TT.Thích Phước Nghiêm chia sẻ đề tài “Giới thiệu tóm tắt lược sử của đức Phật” tại khoá 1 - Học pháp online “Phật học cơ bản”

PSO - Vào lúc 20h, ngày 15/7/2021, các học viên khóa 1 học pháp online “Phật học cơ bản” đã được lắng nghe bài giảng của TT. Thích Phước Nghiêm - UV HĐTS, Phó ban Hoằng pháp Trung ương, Phó Tổng biên tập Kênh Thông tin Tổng hợp PSO với đề tài: “Giới thiệu tóm tắt lược sử của đức Phật”. Cuộc đời của đức Phật bắt đầu từ khi ngài: Đản sanh - xuất gia và kết thúc là nhập niết bàn. Hiện nay, số lượng Phật tử chưa hiểu và không nắm vững cuộc đời của đức Phật chiếm số lượng không nhỏ. Có thể thấy Phật tử hiện nay có 2 dạng đó là: Phật tử giáo điều: Quy y cho có pháp danh, không học giáo lý, không tìm hiểu cuộc đời về đức Phật; Và Phật tử từ miệng Phật sanh ra: Phật tử này khi gặp được giáo pháp của đức Phật rất hạnh phúc, tích cực nghe giảng, chăm chỉ học giáo lý và luôn soi rọi lại cuộc đời của chính mình để xử trí và sửa mình. Trong buổi thuyết giảng, Thượng toạ chia sẻ với các học viên là những cư sĩ Phật tử 2 phạm trù chính khi tìm hiểu về cuộc đời của đức Phật đó là: Đức Phật về mặt tôn giáo: Có rất nhiều tài liệu, hình ảnh, bài viết về đức Phật trong ngày  Đản sanh của Ngài. Ngày Đản sanh của đức Phật hiện cũng có 2 truyền thuyết đó là ngày 8/4 và 15/4 (Âm lịch) hàng năm. Từ năm 1959 trở về trước, các nước có truyền thống Phật giáo vẫn tổ chức lễ Phật Đản vào ngày 8/4. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo Thế giới năm 1960 (họp ở Phnômpênh, Campuchia) đã thống nhất lấy ngày 15/4 theo lịch mặt trăng (ngày trăng tròn) làm ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh cho Phật tử toàn thế giới. Đức Phật về mặt lịch sử: Trong sử sách ghi rất rõ đức Phật có cha là vua Tịnh Phạm và Hoàng hậu Ma ra. Ngài sanh ra trên cuộc đời bình thường như những người bình thường. Là Thái tử Ngài có trí tuệ, sức lực mà các vị vương tôn công tử không ai sách bằng. Hình tướng Ngài nhìn bên ngoài giống những vương tôn công tử nhưng bên trong Ngài đều khác hoàn toàn bởi từ lòng từ bi, tình thương yêu, trí tuệ, suy nghĩ đều hơn người. Ngài được nuôi nấng và dạy dỗ một cách toàn diện cả hai lĩnh vực văn chương và võ thuật. Ngoài sự thông minh đĩnh ngộ, Ngài được mọi người quý kính về đức hạnh bao la. Từ trí tuệ thâm sâu này nên Ngài mới đi được qua tất cả các cửa thành nhìn thấy những người già, bệnh, chết, sa môn….Những hình ảnh đó, Ngài đều có tư duy và dẫn đến cuối cùng Ngài nhìn thấy một vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tĩnh thản nhiên như người vô sự đi ngang qua đường. Tiếp chuyện cùng Đạo sĩ ung dung, tự tại mà thoáng hiện đằng sau con người này một con đường giải thoát, Ngài quyết định thoát khỏi ngục vàng tìm ra một lối thoát, một cuộc sống chân thật có ý nghĩa và cao đẹp hơn, một con đường dẫn tới giác ngộ, vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi đau và bất hạnh của cuộc đời người và hướng tới an lạc. Khi Ngài sinh ra là “Sanh thân”, nhưng Ngài biến thành “Báo thân” bằng phước đức, trí tuệ, lời nói, việc làm …và thân thứ 3 của Ngài xuất hiện đó là “Pháp thân”. Với cõi lòng nặng trĩu vì thương chúng sinh chìm đắm trong bể khổ, một đêm, sau khi đến trước phòng nhìn lại lần cuối người vợ và hài nhi yêu dấu đang say nồng trong giấc ngủ, ngài cùng nô bộc Xa Nặc dắt con tuấn mã Kiền Trắc vượt thành ra đi. Ngài đã từ bỏ tất cả những người thân yêu, ngôi báu, vương quyền, cuộc sống nhung lụa tràn đầy hạnh phúc để đi tìm con đường giải thoát. Có thể nói sự kiện đức Phật rời khỏi hoàng cung là sự từ bỏ, hy sinh cao cả và vĩ đại có một không hai trong thế giới loại người. Bởi đây không phải là sự hy sinh từ bỏ của một người già, người đau ốm, người nghèo, người bệnh tật, người bất đắc chí, người ngán ngẩm cuộc đời, người đang căm hờn oán giận… mà là sự hy sinh từ bỏ của một Hoàng tử đang tuổi thanh xuân, đang sống trong quyền quý giàu sang, chứa chan hạnh phúc. Ngài xuất gia gặp muôn vàn khó khăn gặp nội ma (trong tâm), ngoại ma (trước duyên bên ngoài gặp phải) những ngài đã vượt qua tất cả. Ngài đã chứng đắc quả vị Vô thượng chính đẳng chính giác, trở thành vị Phật đầu tiên trong hiện kiếp với danh hiệu đức Phật Thích Ca Nâu Ni được thế gian tôn xưng. Khi Ngài thành đạo, lúc đầu Ngài ngần ngại vì sợ đạo của Ngài sâu xa khó hiểu. Một thời gian sau Ngài mới ứng dụng đem đạo Phật ra giáo hóa chúng sinh. Ngài đã đến vườn Lộc Uyển, thuyết bài pháp đầu tiên Tứ Diệu Đế cho năm anh em ông Kiều Trần Như ngay sau khi thành đạo. Về sau Ngài giáo hóa cho nhiều môn đệ và Ngài lại quay về hoàng cung để thuyết pháp cho vua cha, di mẫu, các vị quan cho đến dân chúng, các từng lớp trong xã hội, từ người xuất gia cho đến tại gia khắp nơi… Trong quá trình xuất gia, đức Phật thuyết pháp và đi giáo hóa được 49 năm, chứng đạo quả độ cho hàng vạn ức đệ tử, không phân biệt và và để lại giáo pháp cho đời. Ngài đã viên thành việc hoằng pháp lợi sanh và thành lập Tam Bảo. Ngài đi về vùng Câu Thi Na thủ đô Pava, Xứ Malla, nhập đại định và an trú niết bàn dưới cây Sala Song Thọ. Ngài nhập niết bàn lúc đó 80 tuổi, vào ngày 15/02 (Âm lịch) năm 544 trước công nguyên. Trước lúc viên tịch, ngài phú chúc Ngài Ma Ha Ca Diếp là người đệ tử đầu tiên, được đức Phật truyền Y Bát, để lãnh đạo Tăng đoàn và tiếp nối mạng mạch Phật giáo. Trong bài chia sẻ của mình, TT. Thích Phước Nghiêm đã đưa ra những gợi ý để các học viên tham khảo và tiếp tục tìm hiểu thêm về cuộc đời đức Phật, học giáo pháp của Ngài. Thượng toạ nhấn mạnh: Chúng ta tự hào là người con Phật. Nhìn sâu vào bên trong chúng ta thấy Ngài quán sát nhân duyên rất rõ. Chúng ta khi đến với thế giới là do nghiệp lực. Còn sự xuất hiện của đức Phật và các vị Bồ tát đến với thế giới đó là vì lòng từ bi, bi mẫn để cứu độ chúng sinh.…. Là người Phật tử, tức là người con của đức Phật thì ít nhiều chúng ta học theo hạnh của Ngài để tu sửa bản thân và chiến thắng chính bản thân mình là điều quan trọng nhất. Nếu như trong cuộc sống, chúng ta nghĩ không thông, nhìn không thấy, buông bỏ không được thì khổ đau càng sâu dày. Muốn thoát khổ, điều đầu tiên hãy nhìn đức Phật bằng tuệ giác, bằng chính sự tu tập để chúng ta có niềm tin tưởng sâu sắc đối với Phật pháp nói chung và đức Phật nói riêng. Chúng ta phát khởi niềm tin với đức Phật và niềm tin sâu với Tam bảo, chúng ta sẽ có được cuộc sống bình an, hạnh phúc và an lạc.

PSO

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online