Hội thi viết "Đạo Phật trong trái tim con": Ngày trở về

Nghe đọc bài:

 

Ngày trở về

 

Con vốn được sinh ra trong một gia đình không biết đến Phật pháp. Khi cuộc sống còn phải lo từng miếng cơm manh áo, thì việc đi chùa nghe kinh - lễ Phật thật xa vời với một gia đình đang chật vật với tám miệng ăn. Cơm không có để ăn, áo không đủ mặc, thân không an thì làm sao để hướng đến một đời sống tinh thần cao đẹp. Có lẽ, nếu không có cái nghèo khổ đó, thì giờ này chưa hẳn con đã biết đến chùa chiền hay Phật pháp. Thật biết ơn những năm tháng đói khổ trong đời, dù là nhân duyên nào đi nữa cũng đã đưa con bước trên con đường giải thoát này. 

 

Vào Đại học, con được bố mẹ gửi đến nhà họ hàng xa để tiện cho việc đi lại học hành, và cũng bớt phần nào gánh nặng trong gia đình. Cuộc đời con từ đó đã bước sang một ngã rẽ khác. Nhà của “O” làm nghề nông, không giống gia đình con ở gần biển, quanh năm đánh bắt cá tôm. Gia đình “O” không giàu có nhưng không phải lo từng bữa ăn như gia đình con. Quan trọng hơn là mọi người đều biết đến Phật pháp. Cứ mỗi độ ngày Rằm hay mùng Một, cả nhà “O” lại đưa nhau lên chùa khóa lễ và sinh hoạt gia đình Phật tử. Nào ca hát, diễn kịch, chia sẻ Phật pháp hay những cuộc thi, v.v. Con đã bị thu hút bởi những điều mới mẻ này. 

 

Sau những lần lên chùa tham dự khoá lễ, con bắt đầu có thêm động lực để cố gắng và lạc quan hơn trong cuộc sống. Dù không hiểu ý nghĩa của những câu kinh, bài kệ nhưng con biết rằng mỗi lần tụng như thế, con lại thấy lòng mình nhẹ nhõm. Với con, điều quan trọng hơn hết là tìm được niềm vui trong việc đọc tụng bài kinh đó. Con đã dành thời gian rảnh sau mỗi lần tan học để chạy vào chùa lễ Phật và chép kinh. Mỗi lần đứng trước tôn dung của Ngài, lòng con thấy thật bình yên. Chỉ đơn giản là con tin Ngài vẫn luôn ở đó. Ngài có thể nghe thấy và nhìn thấy dù chỉ là một bức tượng đá vô tri vô giác. 

 

Những lời bộc bạch, lời khấn nguyện lặng thầm thành khẩn dưới toà sen vàng uy nghi, đã trở thành một thói quen theo con cho đến tận bây giờ. Từng câu kinh con chép, con chợt nhận ra sự thay đổi của bản thân qua mỗi ngày. Không còn vội vã chép cho xong như ngày đầu tiên nữa. Sự nhẫn nại, kiên trì qua từng nét bút đã huân tập và hằng sâu lên tâm trí con từng ngày, từng giờ. Sau mỗi lần chép kinh, con dần sống chậm lại và hài hòa hơn; như những nét bút mềm mại trên từng trang giấy. Con chưa từng tự hào vì đã chép được nhiều bộ kinh, hay việc lạy được nhiều lạy. Mà động lực để con kiên trì đến hôm nay, chính là niềm tin sắc son đối với Phật và niềm vui trong mỗi việc đã làm. “Bởi chẳng có gì là đáng giá nếu như bạn không cảm thấy hạnh phúc”. Chính vì thế mà con đã bớt đi những việc làm tổn thương đến người khác, hay những việc không lợi ích cho người - cho mình. Mặc dầu không phải là những bậc xuất trần thượng sĩ, hay những vị thấm nhuần Phật pháp như các sư thầy, sư cô ở chùa nhưng con vẫn luôn cố gắng để xứng đáng là những người Phật tử, giữ cho mình những tâm nguyện thiện lành. Chỉ mong mọi người yêu thương nhau, mong cho cuộc đời bớt khổ đau, cầu nguyện ánh sáng của Phật pháp chiếu rọi khắp muôn nơi. 

 

Tám năm trôi qua dài đằng đẵng. Còn nhớ lần đầu tiên con biết đến Phật pháp, chính là ngày lễ Phật đản. Ngày đó, khi chứng kiến từng đoàn xe hoa rước Phật trang nghiêm trên cầu Tràng Tiền, cùng tiếng nhạc Phật giáo hoà vang, hình ảnh các Sư đắp y vàng uy nghi. Dưới dòng sông Hương lại có những bông hoa sen lớn sáng ngời. Cờ tung bay phất phới, đèn điện sáng rực rỡ, huy hoàng. Chen vào dòng người rước Phật vì tò mò, con cũng hoà theo tung hô phấn khởi. Có lẽ niềm vui của  con đã lan truyền từ người này sang người khác. Có phải chăng là từ trường, là năng lượng mà Ngài đã mang đến. Hoá ra ở chùa có nhiều thứ thật vui và bình an. Lòng con phấn khởi, xúc động đến lạ thường. 

 

Lại một mùa Phật đản nữa đã trở về! Mùa mà những người con Phật đều cảm thấy hân hoan và hạnh phúc đón chào ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng trần. Ngày mà con biết đến Phật pháp, biết đến chùa chiền, biết đến chư Tăng. Kính lạy Phật với tất cả trái tim thành kính, nếu không có sự thị hiện của Ngài trên cuộc đời này thì có lẽ con cũng như bao nhiêu chúng sinh khác. Vẫn còn đắm chìm trong màn đêm đen tối của vô minh, quay cuồng trong vòng sinh tử như kẻ mù đi trong đêm tối. Với con, Ngày Phật đản là ngày trở về. Trở về với cội rễ tâm linh. Chính ngày Phật đản đã đưa con trở về dưới chân Ngài, đấng Cha lành của nhân loại. Bởi lẽ rằng: 

“Cây có cội mới đâm chồi nẩy lá,

Nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông sông.

Con người có Tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn”.

 

Sở dĩ con có ngày hôm nay, được biết đến con đường này cũng là nhờ sự xuất hiện của Ngài trên cuộc đời. Ngài đã trải qua vô lượng kiếp tu, hành Bồ tát đạo nát thân mình với cỏ cây, nát thân mình như cát bụi để có chánh pháp cho chúng con nương nhờ ngày hôm nay. 

“Phật là thầy chỉ đạo

Bậc tỉnh thức vẹn toàn

Tướng tốt đoan nghiêm

Trí và bi viên mãn”.

Là một người Phật tử con cảm thấy thật xúc động và tự hào khi ngày Phật đản được tổ chức long trọng, đặc biệt vào những năm Việt Nam đăng cai Vesak “Cờ Phật đản tung bay khắp đường phố. Hân hoan mừng khánh đản đức Thích Ca” Thật hạnh phúc cho những ai được sống trong ánh sáng của đạo pháp. 

 

Lại một mùa Phật đản xa quê, sau những năm bôn ba nơi xứ người. Con vẫn mong được trở về quê hương đón mừng ngày Phật đản. Phật đản tại xứ sở Hungary không có cờ treo khắp phố, cũng không có lễ tắm Phật, lại càng không được chiêm ngưỡng từng dòng xe hoa rước Phật. Chùa chiền ở đây cũng khan hiếm hơn Việt Nam nhiều. Thế mới biết rằng được nghe pháp, được thân cận chư Tăng, được học Phật là phước báu vô cùng. Có lẽ, giờ này ở quê đã có rất nhiều người trở về chùa dự lễ. Dù chỉ là một cái chắp tay, một nén hương khấn nguyện nhưng cũng là một lần về dưới chân Ngài, một lần buông bỏ những phồn hoa nhộn nhịp, những ồn ào khói bụi ngoài kia mà trở về.    

 

Mong rằng mỗi người đều có ít nhất một lần quay về nương tựa Phật, không chỉ ngày lễ Phật đản. Nhân ngày Phật đản, xin đem những điều thiện lành con có được cầu nguyện hai đấng sinh thành một đời an yên. Nguyện cầu cho mọi người đều biết quay trở về nương tựa Phật, nương tựa hải đảo tự thân. Mong cho mỗi người đều giữ trong mình lý tưởng, ước mơ có thể theo đuổi.      

Lạy Phật, con đã về! 

 

Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Pháp danh: Nhuận Tịnh

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online