Hội thi viết "Đạo Phật trong trái tim con": Tình thương rộng mở

Nghe đọc bài:

 

Tình thương rộng mở

 

Con đến với đạo Phật từ những tháng năm khổ đau cùng cực sau sự ra đi đột ngột của bố. Lúc ấy, những vỡ tan trong gia đình, việc học nghiên cứu lẫn công việc bị đình trệ, và người con yêu thương nhất cũng phản bội con. Khoảng thời gian khủng hoảng đó, con dường như đánh mất hoàn toàn lòng tin vào tình yêu thương, và tệ hơn là không còn cảm nhận được khả năng thương yêu ở trong chính bản thân mình. Lúc đó, con hoàn toàn cảm thấy lạc lõng và mất luôn cả phương hướng sống. Con gắng gượng tiếp tục đi dạy hằng ngày để lo cho mẹ và em vì con đã trở thành trụ cột chính trong gia đình. Nhưng con cảm nhận bên trong con hoàn toàn trống rỗng. Cho đến một hôm, con may mắn được cô chủ nhiệm lớp 12 dẫn lên chùa.

 

Lên chùa thì giải quyết được cái gì không? Con đã rất hoài nghi. Vì trước giờ đối với con, việc đi chùa là chỉ thắp hương lễ Phật rồi hái lộc, thỉnh thoảng nghe vang vọng tiếng tụng kinh nhịp cùng tiếng chuông mõ mà con hoàn toàn không hiểu gì hết. Con, lúc đó, cũng có cái tự kiêu rất nhiều của một nhà khoa học đã nghiên cứu quá nhiều về thần kinh học và tâm lý học. Mà bao nhiêu đó kiến thức sâu rộng cũng không giải tỏa được nỗi khổ đau nặng trĩu trong con, và tất nhiên là không thể lý giải được những câu hỏi về cái chết đột ngột của bố, người mà con luôn cho rằng lúc nào cũng khỏe mạnh, cũng che chở con và luôn luôn ở bên con cho đến tận cùng sự sống. 

 

Con giỏi như thế, mang theo cái mác thiên tài, dễ dàng có được bao nhiêu giải thưởng và học bổng danh giá học thuật từ những trường đại học hàng đầu trên thế giới, vậy mà sao công việc lại gặp khó khăn và hoàn toàn chững lại sau ngần ấy năm con toàn tâm toàn ý dành hết tâm sức vào nó. Thậm chí, có những lý suy nhược cơ thể để hoàn thành công việc với mức độ hoàn hảo mà con mong muốn? Gia thế của con là thế, tình thương con dành cho người con thương là thế, mà sao họ lại bỏ con ra đi? Tại sao con, khi quay trở về sau hơn mười năm du học, lại không thể trò chuyện, kết nối được với mẹ và em gái? Rất rất nhiều câu hỏi trong đầu con, mà con không tài nào tìm được câu trả lời cho chính mình. 

Trước khi được dẫn lên chùa, con đã vùi đầu đọc rất nhiều tài liệu, rất nhiều sách, mà vẫn không có được lời giải thích thỏa đáng. Cho nên, con thật sự không thể nào tin lên chùa sẽ giải quyết được chuyện gì ngoài việc con chỉ đang muốn đi đâu đó cho khuây khoả mà thôi!

 

Trái với tâm thái dửng dưng và có phần “thù địch” của con, mọi người đón chào con thật nồng ấm và thân thiện. Thấy con có phần “lẻ loi” ngồi thu lu một góc, một sư cô mang tới cho con một ổ bánh mì và chai nước sâm mát. Khi con còn đang ngỡ ngàng thì sư cô đã ngồi xuống bắt chuyện cùng con. Những câu chuyện bâng quơ như hỏi tên tuổi, nơi ở, việc làm, v.v. mà sao con lại cảm nhận được một sự quan tâm chân thành và lòng ấm lên vì những cử chỉ nhỏ bé ấy. Trong suốt thời gian ở chùa, cô luôn chỉ dẫn cho con, các bác thì hướng dẫn con và những bạn mới từng chút một, từ việc ngồi thiền, cho đến thọ trai như thế nào một cách rất nhẹ nhàng và điềm đạm. Sao mọi người ở đây có thể thong dong và đối xử với nhau chân thành đến thế? 

 

Rồi con được nghe giảng pháp. Bài pháp đầu tiên con được nghe mà như đã giải đáp được những câu hỏi xoay vòng trong con. Khổ, vô thường, vô ngã, và tình thương đích thực không phân biệt là những sự thật mà lần đầu con được giảng giải. Nhờ đó, con thấu hiểu rõ về những sai lầm của mình trong quá khứ dẫn đến quả khổ đau hiện tại trong con. Sau bài pháp, con cảm nhận được sự thư thái, nhẹ nhàng khi hiểu rõ được vấn đề và cởi bỏ được rất nhiều những nội kết trong tâm. Con bắt đầu cảm nhận lại được những âm thanh xung quanh mình, tiếng linh phong reo thánh thót, tiếng chim hót ríu rít và một bầu trời xanh trong giữa khung cảnh tĩnh lặng chốn thiền môn.

 

Từ đó, con bắt đầu đi chùa hàng tuần để học pháp và thực tập những lời Phật dạy. Con dần cởi mở hơn, biết cách nhận diện những khổ đau, cảm thọ và tri giác của mình nhiều hơn. Con tập từng bước chân thong thả trong những buổi thiền hành, tập tiếp xúc với hơi thở của chính mình, nhận diện những tập khí và thấy rõ tâm tính của mình. Từ đó làm nền tảng cho những chuyển hoá về sau. Cũng có lúc con vụng dại và phản ứng tiêu cực với cô, với các bác và cả với quý sư cô khi tập khí trồi lên quá mạnh kéo con đi xa tít mù. Nhưng con lại được mọi người dang tay nắm về, dìu dắt từng chút một trên con đường thực tập với đầy tình thương, khoan dung và tha thứ. Nếu không có tình thương rộng mở ấy, con nghĩ chắc con đã không thể chuyển hoá trên con đường thực tập cho đến giờ.

 

Con mang tình thương ấy trong mình, nhận ra hạt giống của tình thương ấy, rồi nuôi dưỡng nó lớn mạnh. Đến một lúc con đã đủ thương yêu và dũng cảm, con quay về nhà, xin mẹ và em kết nối trở lại với mình. Những buổi đầu trò chuyện nặng nề, tranh cãi và đôi khi mất hoàn toàn bình tĩnh do những tổn thương sâu trong quá khứ không làm con nản lòng. Con cứ dần dần toàn tâm toàn ý quan tâm mẹ và em qua những hành động nhỏ như những gì sư cô và mọi người đã làm cho con. Con kiên nhẫn với những cơn giận dữ của em, những lạnh nhạt của mẹ. Vì kiên nhẫn là dấu ấn đậm sâu của tình thương. Con tập viết ra những gì mình nghĩ, tập nói lời yêu thương, tập chăm sóc mẹ và em, những điều mà trước đây con chưa bao giờ làm vì con luôn luôn là người được quan tâm và chăm sóc. Cho đến một ngày, con đã mở được cánh cửa tâm của mẹ và em, đã chắp nối lại những vỡ tan trong gia đình mà con tưởng là không bao giờ còn có thể. Giờ đây, cả mẹ và em đều là bạn đồng tu và đồng hành cùng con trên con đường tu học tươi sáng này. 

 

Tình thương mà con nhận được và nuôi dưỡng còn giúp con chuyển đổi rất nhiều trong giảng dạy và kết nối với đồng nghiệp và bạn bè xung quanh. Trước đây, con không nhận thức được, con đã cầu toàn, gắt gỏng, phán xét và độc đoán đến cỡ nào. Con đã gây ra bao nhiêu khổ đau cho những người đồng nghiệp vì những tham vọng và tiêu chí cầu toàn của mình. Con cũng ứng xử tiêu cực và cực kỳ nghiêm khắc với những bạn học trò nhỏ vì nghĩ như vậy mới là cách tốt nhất để các bạn đạt được kết quả cao nhất. Khi con hiểu mình đã sai lầm như thế nào, con dần học cách chuyển đổi và buông bỏ những tham vọng và những toan tính đầy huyễn hóa của mình. 

 

Con mở rộng lòng học lắng nghe ý kiến từ đồng nghiệp, học nhìn từ góc nhìn của họ và học thông cảm thấu hiểu cho mọi người. Chỉ khi đó, con mới  biết được rằng, họ cũng có những khổ đau như con. Dù với bất cứ hình thức hay học vị hay địa vị nào, họ cũng là những con người có “dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn” với con. Con cũng học cách nhìn sự việc từ nhiều góc độ khác nhau. Mỗi em học trò đều là một đoá hoa có đặc điểm riêng, nên không thể ép vào một khung mà các em có thể trưởng thành. Con học cách trò chuyện cùng các em, học chấp nhận chính mình rồi mở lòng đón nhận các em, tìm cách giảng dạy hiệu quả nhất để các em có thể tiếp thu kiến thức lẫn phát triển trí tuệ của chính mình một cách nhẹ nhàng và tự nhiên nhất. Từ một giáo viên chỉ có thể nhận những học trò ưu tú, con giờ đây đã có thể dạy được những em có vấn đề về não và khó khăn trong học tập. Nhìn các em nỗ lực trong việc học với thái độ tích cực và vui vẻ, con cảm nhận được sâu sắc niềm hạnh phúc lan tỏa trong thân tâm con. 

 

Ngày Phật đản, con đến chùa tắm Phật. Phật nhìn con cười, làm con thấy khi đến với Phật, chính con dường như cũng vừa được sinh ra. Nếu lúc đó không đến chùa gặp Phật nghe pháp, chắc con đã trôi dạt nơi nào với chồng chất nỗi đau. Con nguyện mong cho tất cả mọi người và tất cả chúng sanh đều được đủ duyên lành gặp Phật nghe pháp, dù chỉ một câu, để được sanh ra trong tình thương rộng mở của Phật và trong chính mỗi chúng ta. 

 

Quách Hoàng Thiên Hy

Pháp danh: Chơn Thiện Tâm

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Chùa Bảo Tạng (Q.12) trao 250 phần quà đến người nghèo và khuyết tật thị xã Bình Long

Chiều nay, ngày 22/11/2024, tại chùa Tân Minh (phường Phú Định, thị xã Bình Long, Bình Phước) HT.Thích Quảng Niệm, trụ trì chùa Bảo Tạng (Q.12, TP.HCM) cùng các Phật tử đã trao 250 phần quà trị giá 125 triệu đồng, đến các gia đình nghèo và người khuyết tật địa phương.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online