Hội thi viết "Đạo Phật trong trái tim con": Con hãy xin lấy một người như Phật

Nghe đọc bài:

 

Con hãy xin lấy một người như Phật


Đời người ai cũng có một cuộc đời để sống nên phải sống sao cho khỏi sống hoài, sống phí những tháng năm trân quý được sinh ra trong hình trạng thân người. Và như tất cả, tôi cũng có một ước mong, một ước mong duy nhất thôi. Rằng là: “ Phật ơi! Tất cả khổ quá con phải làm sao cho tất cả bớt khổ”. Và câu trả lời con nhận được là: “Con hãy xin lấy người như Phật”.


Đó là câu nói mà bản thân tôi khi còn là một bé con 15-17 tuổi đã chết lặng trước trang lễ Phật để nguyện cầu và ghi nhận để cuộc sống của mình cũng như tất cả được bớt khổ. Chắc hẳn phải có một lí do hay động lực nào đó ở đằng sau để khiến một bé con là tôi phải nghĩ thoát khổ đến như vậy. Hoàn cảnh xung quanh lúc bấy giờ quá khó khăn. Gạo ăn phải chạy lo từng bữa. Cô bé con là tôi cũng đã phải nhiều lần đi vay gạo nhà bà con hàng xóm xung quanh về nấu ăn cho gia đình. Thêm nữa, xung quanh gia đình nào, kể cả nhà tôi, có chồng – cha cũng say xỉn, rượu chè. Tệ hại hơn nữa là tình trạng thiếu nhận thức về bình đẳng giới cùng giáo dục giới tính vị thành niên. Ngoài đường, ngoài chợ thì lời to, quát nạt, phỉ báng, thậm chí đánh nhau vì va chạm lợi ích,... Vì nhà ở ngay trung tâm thị trấn nên tất cả những cảnh này làm cho cô bé con là tôi đau xót cho sự thiếu hiểu biết để sống an lành của mọi người xung quanh.


Lớn lên một chút, khi tôi đã vào tuổi đi học phải đòi xin bố mẹ cặp sách, bút vở, quần áo đẹp để mặc đến trường thì bố mẹ phải chạy ăn từng bữa. Ba kiếm một mảnh đất trong một làng đồng bào người J’Rai. Ba mẹ tôi mở một tiệm tạp hoá nhỏ đổi gạo lấy nhu yếu phẩm cần thiết cho bà con hằng ngày. Tôi theo đó phụ giúp ba mẹ tôi trông coi quán tạp hoá đổi lấy gạo ăn hàng ngày. Ngày đó, một buổi tôi đi học còn buổi còn lại sẽ vào coi quán. Sáng tôi bán hàng. Tối thì ba tôi mở băng đĩa phim chiếu trên màn ảnh rộng cho dân làng vào xem. Tôi ngồi canh cửa cổng. Người vào xem đổi một lon gạo hoặc có khi là một trái dứa, nải chuối, quả bí ngô,... Tất cả đều là sản phẩm sạch từ làng làm ra. Thời kì này có bà nội tôi là niềm an ủi. Bà nội tôi cấy rau thơm cùng ông nội tôi cấy chuối. Bốn giờ sáng bà nội tôi đã ra vườn để bó rau ra chợ sớm. Do vậy, rau của bà được tươi ngon và bán được cả nội trong buổi sáng. Mỗi sáng, bà tôi thồ ra chợ những bó rau thơm được bó xếp cẩn thận, đẹp mắt đặt ở đôi làn nhựa đỏ treo hai bên ghi – đông xe đạp cùng đầy thau nhôm chuối chín vàng ruộm ở yên sau. Khi đi ngang qua nhà tôi, bà tôi lại rẽ vào cho tôi bó rau thơm để trộn gỏi cùng nải chuối chín vàng. Hôm nào vội quá bà tôi đứng ngoài rìa đường gọi to: “Ngân ơi, Ngân ơi” là tôi lại chạy ra với bà.


Có dịp tết năm 1999, bà đi xe đạp đến nhà thăm tết gia đình tôi xong bà nhờ tôi đèo xe máy chở bà lên chùa dâng lễ Phật. Phẩm vật dâng lễ là nải chuối ông tôi cấy ngoài vườn cùng cây hương mua từ tiền bán rau thơm của bà. Lúc ấy, nhà chùa chưa có quý Thầy nào về. Chùa do các bác Phật tử tại gia trông coi. Nhìn vị Phật hiền hoà, hảo tướng thân sắc vàng ròng ngồi trước mặt rồi soi lại cảnh khổ cuộc sống xung quanh tôi đã quỳ rạp như chết lặng trước Phật một hồi thật lâu để nguyện cầu: “Phật ơi. Cuộc sống xung quanh khổ quá! Con phải làm sao cho mọi người bớt khổ”. Một khoảng thời gian cùng không gian tĩnh lặng không cùng tận đã xảy ra trong tôi lúc ấy. Tôi ngỡ như là khoảng thời gian tôi đã đi trọn vòng đại địa để thỉnh về vị Phật tự tánh, vị Phật Bổn Tôn trong tôi. Sau một hồi tầm mười đến mười lăm phút thì có một giọng nói bên trong vang lên rằng: “Con hãy xin lấy người như Phật”.


Giao thừa năm 2005 – 2006 tôi đến thăm ông bà. Ông đang cầm thùng ô – roa tưới cây còn bà tôi đang cuốc hố đất ngay trước cửa chính ngôi nhà mới xây nhìn ra. Tết đó bà dặn: “cháu có qua trường học ghé bà cho hộp bánh mang sang trường cho các bạn cùng ăn”. Nghỉ Tết xong, tôi lu bu qua trường quên mất lời bà dặn. Thời gian đó, tôi đang học tập trung quân sự một tháng. Tôi vừa qua ngày hôm trước, ngủ qua một đêm thì sáng hôm sau nhận điện thoại mẹ tôi báo: “bà nội mất rồi, con về ngay nhé”. Về đến nơi, thím út kể lại “bà mất mà vẫn nhớ để dành hộp bánh cho cháu gái trong cái rương gỗ”!


Từ năm 2004 đến 2009 tôi học Đại học Tây Nguyên chuyên ngành Quản lí Tài Nguyên Rừng và Môi trường do thầy Bảo Huy sáng lập cùng cô Cao Lý, thầy Định, thầy Hùng, bạn Vương, bạn Bảo …là những tên gọi rất đỗi thân quý đối với chúng tôi. Thời đại học này có hai kỉ niệm đáng nhớ. Một là: Trong một lần đi thực tập cùng cả lớp về miền buôn Đôn. Nhóm chúng tôi tầm 5 – 7 người ngồi trên một chiếc thuyền thúng đi ra giữa hồ Lăk. Khi đã ra đến giữa hồ chợt mây đen vần vũ bầu trời, mặt nước yên ả bỗng dưng nổi sóng mạnh, thuyền thúng chòng chành muốn lật. Cả nhóm tái mặt ngồi im không ai dám động đậy. Tôi tự nhiên ngước mắt lên thầm khấn “Trên cao có vị thần nào linh ứng thì xin hãy cứu giúp chúng con qua kiếp nạn”. Tôi khấn thầm được một lúc thì trời quang, hồ lặng. Hai là: trong một dịp Thầy cô sắp xếp cho lớp đi thực tập về “sinh kế con người sống trong vùng đất ngập nước” ở một buôn làng cách biệt với thế giới bên ngoài. Cả lớp cùng quý Thầy cô đang ngồi ăn tối thì có một thanh niên làng đã uống rượu cầm con dao vào đe dọa chủ nhà. Tất cả im lặng, nín thở. Riêng tôi, một cảm xúc thương xót trỗi dậy! Tôi dạn dĩ đứng dậy xin chủ nhà một cốc nước lọc tiến lại hỏi thăm, mời thanh niên uống nước, cũng nhẹ nhàng xin lại cây dao trong tay trao lại nhờ chủ nhà cất giúp. Ai về chỗ người nấy, tất cả đều được an toàn. Nhìn lại qua nhiều sự việc thì tôi cảm thấy mình vô cùng may mắn được có oai thần lực gia trì, trợ giúp.


Thời kì cam go nhất vẫn là lúc xin việc kiếm nghề để sống. Lại một lần nữa nhờ có đèn Phật pháp sáng soi. Tôi nguyện đời đời kiếp kiếp được tiếp nhận, thụ trì ánh sáng Phật sáng soi và thành tựu Phật sự cho sự sống.


Tôi thành tâm đê đầu xin sám hối tất cả những tội nghiệp của tự thân mình cùng của tất cả trước hội thanh tịnh đại hải chúng của chư Phật mười phương ba đời. Ngưỡng nguyện oai thần chư Phật chứng minh, gia hộ để hàng tối hậu chúng con tỏ rõ đường đi, lối lại thực hiện viên thành Phật quả dựng xây cõi Tịnh độ nhân gian. Tôi xin nhất tâm nguyện dâng thân – tâm mình làm phương tiện để thực hiện thành tựu Phật sự chung cho tất cả, ngưỡng mong đáp đền tứ ân đức trọng.


Nhân mùa Phật đản đang gần kề, con xin thành tâm nhất bái đê đầu đảnh lễ và gửi lời chúc lành thay lên quý chư Tôn đức cùng thanh tịnh đại hải chúng của chư Phật mười phương, ba đời. Ngưỡng nguyện tất cả được lành thay, lành thay.

 

Phạm Thị Thúy Ngân

Pháp danh: Quảng Hà

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online