Hội thi viết "Đạo Phật trong trái tim con": Thế Tôn ơi, đóa sen con kính dâng Người!

Nghe đọc bài:

 

Thế Tôn ơi, đóa sen con kính dâng Người!

 

Có ai ngăn được cơn mưa tới, có ai dừng lại màu xuân xanh, có ai thầm hỏi ai rằng mình sẽ ra sao trước những đợt sóng xô hoài của vô thường. Người đến, kẻ đi như hoa trôi sóng nước. Rồi sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn chảy đời suối, thế nhân - hì hục lướt qua nhau như có nhịp trống nào đó thôi thúc vội vàng. Tìm về lối cũ, mong hạnh ngộ quê xưa, tiếng gọi xa vọng lại, đánh thức tâm tư mòn mỏi tự thuở nào:

 

“Nhân loại ơi! Có hay chăng một vị giác ngộ mới ra đời?

 

Chúng sanh ơi! Một đấng đại từ, đại bi, đại trí, đại đức vừa thị hiện chốn trần gian”.

 

Này ai ơi! Hãy đi về phía Nam dãy núi Hy-mã-lạp-sơn, chính nơi đó một người đã đến vì lợi ích và hạnh phúc cho số đông, vì lợi ích và an lạc cho chư thiên, loài người.

 

Qua bao nhiêu thế hệ, nối tiếp qua nhiều trái tim, phút giây ấy vẫn còn nguyên như chưa hề thay đổi. Đại địa rúng động, Vô Ưu nở hoa, chư thiên tấu nhạc, người người hoan ca, bảy bước đi liên tòa kết nụ. Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn, gót chân sen đỏ hỏn đã đánh dấu sự xuất hiện hi hữu của một con người vĩ đại, một nhân cách tuyệt vời, một thần lực phi thường, là biểu pháp thường hằng bất diệt của ánh sáng trí tuệ bao la và suối nguồn yêu thương bất tận.

 

Kính lạy Đức Thế Tôn!

 

Những ngày đầu tháng Tư lại về. Chúng con cảm nhận được niềm hân hoan của đại địa gần xa. Mừng kỉ niệm ngày khánh đản của Đức Thế Tôn, khắp nơi từ nông thôn giản dị đến đô thị sắc màu, cờ phướn đèn hoa phấp phới lung linh, chùa tháp nguy nga, tượng đài tráng lệ, hình ảnh của Người trác tuyệt thật tôn nghiêm vô cùng. Một lần nữa được làm mới vị Phật bên trong mình, con tha thiết muốn sống lại phút giây thiêng liêng đó, để con có thể tắm mình trong sự tươi mát và phủi đi mớ bụi trần lấm lem sau bao ngày bon chen hối hả.

 

Chiều nay con trở về bên Người, quỳ dưới chân Người, con kính cẩn gọi tên Người mà cõi lòng tràn dâng niềm khát ngưỡng. Vì nhiều kiếp chơi bời dặm liễu đường hoa, đua cùng thanh sắc, chạy theo dục trần, con đã biết mỏi mệt. “Thế Tôn”con không đi tìm những giấc mộng ảo huyền nữa, xin cho con được quay về nương ánh từ quang của Người. Con xin thôi vay mượn món nợ chao đảo của thế nhân, con trở về xin vay mượn ân đức của Người để con có chỗ ngơi nghỉ bình yên, để con được ngắm nụ cười hiền, để Người chở che con qua đôi bờ lận đận của tử sinh.

 

Đức Thế Tôn ơi! Con biết ơn Người vô cùng tận, con tự hỏi nếu xưa kia Người không cam lòng trải bao cuộc tồn sinh thì liệu bây chừ chúng con sẽ đi về nơi đâu. Cái đại hùng, đại lực của Người chính là thoát khỏi vỏ bọc vinh hoa phú quý, đã chiến thắng được tình yêu nhỏ bé của gia đình, để hy sinh cho một tình yêu rộng lớn bao la, thiết lập lý tưởng cứu đời như khai thông dòng nước của sông ngòi để hòa nhập vào đại dương. Ngọn lửa tâm linh mà Người thắp cho đời, cháy sáng bập bùng, vẫn rạng rỡ giữa thiên khung, mãi lưu danh giáo sử và rõ nhất, đẹp nhất trong tâm thức chúng con.

 

Nhớ ngày ấy, vị đạo sĩ Gotama một mình tầm sư học đạo, vượt qua sáu năm khổ hạnh chốn rừng thiêng nước độc, mặc danh lợi như nước chảy mây bay, dưới cội Tát-bát-la Người ngồi lặng, đi sâu vào đại định, nương công đức từ vô lượng kiếp, nhờ đại nguyện từ vô lượng tâm, hàng quỷ độ ma, buông kiếm trí tuệ, bặt đứt vô minh, sao Mai ở góc trời lấp lánh, nhân loại về trong trái tim bừng sáng, rằng đức Gotama đã thành bậc Chánh Đẳng Giác. Bốn mươi chín năm rong ruổi vạn dặm trần, Người đến để xoa dịu tất cả nỗi thống khổ của chúng sanh nhẹ nhàng như cơn mưa, mưa hiền lắm, tưới trăm hoa, cây lớn nhỏ đều được thấm nhuần. Rồi cứ thế, tựa bóng trúc quét sân trần chẳng động, Người đến đi trọn vẹn hành trình tám mươi năm, để lại cho nhân thiên bài học về Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Chúng sanh sao khổ? Do đâu hết khổ? Cứ theo Diệu pháp hành trì, ắt thoát khỏi tử sinh, ấy cũng là đạo lộ đến Niết Bàn vậy.

 

Đúng rằng mặt trời lặn chưa bao giờ là tắt, dẫu Thế Tôn vắng bóng đã mấy ngàn năm nay nhưng Người chẳng hề mất, Người vẫn sống tươi mới trong mỗi hơi thở của chúng con, bên những trang kinh mầu nhiệm, trong sự kết nối kế thừa xưa, nay, và mãi mãi về sau. Ngẫm tới đây chợt giật mình con tự nghĩ, trên đầu con nắng vẫn chiếu, dưới chân con dải đất dài vô tận, con mở vội trang kinh, há ra năm xưa Người cũng sống như con với mọi người. Cũng chịu sanh-già-bệnh-tử, cũng kham nóng, lạnh, nắng mưa... bát nước đục phải uống khi khát; bát cháo nấm có độc cũng hành hạ thân xác; có lần đi khất thực dẫm phải miếng đá nhọn-Thế Tôn cũng đau nhói; rồi những lần Tăng đoàn xáo trộn, những lần khen chê ái ố của tha nhân, Thế Tôn điềm nhiên, chánh niệm tỉnh giác đầu mũi chân, thế sự chẳng thể nào khuấy động sự bình an bên trong.

 

Kính lạy Đức Thế Tôn!

 

Cuộc đời của Người là tấm gương sáng. Hạnh nguyện của Người là lý tưởng để chúng con theo. Éo le ở chỗ “biết vọng không theo nghe cũng dễ, niệm khởi liền buông nghĩ cũng nhàn”, đối cảnh vô tâm đâu có nhọc, nhưng đi rồi con mới càng thêm thương Người- đức Thế Tôn ạ! Quả là muốn hoàn thành cho rốt ráo sự nghiệp giác ngộ giải thoát chẳng hề đơn giản. Lấy Trí tuệ làm sự nghiệp, dùng Đức độ để hóa duyên nhưng có Trí mà không Đức thì có hiểu nhưng không thương. Có Đức mà không Trí thì thương mà không hiểu. Nên thành tựu Bi Trí cũng gian nan chẳng kém. Ấy dẫu có khó lòng con quyết không ngại, chí con quyết không lùi, vì con tin vào tuyên ngôn bất hủ của Người “Ta là Phật đã thành, còn chúng sanh là Phật sẽ thành”. 

 

Đức Thế Tôn ơi! Giờ đây con hạnh phúc lắm khi được là con gái của Người. Con biết con không cần là ai khác nữa, đơn giản là bản thân mình trong giây phút hiện tại. Cúi đầu xin nhận lại sự uy nghiêm tôn quý của một vị Khất sĩ với đôi chân trần, bốn phương đất trời đâu cũng là nhà, nguyện con xin lấy tâm làm đất gieo hạt giống giác ngộ, lấy giới luật đắp đê ngăn lũ phiền não, nương trí tuệ vững chí nguyện xuất gia. Mong tạo thành dòng hương thủy nuôi dưỡng thân tâm tịnh lạc, ngõ hầu thành tựu đạo nghiệp cho mình và làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh.

 

Kính lạy Đức Thế Tôn, còn nhiều điều con muốn bộc bạch với Người. Nhưng ân đức Người cao sâu vời vợi, ngôn ngữ suông đâu diễn đạt được nên lời. Đành rằng biểu tượng không phải là thực thể, ngôn ngữ chẳng phải là chân lý thường hằng, song xin cho con được vay mượn tướng giả hợp sai biệt ấy để tỏ bày lòng biết ơn vô ngần... vì Người chính là Cha lành sinh con lần nữa, là Người đã chấm dứt cảnh kẻ cùng tử lang thang dò đường trong đêm tối mù mịt và quằn quại đau thương, con không còn băn khoăn nữa... mà đã chắc thật rằng “Con đã có lối để đi về”! Con đi về lối của chánh niệm tỉnh giác, lối của từ bi vô ngã, lối của ánh sáng tuệ giác viên dung-nơi ấy Thế Tôn đang chờ con... Tấm lòng con từ nơi tận thẳm sâu, xin trọn lòng quy ngưỡng, xin bước theo dấu chân Người-thương đời-thương nỗi khổ chúng sanh đang chịu mà phát nguyện tu tập, dâng trọn niềm tin... con kính chúc nguyện:

 

Nguyện mặt trời chân lý, chiếu sáng khắp muôn phương.

Để bình an lan tỏa, người người biết yêu thương,

Để đất trời lặng gió, muôn loài được ấm no,

Để thiên tai đi qua, dịch bệnh thảy hóa trừ,

Để những tranh đấu tỵ hiềm được ngủ yên,

Nhân sinh thôi đau khổ trầm nịch,

Để non sông xán lạn, vũ trụ được huy hoàng, Đạo vàng mãi sáng soi!

 

Bùi Thị Thái Thanh

Pháp danh: Phương Trang

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online