Hội thi viết "Đạo Phật trong trái tim con": Dưới bóng từ bi của Người

Nghe đọc bài:

 

Dưới bóng từ bi của Người

 

Con từng nghe trong một podcast chữa lành của Thiền sư Minh Niệm, thầy đã nói như thế này: “Khi ta trải qua một biến cố nào đó, phải suy sụp, phải mất mát, phải bệnh tật thì may ra chúng ta mới có cơ hội, có một cái nghịch nhưng mà tăng thiện duyên. Một cái nghịch cảnh nhưng mà nó tạo ra một cái duyên tốt để mình chịu dừng lại và quay trở về với chính mình. Và quay trở về với chính mình không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống, mà quay trở về với chính mình để làm mới tâm hồn mình, để bồi dưỡng tâm hồn mình, để nâng cấp những giá trị bên trong của mình…”. Và nhân duyên, thiện duyên của con đến với đạo Phật cũng như vậy. 

 

Con soi mình vào mùa Phật đản của bảy năm về trước. Một cô bé với đôi mắt trong veo mơ mộng đang ở trong những ngày tháng hạnh phúc của tình yêu đôi lứa. Mọi thứ tưởng chừng sẽ thật trọn vẹn cho đến ngày biến cố đau thương ập đến, tử thần đã lấy mất đi người con yêu thương chỉ trong gang tấc. Con đã vô cùng đau đớn, nỗi đau mà chưa bao giờ con nghĩ tới. Con vẫn còn nhớ như in, trong giây phút sinh tử đó, dù mong manh thế nào con vẫn không ngừng hi vọng sẽ có phép màu xảy ra với người con yêu thương, vô thức con đã thầm niệm “Nam mô Đại từ Đại bi Quán Thế Âm bồ tát” mãi về sau con cũng không giải thích được tại sao mình lại niệm như vậy bởi lẽ bản thân con không hề biết ngài Quán Thế Âm là ai và cũng không biết đến đạo Phật, Phật pháp là như thế nào. 

 

Sau này con hiểu rằng, tất cả chúng ta đều bất lực trước tử thần, và người thương của con cũng vậy. Anh ra đi vào một ngày đầu mùa hạ, cái nắng gay gắt của mặt trời lúc đó cũng không thể sưởi ấm những lạnh lẽo, vô vọng trong lòng con. Anh được gửi vào ngôi chùa nhỏ gần nơi nhà con. Hằng ngày sau giờ làm việc, con lại trở về ngôi chùa nhỏ để thu mình lại dưới gốc cây bồ đề, yên lặng, tịch mịch. Không gian lúc này chỉ có tiếng gõ mõ, tiếng chuông, tiếng tụng kinh của các quý thầy vang lên chậm rãi, từ tốn… Con nhắm mắt, lặng nghe. Đầu óc con trở nên trống rỗng, vô định. Trước đó, vô vàn câu hỏi con đã tự đặt ra, những trách móc, những dằn vặt, đau khổ, “tại sao mọi sự đau khổ đó lại xảy ra với con?”, “chúng con đã làm gì sai để giờ đây chúng con lại người âm kẻ dương, ly biệt vĩnh viễn?”, “con phải làm sao đây? “làm sao để con vượt qua đây?”,... Con òa khóc, khóc như một đứa trẻ bơ vơ, không tìm thấy con đường về nhà. Và rồi, câu “Nam mô” của sư thầy đã giúp con bình tĩnh hơn để quay trở về thực tại. Có lẽ thầy đã quen với những người, những hoàn cảnh giống như con. Thầy nói, thế gian này không có ai là chưa từng khổ. Đức Phật đã dạy rằng cuộc đời này là khổ và ngài đã chỉ cho chúng ta con đường để thoát khổ. Con tự hỏi, Đức Phật là ai, sao người lại biết được những điều đó, con cũng muốn được thoát khỏi sự khổ đau. Từ đó, con đã tìm đến Người, tìm đến bậc giác ngộ để tìm cầu cho sự giải thoát những khổ đau của chính mình.

 

Sau một thời gian tìm tòi học hỏi dưới sự dìu dắt của quý thầy, con biết đến những giáo lý của người, biết đến Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên,… Con đã quán chiếu vào tâm mình để hiểu được vạn vật trên đời này là vô thường, không ai có thể tránh được sinh- lão-bệnh-tử hay thành-trụ-hoại-diệt. Hiểu được điều đó, con thấy lòng mình nhẹ dần. Những nút thắt, những câu hỏi tại sao, vì sao đã dần được người giải đáp. Nhận thức được vô thường, con càng trân quý sự sống này hơn. Con học cách sống một đời sống tỉnh thức, nuôi dưỡng một trái tim ấm áp, yêu thương rộng lớn và biết ơn tất cả những thuận duyên và nghịch duyên, nghịch cảnh mà cuộc đời mang đến cho mình.

 

Người đã dạy hàng đệ tử chúng con rằng: “Ai ăn người ấy no, ai tu người ấy chứng”, không ai có thể tu hộ cho mình được cả. Sự giác ngộ và giải thoát khổ đau phải hoàn toàn ở chính bản thân mình, phải chuyên tâm và tinh tấn tu sửa thì mới có thể thành tựu. Trong suốt những năm tháng đó, con đã học và thực hành theo lời dạy của người. Để rồi nhiều năm về sau, một vài người bạn gặp lại hỏi thăm con “dạo này ổn không?”, con đã mỉm cười và có thể kể về hành trình “tu” của chính mình. Đạo Phật không phải là tôn giáo mang tính siêu hình, tưởng tượng hay là đấng thần linh xa xôi. Đạo Phật lấy những hiểu biết, trí tuệ đã được người thực chứng làm nền tảng giúp con bước trên con đường tỉnh thức được vững vàng hơn.

 

Cũng đã bảy năm trôi qua, con nương cuộc đời của mình dưới cội cây từ bi của người để sống một cuộc đời thật đẹp, thật ý nghĩa. Những nỗi đau ngày đó giờ đây đã được chính con chuyển hóa thành nguồn năng lượng cho phần đời còn lại của mình. Con rất thích một câu nói và giờ đây nó cũng chính là kim chỉ nam cho đời sống của con rằng: “Này người, đi đâu làm gì cũng phải nhớ, mình là con của Phật”

 

Một mùa Phật đản nữa lại về, ắt hẳn những người con Phật như con đều cảm thấy thật hân hoan, hạnh phúc. Con nguyện cho tất cả mọi người luôn được thân khỏe, tâm an và luôn có một cội bồ đề kiên cố cho chính mình để sống một đời an lạc, tỉnh thức.

 

Lê Thị Thắm

Pháp danh: Chúc Thuận

Download Android Download iOS
Kỷ niệm 30 năm Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 - Hành trình ba thập kỷ truyền đăng tục diệm

Sáng ngày 24/11/2024, tại chùa Phước Hòa (Quận 3, TP.HCM), buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 đã diễn ra trang trọng, đánh dấu hành trình ba thập kỷ phụng sự giáo dục Phật học và đào tạo Tăng Ni sinh.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Phật giáo huyện Bù Gia Mập tưởng niệm 716 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

Sáng nay, ngày 24/11/2024, tại Thiền Tự Trúc Lâm Thiên Sơn (thôn Khắc Khoan, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) Thường trực Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Gia Mập đã tổ chức khóa tu lần thứ 10 cho Tăng Ni Phật tử huyện nhà và tưởng niệm 716 năm ngày Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (1308-2024).

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online