Hội thi viết "Đạo Phật trong trái tim con": Trái tim Phật pháp

Nghe đọc bài:

 

Trái tim Phật pháp

 

Xuân sang, hạ đến hòa mình vào những tiếng ve rộn ràng, mọi người cũng nao nức tham gia vào mùa lễ hội. Cứ mỗi dịp vào ngày rằm tháng tư âm lịch, Phật tử từ mọi miền tổ quốc hân hoan chào đón ngày Đức Phật đản sanh. Người đã thị hiện cách đây hơn 26 thế kỉ tại thành Ca-Tỳ-La-Vệ, xứ trung Ấn Độ. Truyền thống kính mừng Phật đản phổ biến ở mọi nơi trên thế giới, vùng lãnh thổ của Phật giáo bằng nhiều hình thức khác nhau. Tất cả đều thể hiện sự tôn kính và biết ơn bậc đại giác ngộ đã chỉ đường lành, khai sáng cho chúng sanh thoát khỏi những mê lầm. 

 

Tháng Tư mùa Phật đản đã trở về trong không khí hân hoan của người con Phật khắp năm châu. Mọi người đều hướng về đại lễ với tất cả tấm lòng chí thành chí kính mừng ngày đản sanh của đức từ phụ Thích-Ca -Mâu-Ni-Phật, bậc đạo sư ra đời để mang hạnh phúc an lạc cho chư Thiên và loài người. Với chúng ta, đại lễ Phật đản là ngày kỷ niệm Tam hợp của ba sự kiện: Đản sanh, Thành đạo và Niết bàn. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại một cuộc đời cao thượng qua những lời dạy vô ngã, vị tha. Đồng thời hiến tặng giải pháp thiết thực để chuyển hóa nỗi khổ đau cá nhân kiến tạo môi trường an lạc cho vạn loại chúng sinh. 

 

Thế giới hôm nay đang phải chịu nhiều khổ đau do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh và những xung đột làm cho nhân loại đã khổ đau càng thêm đau khổ, hận thù chồng chất hận thù. Chính vì thế, con người phải sống trong nỗi bất an và sợ hãi. Chúng ta cần tôn kính và nỗ lực thực hành những lời dạy quý báu của Đức Thế Tôn trong việc xây dựng một thế giới yên bình, nhân văn, đạo đức. Mùa Phật đản - mùa của tinh thần lan tỏa yêu thương và hiểu biết. Với tất cả lòng tôn kính, chúng ta hãy tinh tấn thực hành những lời dạy vàng ngọc của Đức Phật, dần dần diệt trừ tam độc (tham, sân, si). Do đó, hàng năm vào tháng Tư âm lịch, tất cả những người con Phật lần lượt quay về ngôi Tam bảo để chuẩn bị chào đón một mùa Phật đản an lành. Dưới mái chùa ấm áp, mọi người đều dâng tặng công sức để trang trí những lễ đài Phật đản, treo cờ Phật giáo, trang trí xe hoa và thiết lập vườn Lâm tỳ Ni trong không khí hân hoan vui. Được cùng nhau chuyện trò để trau dồi kiến thức về Phật pháp, được nghe những bài giảng, đó là niềm vinh hạnh của chúng con.

 

Từ khi đến với đạo Phật, chúng con được truyền trao Tam quy Ngũ giới tại chùa Phổ Minh do sư trụ trì Đại đức Thích Mẫn Đạt chủ lễ. Tại đây, chúng con được sự phụ và quý cô dạy nhiều điều hay lẽ phải. Con biết xin lỗi và sửa lỗi khi con làm sai, được huân tập các thời khóa tu học, thực hành các nghi thức tụng kinh, sử dụng pháp khí, tự tay chế biến thức ăn, được dấn thân phụng sự Tam bảo,... Bản thân con có thêm kinh nghiệm qua những bài học từ thân giáo của sư phụ. Con thấy lòng mình rất nhẹ nhàng và vui vẻ. Con nhớ nhân duyên con gặp cô Diệu Tánh. Cô dạy cho con về lễ nghĩa như thế nào là đúng, cách tụng kinh và niệm Phật. Mỗi lần thấy cô cầm máy bấm số lần niệm Phật, con thấy lạ liền hỏi cô.

 

Con hỏi: Con thấy cô mỗi lần niệm một danh hiệu Phật là cô bấm một lần là ý nghĩa như thế nào ạ?

 

Cô trả lời: Mỗi lần cô niệm Phật là cô bấm một lần, nhằm để lưu trữ công đức đó con. 

 

Con nói tiếp: Vậy máy này là lưu trữ số lần mình niệm Phật. Cô cho con xin một cái để con niệm Phật và lưu trữ công đức với ạ. 

 

Cô trả lời: Mô Phật, cô tặng cho con nè, nhớ tinh tấn niệm Phật nhé con.   

 

Con đáp: Dạ mô Phật, con cảm ơn cô ạ. 

 

Từ khi cô cho con máy bấm đếm số lần niệm Phật, con rất hăng say niệm Phật và bấm máy. Nhưng con sử dụng được vài ba ngày là con ngưng. Vì sự lười biếng và chỉ trích nặng nề từ những người xung quanh, con suy sụp không muốn niệm Phật nữa. Một thời gian sau cô gặp con và hỏi.

 

Cô hỏi: Con đã thu thập được bao nhiêu công đức rồi con? 

 

Con liền đáp: Dạ thưa cô! Vì sự lười biếng và chỉ trích nặng nề từ những người xung quanh, khiến cho con không muốn niệm Phật nữa ạ.

 

Cô bảo: Đức Phật dạy rằng: thế giới này là đau khổ, đã sống trong đời chúng ta phải có cách chịu đựng khổ. Thế nhưng chịu đựng khổ không có nghĩa là cứ nhắm mắt đưa chân mà không có cách gì làm vơi dịu nỗi khổ và niềm đau mà mình gánh chịu. Kiên nhẫn không có nghĩa là thụ động, kiên nhẫn xuất phát từ sự chấp nhận và lòng thương với nỗi khổ đau chung mà ai cũng gánh chịu. Để rồi mở rộng tâm để dung chứa khổ đau ấy, hóa giải chúng, chứ không phải để tiêu trừ khổ đau. Đôi khi con thấy không chịu đựng được hoặc bực bội vì con gia công thực hành pháp môn tu nào đó hoặc vì những lời chỉ trích của người ngoài mà nản. Con phải nhận ra rằng, những lúc con không thể kiên nhẫn chịu đựng và kiên trì tu tập là con đang chống đối lại những gì con đã làm và tu tập bấy lâu nay. Mà con nên chấp nhận và thay đổi về bản thân tốt hơn và phải tập tánh kiên trì và nhẫn nại nha con. 

 

Con cứ nhớ mãi lời dạy của cô. Con sẽ ghi khắc mãi trong lòng. Tháng Tư mùa Phật đản tới, cô và thầy tất bật chuẩn bị cho đại lễ. Cô đi chợ mua những bó hoa thơm dâng lên cúng Phật và làm lễ đài Phật đản. Còn tụi con lấy những cái khăn sạch lau bàn Phật rút hương, châm dầu vào đèn Phật, quét chùa và lau dọn bàn ghế v.v. để cho kịp buổi lễ tắm Phật. Mấy dì Tư dì Út ở bếp chuẩn bị và nấu những nồi cháo nấm thơm ngon đặng đãi khách tới cúng chùa, những em học sinh khi tan học ghé chùa làm công quả, trực bàn nước với những ly sâm thơm mát. Con cứ nhớ mãi về ngôi chùa từng làm mái ấm che chở suốt bốn năm từ lúc con học lớp 6 đến năm lớp 9. Tuy hiện giờ con đã đi làm xa nhưng con vẫn giữ được sự tôn kính và lễ bái, học hỏi Phật pháp những vị thầy. Con còn tham gia Câu Lạc bộ của nhóm phụng sự Tuệ Tâm để cùng nhau trao tặng những phần cơm yêu thương đến bà con có hoàn cảnh khó khăn ở các bệnh viện. Khi thấy báo đài Facebook đưa tin về bà con ở miền quê bị nhiễm mặn, nhóm đã quyên góp và trích quỹ nhóm để mua hàng ngàn lốc nước đến trao tặng cho bà con ở Bến Tre và Tiền Giang, vào ngày 01 tháng 05 năm 2024 vừa qua. Khi con tham gia vào nhóm, con thấy nhóm làm những hoạt động rất có ý nghĩa. Con có cơ hội tham gia lớp học giáo lý hàng tuần học để mở rộng hiểu biết. Con học được rất nhiều bài học quý giá. Học được cách nhẫn nại và kiên trì khi tu tập. Học được cách tôn kính và quý trọng những xung quanh. Học được cách lễ phép khiêm cung, tinh tấn cống hiến cho đạo pháp. 

 

Ngày Phật đản sanh là hạnh phúc, ngày lịch sử trọng đại và thiêng liêng để báo ân Phật. Chính vì thế, hôm nay con viết bài này để tỏ bày niềm tôn kính đối với Tam bảo, dâng lên cúng dường đấng cha lành. Nguyện cho Phật pháp mãi trường tồn và bất diệt.

 

Nguyễn Hữu Lộc

Pháp danh: Thiện Hiện

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Sư thầy 30 năm cưu mang trẻ em bất hạnh

Khi chúng tôi ghé thăm chùa Kỳ Quang II, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu - Trụ trì chùa, đón tiếp chúng tôi với nụ cười đôn hậu, tay vẫn cầm chiếc vòi xịt nước để vệ sinh sân chùa. Dù đã 76 tuổi, Hòa thượng vẫn duy trì thói quen dậy sớm mỗi ngày, cần mẫn quét dọn, làm sạch từng ngóc ngách trong khuôn viên chùa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online