhị vị Giảng sư TT.Thích Nguyên Hạnh – UV.HĐTS, Phó Ban Hoằng pháp GHPGVN TPHCM; ĐĐ.Thích Thiện Tuệ - Phó Văn phòng Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM.

Ảnh toàn cảnh hội trường khóa tu ngày An lạc lần thứ 54

Đến với thời khóa thứ nhất, TT. Thích Nguyên Hạnh giảng sâu về hình tượng của Bồ tát Văn Thù, mỗi Phật tử khi bước chân vào con đường tu đạo cần hiểu rõ những kiến thức về các vị Phật, Bồ Tát. Trong đó, bạn cần biết Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là ai? Sự tích và ý nghĩa của vị Bồ tát này như thế nào? Qua lời giảng của Thượng tọa sẽ giải đáp cụ thể hơn cho toàn thể đại chúng về Văn Thù Sư Lợi Bồ tát.

T.Thích Nguyên Hạnh – UV.HĐTS, Phó Ban Hoằng pháp GHPGVN TPHCM.
T.Thích Nguyên Hạnh – UV.HĐTS, Phó Ban Hoằng pháp GHPGVN TPHCM.
TT.Thích Nguyên Hạnh, thuyết giảng thời khóa thứ nhất.

Văn Thù Sư Lợi Bồ tát có tên là Diệu Đức, Ngài là Thái tử Vương Chúng, thường xuyên cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh với phong hiệu Văn Thù Sư Lợi. Ngài được xem là nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca. Ngài xuất hiện trong nhiều kinh điển của Phật giáo Đại thừa như Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Duy Ma Cật, Pháp Hoa,…Văn Thù Sư Lợi Bồ tát có nhiều sự tích khác nhau để người đọc có thể nghiên cứu. Tương truyền rằng Ngài mang trong mình nhiệm vụ chinh phục Yama – chúa tể của cái chết. Bởi người dân Tây Tạng đã kêu gọi Ngài bảo vệ họ khỏi cơn thịnh nộ của Yama. Văn Thù Bồ tát đã đi đến địa ngục thuần hóa Yama. Khi đối diện Yama, Ngài Bồ Tát này đã hóa thành Yamantaka có hình dáng y hệt Yama. Trong đó, mỗi cái đầu và chi của Ngài đại diện của sức mạnh giác ngộ để đối đầu với cái chết. Yama đã quá sợ hãi với phiên bản phóng đại của chính mình và bị đánh bại. Thông qua truyền thuyết này, hình ảnh Yamantaka sẽ giúp mỗi người phát triển ý chí mạnh mẽ để đối đầu cái chết, không sợ hãi trước cái chết.

Ảnh Hình tượng ngài Bồ Tát Văn Thù, thường được thờ tại các ngôi tự viện.

Văn Thù Sư Lợi Bồ tát có đặc điểm hình tượng ngồi trên hoa sen – đại diện cho sự tinh khiết của trí tuệ, có thể tồn tại giữa mọi ảo tưởng. Ngài mặc chiếc khăn choàng trắng hoặc màu xanh lá cây, đội vương miện bằng đá quý. Ngoài ra, biểu tượng đặc biệt nhất của Ngài là tay phải Ngài cầm thanh kiếm đang cháy. Thanh gươm tượng trưng việc tâm trí vượt qua mọi ảo tưởng và đau khổ trong cuộc sống. Tay trái của Ngài cầm hoa sen và mang một quyển sách Bát Nhã Ba La Mật, cùng với cử chỉ giảng dạy thể hiện sự dạy dỗ hoàn hảo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bắt gặp hình tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát ngồi trên lưng sư tử xanh, sư tử đứng 4 chân trên hoa sen. Biểu tượng cưỡi trên lưng sư tử mang thông điệp thông qua thiền định thì tâm trí hoang dã sẽ trở nên bình tĩnh.

Phật tử tâm nghe pháp thoại.

Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ tát có ý nghĩa như thế nào? Đây là câu thần chú Phật giáo được sử dụng nhiều cho các thực hành thiền định. Các âm tiết trong câu thành chú “ Om A Ra Pa Ca Na Dhih” sẽ làm sạch tất cả các nghiệp xấu, xóa bỏ ảo tưởng phát sinh từ vô minh. Sự thiếu hiểu biết sẽ bị đẩy lùi bởi trí tuệ hoàn hảo để chiếu sáng sự vật hiện tượng. Thần chú Văn Thù Sư Lợi mang ý nghĩa tượng trưng cho trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt để chúng sanh vững bước trên con đường giác ngộ. Câu thần chú của Ngài này nên được niệm nhiều lần trong ngày. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi cưỡi sư tử và đứng thị giả bên tay trái của đức Thích Ca Mâu Ni. Hình tượng của Ngài vô cùng mạnh mẽ trên chính con linh thú của mình để cứu độ chúng sinh thoát khỏi sự thống khổ.

Không gian thanh tịnh lắng nghe giảng sư thuyết pháp.

Đến với thời pháp thứ 2 do ĐĐ.Thích Thiện Tuệ thuyết giảng, với trọng tâm hạnh nguyện của Bồ tát Văn Thù, hàng Phật tử nên học gì làm nắm vững những gì ? cụ thể Thượng toạ chỉ ra 3 Pháp tu cần có ở người Phật tử : “Văn – Tư – Tu” với từng cấp độ Trí “Văn” – mang ý hiểu do nghe Pháp, Trí “Tư” – là tư duy tự chiêm nghiệm, hiểu quy luật của biến chuyển; Trí “Tu” – cấp độ cao hơn, bậc tu hành, trí của người tu thiền, đắc thắng giác ngộ…Từ đó chúng ta đưa ra một con đường đến với tu tập gồm “Kiến thức, nhận thức, hành trì”.

ĐĐ.Thích Thiện Tuệ, Thuyết giảng thời khóa thứ 2.

Ngài là vị Bồ-tát hiểu thấu Phật tánh, đầy đủ ba đức: Pháp thân, Bát-nhã, Giải thoát; hằng đem ba đức ấy giác ngộ chúng sanh. Ngài là hiện thân của căn bản trí, cho nên trong hàng Bồ-tát Ngài là Thượng thủ. Trong các hội thuyết pháp của đức Phật Thích Ca, Ngài luôn hiện thân trợ hóa.

Tranh Bồ tát Văn Thù Sư Lợi được nhiều họa sĩ phác họa .

Chúng ta thờ phụng, đảnh lễ Bồ-tát Văn Thù là để hướng về trí tuệ sẵn có của chúng ta. Lâu rồi, chúng ta mãi sống quay cuồng theo vô minh tham ái, trôi lăn trong biển sanh tử luân hồi, chịu chập chồng muôn nỗi khổ đau. Giờ đây, chúng ta hãy tỉnh dậy, quay về với trí tuệ sẵn có của mình, dùng thanh gươm trí tuệ chặt đứt lưới tham ái để vượt ra khỏi bể khổ thâm sâu. Chỉ có trí tuệ mới đủ công năng cứu ta ra khỏi vòng luân hồi nghiệp báo. Sau khi, tự cứu được mình bằng khả năng trí tuệ, chúng ta lại dùng nó tuyên dương chánh pháp hóa độ quần mê. Được vậy, phần tự lợi và lợi tha mới được đầy đủ. Tuy nhiên, người chiến sĩ muốn chiến thắng kẻ thù phiền não, muốn cứu thoát mọi người ra khỏi vòng kềm hảm của chúng thì lúc nào trong người cũng không rời chiếc giáp nhẫn nhục. Được thế, mới chắc chắn thành công. Cũng vậy, chúng ta muốn tự giác giác tha thì hạnh nhẫn nhục không lúc nào dám xao lảng. Có thực hành được như vậy, mới xứng đáng đảnh lễ đức Văn Thù tay cầm kiếm, mình mặc giáp; ngồi trên lưng sư tử.

Sau hai thời khóa của Nhị vị Giảng sư, để hiểu rõ hơn và sâu hơn về hạnh nguyện Bồ tát Văn Thù. 

Một số hình ảnh ghi nhận thêm :

Chiều cùng ngày các câu hỏi của Phật tử sẽ được đoàn Giảng sư trả lời tại buổi Pháp Đàm dưới sự trụ trì của TT.Thích Nguyên Hạnh UV.HĐTS, Phó Ban Hoằng Pháp GHPGVN TPHCM.

Chư Tôn Đức Ban Hoằng pháp và Giảng sư Đoàn tham dự pháp đàm: Gồm Thích Trung San; Đại đức Thích Nhuận Từ; Đại đức Thích Đồng Thuận; Đại đức Thích Thiện Hưng; Đại đức Thích Minh Đạt; Đại đức Thích Tịnh Đức; Ni sư Thích Nữ Tâm Hương; Sư cô Thích Nữ Hòa Nhã.

                   Thực hiện: Tổ TT&TT Ban hoằng pháp GHPGVN TP.HCM

Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự PG cùng các Ban, Ngành Quận 3 và Công an Quận 10 chúc Tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội

PSO - Sáng ngày 20/1 năm 2025 (nhằm ngày 21/12 năm Giáp Thìn), tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra một buổi gặp gỡ chúc Tết giữa chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng các phái đoàn của Ban Trị sự Phật giáo Quận 3, Quận ủy, UBND, MTTQ Quận 3

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online