Hội thi viết "Đạo Phật trong trái tim tôi": Đạo Phật - Trao cho con niềm hy vọng

Nghe đọc bài:

Đạo Phật - Trao cho con niềm hy vọng 

 

Khi đặt bút viết và bày tỏ những dòng cảm xúc về Đạo Phật, con đã quy y tam bảo được tròn 5 năm. Con nhớ chính xác là ngày 18 tháng 7 năm 2019 (Kỷ Hợi). Ngày 18 là con số ấn tượng vì cũng là ngày mà con cất tiếng khóc chào đời. Như vậy, trong một năm con có hai lần sinh nhật, ngày 18 tháng 12 năm 2001 theo tuổi đời và ngày 18 tháng 7 năm 2019 theo tuổi đạo. 5 năm ấy không dài, nhưng con thầm nghĩ “ Mình thật may mắn vì là con của Đức Thế Tôn”. Mỗi lần xem Điệp thụ quy y, sự xúc động lại ùa về trong trái tim con. 

 

Hồi chuông trống vang lên để khai mạc “Hội trại Hào Khí Thăng Long lần thứ I năm 2019” tại chùa Khai Nguyên, Sơn Tây, Hà Nội. Lúc đó, con là một trại sinh theo khoá tu bảy ngày, hết tuần lễ là sẽ về với bố mẹ. Nhưng đến ngày thứ sáu, con thấy một số bạn trại sinh biết lễ Phật, ngồi thiền, đọc kinh, dậy sớm theo quý thầy lên chùa. Chiều muộn của ngày cuối cùng, con thấy thầy trụ trì và liền chạy lại gọi thầy “Thầy ơi, con cũng muốn học lễ Phật, đọc kinh, như các bạn ạ”. Thầy mỉm cười, dắt tay con ra trước tôn tượng của Đức Phật. Thầy dạy con chắp tay hình búp sen, hành lễ sao cho trang nghiêm, còn nhắc con “Tháng Bảy xin bố mẹ cho lên chùa quy y, nếu xa thì con bạch quý thầy gần nơi con sinh sống cho thụ tam quy, ngũ giới”. 

 

Hội đủ nhân duyên, con được về chùa Khai Nguyên quy y tam bảo. Từ đó trở về sau, con - Trí Quyết thấy rất nhiệm mầu. Lúc chưa được nghe và học giáo lý, chưa hiểu về ngũ giới, hễ ai làm trái ý, con sân giận mắng chửi họ. Kết quả nhận lại là những cuộc cãi vã. Thậm chí còn “Thượng cẳng tay, hạ cẳng chân”, tình cảm mất đi, bản thân đôi bên trở nên xấu xa. Nhưng khi con hiểu về quả báo của tính sân hận, quả báo của khẩu nghiệp, khi suy nghĩ, lời nói, hành động con đều cân nhắc một điều “Nếu họ có sai thì mình hoan hỷ không chửi mắng họ vì mình không sai. Nếu đúng thì mình ghi nhận và rút kinh nghiệm. Một vài lần con làm được như vậy, con thấy lương tâm mình thanh thản, nhẹ nhàng, không bị ức chế, phiền muộn, lo lắng như xưa nữa

 

“Bỏ đi cái tính sân si 

Sẽ có trí tuệ, từ bi bên mình”. 

 

Quả thực lnhư vậy! Con tập bỏ tính sân si thì trí tuệ và từ bi dần hoá hiện trong con. Khi còn tuổi học trò, việc ghi nhớ, nhận thức, cách ứng xử của con rất kém. Mỗi ngày đến trường học, con không nhớ mình học gì mà luôn tìm cách để đối phó với những bài kiểm tra miệng. Về nhà thvứt sách vở vào một góc, rất thiếu sự tôn trọng với những bài giảng của thầy cô trao truyền. Khi đã được quy y, đặt tấm Điệp thụ trước bàn học, mỗi lần chán nản, nhụt chí, con lại nhìn vào đó để lấy động lực cố gắng. Đến nay, con đã có những hiểu biết, tri thức, trí tuệ là nhờ có thầy khai thị và trao truyền giới pháp.

 

Con vẫn luôn nhắn nhủ bản thân, phải chuyển hoá từng giây phút, không được buông bỏ. Mọi người cũng khen ngợi con rất nhiều: “Cháu nói hay lắm”, “Bác gọi cháu là Văn Quyết nhé, vì ngôn ngữ của cháu giàu Văn chương”,… Có lẽ, chỉ mình con cảm nhận hết niềm vui mà trí tuệ mang lại. 

 

Con sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, ngoại thành của Thủ đô Hà Nội. Cạnh nhà là dòng sông Bùi, cứ chiều hè là chúng con tụ tập bơi lội, mò cua, bắt ốc, bắt trai hến đi bán. Có những lần bắt bán được vài trăm nghìn đồng, nhóm chúng con vui sướng, mách nhau cố gắng bắt nhiều hơn để có tiền chi tiêu những thứ vô bổ cho bản thân. Nhưng từ khi hiểu về sự từ bi và quả báo của nghiệp sát sinh, đặc biệt là con được nghe câu chuyện “Tổ Cua” trong nhà Phật, con thấy Tổ là người yêu thương những sinh linh, con liền bỏ cái thú vui bất thiện đó

 

Bấy năm qua, con đã và đang tiếp tục nuôi dưỡng sự từ bi trong tâm. Con thấy an lạc, hoan hỷ, không thấy phiền muộn về cuộc sống, không còn phải gây thù kết oán với sinh linh. Góp thêm vào đó là ngày mùng Một và ngày Rằm, có đủ nhân duyên con sẽ phát tâm phóng sinh, cứu vật. Làm như vậy, con thấy văn hoá, văn minh giữa bản thân mình với sinh linh và giữa bản thân mình với xã hội. 

 

Nhà con cách chùa Khai Nguyên rất xa, nên việc đến chùa thường nhật là rất khó. May mắn cho con được gieo duyên về chùa Khâu Lăng, Chương Mỹ, Hà Nội, một ngôi chùa làng quê giàu những truyền thống tốt đẹp của Đạo Giải Thoát. Con được gặp thầy Trụ trì, thầy ân cần hướng dẫn con tu tập, thực hành những điều người Phật tử nên làm. Về với mái ấm Phật đường Khâu Lăng, con được tham gia nhiều các hoạt động: Dẫn chương trình Phật Đản, Vu Lan, nấu cơm từ thiện hàng tháng, làm ruốc nấm gây quỹ ủng hộ các em nhỏ miền biên giới Tổ Quốc,... Những việc làm nhân văn, nhân đạo, giàu tình yêu thương con người. 

 

Đã bốn năm theo chùa, có một kí ức cả đời con sẽ không quên. Năm 2021, ông nội con về chốn Tổ đường, con bạch thầy Trụ trì cho thỉnh ba pho tượng Tây Phương Tam Thánh về thờ tại gia. Phước duyên con được thầy cho thỉnh thêm Kinh Địa Tạng, Kinh Di Đà về hành trì sớm khuya. Lành thay, tất cả các thành viên trong gia đình con tụng niệm miên mật không bỏ sót ngày nào. Từ lúc ông con mất đến hết tuần bốn chín, sau ngày ấy bà nội và mẹ con xin lên chùa quy y tam bảo, những người thân khác cũng thường xuyên nghe pháp của quý thầy trên các trang mạng xã hội. Trong niềm tiếc thương vô hạn là những hạt giống từ bi đang dần được nảy mầm, con càng tin sâu nhân quả, vững chắc theo dấu chân của Như Lai

 

Đạo Phật đã chuyển hoá gia đình con về mọi mặt: Suy nghĩ, lời nói, hành động. Đạo Phật đã cứu vớt biết bao nhiêu cuộc đời bất hạnh, như vầng ánh dương soi chiếu đến những nơi tăm tối nhất của nhân loại. Con xin được dâng lên hai từ “Cảm ơn” của thế gian lên Đức Thế Tôn, hai từ đó nhỏ bé, tầm thường nhưng con xin gửi vào đó là lòng tri ân sâu sắc tới Ngài đã đến cõi Ta Bà. Nếu không có Ngài thì nhân loại luôn bị chìm đắm trong bóng tối. Con thành kính tri ân các vị Sư Tổ đã lưu giữ và tuyên truyền giáo Pháp của Như Lai đến hàng hậu học. Đạo Phật với con là người thầy khả kính, đã cho con một cuộc sống mới, hy vọng và niềm tin chân chính, mở cho con cánh cửa từ bi. 

 

Chùa Khai Nguyên và chùa Khâu Lăng trong tâm con là mái ấm chan chứa tình yêu thương, niềm tri thức vô hạn. Cuộc sống tiếp theo của con còn rất nhiều khó khăn, chướng ngại, nhưng con được là chủng tử của Như Lai, được nghe và học giáo lý của Ngài, con sẽ lấy sự từ bi, trí tuệ để ứng xử vào cuộc sống gian truân, lấy hình tượng của Ngài để soi chiếu thân tâm, quyết chí tu tập, không thoái lui trước những thử thách. Đạo Phật luôn hướng nhân loại đến bến bờ hạnh phúc, an lạc, giải thoát. Cuộc sống sẽ không còn chỗ cho khổ đau nếu như biết tín kính ngôi tam bảo, đặt niềm tin vào chính pháp. 

 

Cám ơn và thành kính tri ân!

 

NGUYỄN VIẾT QUYẾT

(Pháp danh: Trí Quyết)

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online